Tại sao load balancer quan trọng?

851
19-03-2019
Tại sao load balancer quan trọng?

Cân bằng tải (Load balancing) là hoạt động phân phối lưu lượng trên một nhóm máy chủ; một load balancer là một server chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Load balancing phục vụ hệ thống như một giải pháp nâng cao hiệu suất của phần cứng và phần mềm. Bizfly Cloud sẽ chia sẻ tại sao load balancer quan trọng?

Load Balancer giúp giải quyết những vấn đề gì?

Load balancer giải quyết các vấn đề liên quan tới: performance, availability, và economy (hiệu suất, độ khả dụng và tính kinh tế).

Trên thực tế, luôn có những giới hạn vật lý cho việc máy tính có thể làm được bao nhiêu công việc trong một khoảng thời gian nhất định. May mắn thay, các giới hạn vật lý này lại có khả năng tăng lên theo thời gian với tốc độ cấp số nhân. Tuy nhiên, nhu cầu về các phần mềm phức tạp, tốc độ cao của người dùng liên tục đẩy các giới hạn của máy chủ lên ngày càng cao, bởi vì có tới hàng trăm đến hàng triệu người dùng đang sử dụng máy chủ. Vấn đề hiệu suất phát sinh từ đây.

Lúc này các lỗi phần cứng xảy ra. Bạn nên tránh những single points of failure bất cứ khi nào có thể, có nghĩa là nên tạo ra các bản sao cho máy chủ. Đây là vấn đề về tính khả dụng: để tránh sự cố ngừng hoạt động do lỗi phần cứng, cần chạy nhiều máy và định tuyến lại lưu lượng truy cập khỏi các hệ thống ngoại tuyến nhanh nhất có thể.

Giải pháp bạn có thể thực hiện ngay để khắc phục sự cố đó là mua máy chủ mới và lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dùng, sau đó mua thêm máy thứ hai để bảo vệ dự phòng cho các lỗi phát sinh trên các máy thứ nhất, toàn bộ quá trình mua mới này trở nên rất đắt đỏ và tốn thời gian, chưa kể các khoản chi phí về bảo trì và giấy phép.

Khi sở hữu nhiều máy chủ, doanh nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu phân phối khối lượng công việc trên nhiều máy. Lúc này cân bằng tải sẽ giúp giải quyết các vấn đề về hiệu suất, kinh tế và tính khả dụng.

Giải pháp mà cân bằng tải cung cấp

Bạn luôn có hai tùy chọn để điều chỉnh hệ thống: scale up hoặc scale out. Scaling up (tức là mở rộng theo chiều dọc) có giới hạn tính toán vật lý (physical computational limit). Scaling out (mở rộng theo chiều ngang) cho phép bạn phân phối tải tính toán trên nhiều hệ thống cần thiết để xử lý khối lượng công việc. Khi scaling out, bộ cân bằng tải giúp phân phối khối lượng công việc giữa một loạt các server, đồng thời cho phép bổ sung hoặc loại bỏ server khi cần thiết.

Triết lý "Đừng bao giờ bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ" chắc chắn phải được áp dụng vào ứng dụng. Bất kỳ ứng dụng sản phẩm nào cũng nên có một chiến lược khắc phục thảm họa cho nhiều loại thất bại nhất có thể. Cách tốt nhất là hãy chuẩn bị các bộ dự phòng cũng như các cơ chế phục hồi tự động bằng cách sử dụng cân bằng tải.

Các bộ cân bằng tải cũng rất hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Triển khai một server lớn sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc sử dụng một nhóm server nhỏ. Bạn sẽ rất dễ dàng để thêm một node vào nhóm hơn là nâng cấp và thay thế một node lớn duy nhất. Quan trọng nhất, doanh nghiệp phải làm mọi cách để bảo vệ hệ thống chống lại thảm họa, sao cho không gây ảnh hưởng đến hình ảnh và độ tin cậy của thương hiệu.

Sự phát triển của load balancer

Server-side load balancer đã phát triển từ các gói định tuyến đơn giản. Có 2 loại load balancers là network load balancers và application load balancers. Cả hai đều được đặt tên theo lớp của mô hình OSI mà chúng hoạt động.

Bộ cân bằng tải ứng dụng (application load balancer) có những tiến bộ thú vị. Vì đây là bộ cân bằng tải ở cấp ứng dụng, nên nó bao gồm nhiều cách cân bằng và định tuyến lưu lượng. Cân bằng tải cũng đã tiên tiến trong sự đa dạng của các tính năng mà chúng cung cấp. Phù hợp với việc trình bày ứng dụng, application load balancer là một nơi tuyệt vời để thêm một lớp bảo mật khác hoặc thêm cache request để giảm thời gian phản hồi.

Network load balancer thích hợp cho việc phân phối tải một cách đơn giản và nhanh chóng. Application load balancer đóng vai trò quan trọng trong việc định tuyến session.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Load balancing ở layer 4 và layer 7

SHARE