Vẫn tồn tại những rào cản của doanh nghiệp khi chuyển đổi sang đám mây dù nhu cầu tăng vọt thời đại dịch
Trên một vài phương diện thì đại dịch đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nói chung và cụ thể là nhu cầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây tăng vọt. Bizfly Cloud chia sẻ những rào cản còn tồn tại mà doanh nghiệp gặp phải dù nhu cầu sử dụng càng cao.
#Work_from_home - Làm việc từ xa là giải pháp hữu hiệu trong thời đại dịch, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người mà nhịp độ làm việc vẫn thông suốt. Doanh nghiệp cố gắng vượt qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số một cách nhanh chóng, chỉ qua một đêm, cách thức vận hành và giao tiếp đã được sắp xếp lại; phần lớn nhờ vào các ứng dụng dựa trên nền tảng đám mây.
Đại dịch đã tiếp thêm nhiên liệu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Thậm chí những rào cản trước đây đã bốc hơi chỉ sau một đêm và giờ đây, ở hầu hết các doanh nghiệp hầu hết các hoạt động kinh doanh đều nằm trong đám mây.
Một mặt, sự chuyển đổi này được cho là dấu hiệu tích cực giúp đối phó với đại dịch, mặt khác, tốc độ dịch chuyển này vẫn tiềm ẩn mức độ rủi ro nào đó cho doanh nghiệp. Vậy đó là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp hầu hết các hoạt động kinh doanh đều nằm trong đám mây
Vấn đề bảo mật dữ liệu khi làm việc từ xa có thực sự được đảm bảo?
Theo chế độ làm việc từ xa, vành đai an ninh của doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong phạm vi văn phòng làm việc nữa mà đã nới rộng ra. Khi mà, mỗi căn hộ của nhân viên cũng trở thành chi nhánh văn phòng tạm thời đã đặt ra thách thức chưa từng có cho đội an ninh mạng.
Việc đưa các điểm truy cập mới vào mạng kết nối doanh nghiệp, sử dụng thiết bị cá nhân và hàng loạt cuộc tấn công lừa đảo lại là những vấn đề nhức nhối nghiêm trọng và còn thách thức hơn cả đại dịch. Bạn không thể lường trước được rằng, từ một chiếc laptop bạn đang dùng để truy cập vào hệ thống dữ liệu của công ty cũng là chiếc máy được con cái và thậm chí bạn đời của bạn sử dụng. Và những thiết bị này hoàn toàn được không được quản lý.
Hơn nữa, việc biết chính xác dữ liệu kinh doanh được lưu trữ ở đâu và cách nhân viên sử dụng dữ liệu đó như thế nào trở nên khó khăn hơn nhiều. Sau khi thoát khỏi sự giám sát của bộ phận CNTT, nhân viên có thể ngẫu nhiên hoặc chủ đích tạo ra các lối tắt (như sao chép dữ liệu vào USB hoặc gửi thông tin bằng email cá nhân) có thể gây nguy hiểm bảo mật cho doanh nghiệp.
Việc chuyển sang hình thức làm việc từ xa cho thấy những thách thức đối với đội an ninh, khi mà họ gặp trở ngại lớn khó kiểm soát và quản lý nhân viên làm việc tại nhà.
Giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp khi làm việc từ xa là lựa chọn cấp thiết lúc này
Làm việc từ xa vẫn là lựa chọn tối ưu nhất trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tại các tập đoàn lớn như Facebook, Google hay Apple, họ đặc biệt khuyến khích nhân lực làm việc từ xa ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát sau này. Và đây cũng là những doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng nền tảng điện toán đám mây.
Trong một nghiên cứu của Microsoft cũng cho rằng, tỷ lệ các cuộc tấn công lừa đảo vào hệ thống CNTT truyền thống có tỷ lệ thành công cao hơn so với nền tảng đám mây. Và gần 40% doanh nghiệp vẫn ưu tiên đầu tư vào nền tảng này do tính bảo mật toàn diện của công nghệ mang lại sẽ giảm nguy cơ rủi ro tấn công mạng, toàn vẹn dữ liệu thông tin và các công cụ chống lừa đảo.
Đám mây vẫn là xu hướng ưu thế trong giai đoạn dịch chuyển này nhờ tính dự phòng
Bên cạnh đó, đám mây vẫn là xu hướng ưu thế trong giai đoạn dịch chuyển này nhờ tính dự phòng. Tức là, khi hệ thống gặp sự cố về an ninh mạng, nền tảng điện toán đám mây có thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó với rủi ro mạng, đồng thời cung cấp khả năng phục hồi cao với hầu hết các sự cố và có sức chống chịu cao với các cuộc tấn công liên tục của tin tặc.
Tuy nhiên vấn đề bảo mật khi nhân viên làm việc từ xa chỉ dựa vào hệ thống an ninh của đám mây thôi là chưa đủ. Đặc biệt, các sơ hở bảo mật lại đến từ yếu tố chủ quan con người. Lúc này, giải phải đầu tiên doanh nghiệp cần triển khai là xây dựng các chính sách bảo mật cho nhân viên khi làm việc từ xa bao gồm các quy định và hướng dẫn truy cập, xử lý và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm. Thứ hai, kết hợp công nghệ để tự động quản lý, theo dõi và xác định dữ liệu doanh nghiệp đang được nhân viên lưu trữ ở những đâu, đồng thời phân loại dữ liệu theo mức độ nhạy cảm và quyền truy cập ứng với vị trí công việc để hạn chế rủi ro đánh cắp. Cuối cùng, công tác giám sát người dùng khi xử lý dữ liệu nhạy cảm để sớm phát hiện và xử lý các rủi ro tiềm tàng, từ đó hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp.
Trên đây là một vài đề xuất tổng quan giúp doanh nghiệp nâng cao bảo mật thông tin khi nhân viên làm việc từ xa giữa bối cảnh Work from home vẫn là lựa chọn tất yếu hiện nay và nền tảng điện toán đám mây cũng cho thấy tính bảo mật cao nhất trong các giải pháp công nghệ số hiện có.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia đánh giá tương lai ngành Game phụ thuộc vào Điện toán đám mây
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud