Tại sao chúng ta cần có load balancer?
Tại sao chúng ta cần có load balancer? Load balancer có khả năng định tuyến request từ khách hàng đến các server xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để cải thiện hiệu suất, load balancer đảm bảo rằng sẽ không có server nào bị quá tải. Bài viết dưới đây Bizfly Cloud sẽ chia sẻ cho bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.
Giới thiệu về load balancing (cân bằng tải)
Load balancing là phân phối cân bằng network traffic giữa các backend server - hay còn gọi là server pool hoặc server farm. Load balancer phân phối network traffic giữa các network interface trên một network socket. Mục tiêu chính của load balancer là tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thời gian hồi đáp (response time) và giảm bớt sự quá tải của tài nguyên duy nhất. Cân bằng tải có thể cải thiện độ tin cậy và tính khả dụng cho hệ thống gồm nhiều thành phần, không áp dụng cho hệ thống chỉ có một thành phần duy nhất.
Tác dụng của cân bằng tải
Thông thường các trang web có lưu lượng truy cập cao sẽ phải phục vụ hàng triệu yêu cầu từ nhiều khách hàng hoặc người dùng khác nhau, sau đó trả lại các hình ảnh, văn bản phù hợp,... Để làm cho quá trình này hiệu quả, nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, doanh nghiệp cần sử dụng thêm nhiều server. Đây là lúc load balancer phát huy tác dụng của mình.
Load balancer có khả năng định tuyến request từ khách hàng đến các server xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để cải thiện hiệu suất, load balancer đảm bảo rằng sẽ không có server nào bị quá tải. Nếu một server bị lỗi, bộ cân bằng tải sẽ chuyển hướng lưu lượng đến các server khác cho đến khi một server mới được thêm vào. Do đó, tác dụng cân bằng tải có thể được tóm tắt thành ba điểm như sau:
Load balancer giúp phân phối các request từ client hoặc network load dễ dàng và hiệu quả giữa các server.
Tiết kiệm thời gian bằng cách đảm bảo độ tin cậy và tính khả dụng, chỉ gửi client request đến các máy chủ trực tuyến.
Load balancer có khả năng thêm hoặc giảm số lượng server theo nhu cầu.
Cân bằng tải phần cứng và phần mềm
Load balancer có thể dựa trên phần cứng, dựa trên phần mềm hoặc cả hai. Bộ cân bằng tải dựa trên phần cứng sử dụng bộ xử lý chuyên dụng và phần mềm thích hợp được tải vào máy do nhà cung cấp cung cấp. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này là để đáp ứng lưu lượng truy cập website ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư thêm phần cứng hơn trong tương lai.
Cân bằng tải phần mềm tương đối linh hoạt hơn và rẻ hơn nhiều so với phần cứng. Phần mềm có thể dễ dàng cài đặt trên mọi phần cứng và trong môi trường đám mây.
Vai trò của cân bằng tải trong doanh nghiệp
Cân bằng tải đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức nhằm nâng cao năng suất hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn đúng công cụ để giúp cân bằng tải tốt hơn. Cân bằng tải vô cùng cần thiết trong các trường hợp sau:
1. Network server bị quá tải do sự mở rộng quy mô và nhân sự
Trong trường hợp này, load balancer rất cần thiết trong việc xử lý traffic tăng lên bằng cách chuyển hướng đến các server hoạt động tốt hơn hoặc đến các server dự phòng khác. Cân bằng tải khá giống với một "Traffic Cop", cho phép các máy chủ hoạt động trơn tru.
2. Lưu lượng truy cập tăng, người dùng không tăng
Trong giai đoạn cao điểm traffic tăng cao, các server có thể bị ảnh hưởng tại nhiều thời điểm trong cùng một ngày. Load balancer sẽ khắc phục sự cố này bằng cách đảm bảo rằng các session mới sẽ được thêm vào server có đủ dung lượng, tạo cơ hội cho các server bị quá tải xử lý tồn đọng hiệu quả.
3. Load balancer cần thiết cho việc cân bằng tải giữa các máy chủ được phân phối trên toàn cầu.
4. Load balancer có thể khắc phục các vấn đề phát sinh trong máy ảo được cấu hình cho một server.
Nếu server bị lỗi, giải pháp High Availability load balancing có thể chuyển vấn đề từ máy chủ này sang máy chủ khác.
Load balancing là một khía cạnh quan trọng của computing. Load balancer nâng cao chất lượng phân phối khối lượng công việc giữa một số tài nguyên máy tính như CPU (Central Processing Unit), Computer clusters, network links, Cloud environment,... trong các lĩnh vựcnhư viễn thông, cơ sở dữ liệu,...
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 7 điều mà không ai nói với bạn về cân bằng tải