Tại sao nên sử dụng CDN cho API?

1500
15-02-2022
Tại sao nên sử dụng CDN cho API?

API là một thành phần cơ bản của các trang web hiện đại và các giải pháp trực tuyến. Nhiều ứng dụng trên điện thoại di động của bạn và các trang web bạn truy cập trong trình duyệt web đều tận dụng API (Application Programming Interface) để tăng chức năng của dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, do vai trò quan trọng của chúng, một API được định cấu hình kém có thể có tác động bất lợi đến trang web hoặc dịch vụ, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất và trải nghiệm của người dùng. Đó là lý do chúng ta nên sử dụng CDN cho các API!

CDN giảm độ trễ của API

Giống như lưu lượng truy cập web chung, API tận dụng các giao thức HTTP và HTTPS để tạo điều kiện truyền thông tin giữa dịch vụ và người dùng cuối. Kiến trúc cơ bản của một API tiêu chuẩn sử dụng một GET request để kết nối với một API endpoint được xác định trước và được liên kết với một backend service. Sau đó, service truy vấn cơ sở dữ liệu để tìm thông tin được gửi trở lại máy khách ban đầu thông qua cùng một kênh. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ độ trễ nào trong quá trình này cũng sẽ dẫn đến phản hồi chậm và trải nghiệm người dùng kém. Vì độ trễ là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ của dịch vụ, nên việc định vị API càng gần người dùng cuối sẽ càng giảm thời gian tải và nâng cao trải nghiệm người dùng đáng kể.

Tại sao nên sử dụng CDN cho API? - Ảnh 1.

Độ trễ cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của một trang web hoặc dịch vụ tận dụng một API cụ thể để nâng cao chức năng của nó. Bản chất phi trạng thái của giao thức HTTP yêu cầu trình duyệt web tải các phần tử khác nhau tạo nên một trang web một cách tuần tự. Văn bản, hình ảnh, stylesheets, tệp JavaScript và lệnh gọi API đều cần tải để cung cấp cho người dùng một dịch vụ hoạt động đầy đủ. Nếu có sự chậm trễ ảnh hưởng đến một trong những yếu tố này, khách truy cập trang web sẽ phải đợi cho đến khi tất cả các thành phần hiển thị hoàn toàn. Bởi vậy, các nhà điều hành phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo trang của họ tải nhanh chóng và hiệu quả.

Mạng phân phối nội dung (CDN) có thể giúp cải thiện tốc độ tải và hiệu suất tổng thể của các trang web và dịch vụ trực tuyến. Bằng cách lưu trữ bản sao trong bộ nhớ cache của các phần tử trang web trên một mạng lưới các nút được phân phối toàn cầu, CDN làm giảm độ trễ đáng kể vì máy khách của người dùng không cần phải liên hệ với máy chủ gốc để lấy nội dung. Nếu API endpoint được đặt ở vị trí xa, CDN có thể giảm đáng kể thời gian tải trang hoặc hiển thị dữ liệu từ API.

CDN cải thiện tính khả dụng của API

Vì API cung cấp chức năng cốt lõi cho nhiều ứng dụng và trang web tương tác, nên việc đảm bảo tính khả dụng của API là rất quan trọng. Ngay cả một vài phút downtime cũng có thể dẫn đến mất doanh thu và gây tổn hại danh tiếng của tổ chức. Bởi vậy, các nhà cung cấp dịch vụ cần xây dựng khả năng phục hồi cho nền tảng để đảm bảo tính khả dụng của các giải pháp của họ.

Tạo một nền tảng có tính khả dụng cao cho cơ sở hạ tầng API thường liên quan đến việc xây dựng dự phòng vào kiến trúc giải pháp (solution architecture) của bạn. Hãy đảm bảo rằng giải pháp của bạn không xảy ra bất kỳ điểm lỗi nào trong việc xây dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc kiểm tra kiến trúc cho một sự cố hệ thống đòi hỏi một cách tiếp cận toàn cầu. Vì downtime có thể là kết quả của việc máy chủ gặp sự cố, dịch vụ bị hỏng hoặc thậm chí là lỗi trung tâm dữ liệu, nên kiến trúc hệ thống cần được sao chép cơ sở hạ tầng trên nhiều khu vực địa lý. Cách tiếp cận này đòi hỏi mức độ lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát rất cao. Xây dựng cơ sở hạ tầng dự phòng ở các vùng địa lý khác nhau cũng gây tốn kém đáng kể.

Tại sao nên sử dụng CDN cho API? - Ảnh 2.

Ứng dụng CDN cho API sẽ làm tăng độ tin cậy và tính khả dụng của dịch vụ được cung cấp cho người dùng cuối và khách truy cập trang web. Khi CDN sao chép các phần tử API có liên quan trên mạng phân tán toàn cầu của nó, nó cung cấp khả năng dự phòng cần thiết trong trường hợp một thành phần, dịch vụ hoặc toàn bộ trang web bị lỗi. Ngoài việc cung cấp khả năng phục hồi nâng cao này, CDN cũng là một giải pháp khả dụng hiệu quả về chi phí và mang lại khả năng dự phòng cần thiết hơn so với kiến trúc truyền thống.

CDN xử lý lưu lượng API request trong thời gian cao điểm

Ngoài những thách thức về độ trễ và độ tin cậy mà các nhà khai thác API phải đối mặt, việc quản lý các yêu cầu dữ liệu tăng vọt cũng có thể tác động bất lợi đến hiệu suất của các trang web hoặc dịch vụ dựa vào chức năng API. Các dịch vụ thường xuyên có lưu lượng truy cập tăng đột biến do nhu cầu về thông tin theo hướng dữ liệu tăng lên trong các sự kiện theo mùa, ví dụ như Black Friday hay mùa đặt chỗ du lịch cuối năm chỉ là một số ví dụ về việc API có thể cần phải xử lý một lượng lớn yêu cầu tăng đột biến.

Việc xây dựng một cơ sở hạ tầng để quản lý traffic gia tăng có hoặc ko có kế hoạch đều không hiệu quả và tốn thời gian. Kiến trúc giải pháp (solution architecture) phải có đủ tài nguyên để quản lý các giai đoạn có nhu cầu cao. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả tiền cho toàn bộ tài nguyên kể cả khi lưu lượng truy cập vào trang web hoặc dịch vụ của bạn không ở mức cao nhất.

CDN cung cấp một giải pháp có thể mở rộng, rẻ tiền với chi phí cố định. Nhà phát triển cũng có quyền truy cập vào mạng và băng thông vượt trội, cho phép họ quản lý khối lượng lớn lưu lượng truy cập Internet. Ngoài lợi thế về phạm vi tiếp cận và số lượng, CDN cũng quản lý nền tảng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ API tập trung vào giá trị cốt lõi của họ. Bằng cách tận dụng CDN, doanh nghiệp có thể giảm chi phí cơ sở hạ tầng của mình, tiết kiệm chi phí băng thông ngoài kế hoạch và tái tập trung nguồn lực của mình vào việc đổi mới thay vì vận hành.

Tại sao nên sử dụng CDN cho API? - Ảnh 3.

CDN giúp cải thiện hiệu suất, tính khả dụng và khả năng mở rộng

CDN tăng hiệu suất, tính khả dụng và khả năng mở rộng của API bằng cách lưu vào bộ nhớ đệm các phần tử dịch vụ quan trọng trên mạng phân tán toàn cầu. Bằng cách giảm độ trễ của các request đến cơ sở hạ tầng API, CDN giúp cải thiện thời gian tải trang, nâng cao trải nghiệm người dùng. CDN cũng đảm bảo tính khả dụng của API service bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng dự phòng và quản lý nhu cầu traffic thông qua khả năng truy cập băng thông vượt trội. Trong thế giới liên kết theo hướng kỹ thuật số ngày nay, nơi người dùng yêu cầu hiệu suất và tính khả dụng luôn sẵn sàng, CDN cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ API tất cả các tính năng mà họ cần để đáp ứng yêu cầu này.

Tại Việt Nam, Bizfly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, Bizfly Cloud có khả năng giúp doanh nghiệp lập mô hình lưu lượng truy cập và các request, sau đó xác định CDN nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Đăng ký tư vấn và trải nghiệm miễn phí Bizfly CDN tại đây: https://bizflycloud.vn/cdn

SHARE