Tổng quan Data Center là gì? Phân loại Data Center

885
28-09-2018
Tổng quan Data Center là gì? Phân loại Data Center

Định nghĩa Data Center

Một trung tâm dữ liệu (Data Center) là một công trình tập trung vào các hoạt động IT và các thiết bị của một tổ chức, đồng thời là nơi lưu trữ, quản lý và phân phối dữ liệu của tổ chức đó. Trung tâm dữ liệu chứa các hệ thống quan trọng nhất của network và đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với tính liên tục của các hoạt động hàng ngày. Do đó, Bizfly Cloud chia sẻ về sự an toàn và độ tin cậy của các trung tâm dữ liệu và thông tin là những ưu tiên hàng đầu của một tổ chức.

Phân loại

Mặc dù thiết kế trung tâm dữ liệu là độc nhất, nhưng chúng thường có thể được phân thành 2 loại là internet-facing hoặc enterprise (hoặc "internal").

Internet-facing data centers thường hỗ trợ khá ít ứng dụng, chủ yếu là các ứng dụng browser-based và có nhiều người dùng.

Ngược lại, các enterprise data centers phục vụ ít người dùng hơn, nhưng lưu trữ nhiều ứng dụng khác nhau từ off-the-shelf đến các ứng dụng tùy chỉnh (custom applications).

Các kiến trúc và yêu cầu của trung tâm dữ liệu có thể khác nhau đáng kể. Ví dụ, một trung tâm dữ liệu được xây dựng cho một nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon® EC2, sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, cấu trúc và bảo mật khác biệt hoàn toàn so với private data center, chẳng hạn như một trung tâm dữ liệu được xây dựng cho Lầu Năm Góc nhằm mục đích bảo mật tối đa cho các dữ liệu được phân cấp (classified data).

Thành phần

Bất kể phân loại như thế nào đi chăng nữa thì một trung tâm dữ liệu sẽ hoạt động hiệu quả khi có được sự đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.

Các thành phần của một trung tâm dữ liệu cụ thể như sau:

1. Facility

Bao gồm location (vị trí) và "white space", white space tức là không gian có thể sử dụng được, có sẵn cho các thiết bị IT. Việc cung cấp khả năng truy cập dữ liệu suốt ngày đêm (round-the-clock access) giúp cho các trung tâm dữ liệu trở thành một trong những cơ sở tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên thế giới. Vì vậy, tối ưu hóa white space và kiểm soát môi trường hiệu quả nhằm giữ các thiết bị trong phạm vi nhiệt độ/ độ ẩm do nhà sản xuất quy định là điều tối quan trọng.

2. Support infrastructure

Đây là các thiết bị góp phần duy trì mức độ sẵn sàng cao nhất có thể. Uptime Institute đã xác định four tiers data centers có mức độ sẵn sàng dao động từ 99,671% đến 99,995%. Một số thành phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Nguồn điện liên tục (UPS, Uninterruptible Power Sources): ngân hàng năng lượng, máy phát điện và nguồn điện dự phòng.

- Kiểm soát môi trường (Environmental Control): máy điều hòa không khí phòng máy (CRAC), hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), và hệ thống ống xả.

- Hệ thống an ninh vật lý (Physical Security Systems): hệ thống giám sát sinh trắc học và video.

Tổng quan Data Center là gì? Phân loại Data Center - Ảnh 1.

3. IT equipment

Các thiết bị IT: là các thiết bị sử dụng cho hoạt động CNTT và lưu trữ dữ liệu của tổ chức. Bao gồm các servers, storage hardware (phần cứng lưu trữ), cáp và giá đỡ (cables and racks), cũng như một loạt các yếu tố bảo mật thông tin, chẳng hạn như tường lửa.

4. Nhân viên điều hành

Operations staff là những người chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và duy trì thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng suốt ngày đêm.

Kết luận

Tổng quan Data Center là gì? Phân loại Data Center - Ảnh 2.

Data Center đã phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, áp dụng các công nghệ như ảo hóa để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tăng tính linh hoạt của CNTT. Khi nhu cầu CNTT của doanh nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ theo yêu cầu (on-demand services), nhiều tổ chức đang hướng tới các dịch vụ và cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây. 

Đã có khá nhiều các sáng kiến nhằm giảm tiêu thụ năng lượng khổng lồ của các trung tâm dữ liệu bằng cách kết hợp các công nghệ và cách quản trị trong việc quản lý trung tâm dữ liệu. Các Data Centers được xây dựng theo các tiêu chuẩn này được gọi là "green data centers" (trung tâm dữ liệu xanh).

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Server - Máy chủ là gì? Có mấy loại server? Lựa chọn server như thế nào?

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành BizFly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: BizFly Cloud Server, BizFly CDN, BizFly Load Balancer, BizFly Pre-built Application, BizFly Business Mail, BizFly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của BizFly Cloud tại đây.

SHARE