5 lý do bạn nên dùng Load Balancer cho doanh nghiệp

1275
27-07-2018
5 lý do bạn nên dùng Load Balancer cho doanh nghiệp

Bạn có thể thắc mắc tại sao việc sử dụng cân bằng tải lại cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng nếu một server bị quá tải, chỉ cần có các server khác lớn hơn. Vậy là sẽ giải quyết được vấn đề?

Cân bằng tải đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào muốn duy trì năng suất làm việc cao của toàn hệ thống. Dưới đây Bizfly Cloud sẽ đưa ra 5 lý do bạn nên dùng cân bằng tải cho doanh nghiệp của mình.

1. Công ty của bạn đang phát triển mạnh và đang muốn phát triển thêm nữa

Đây đúng là tin tốt. Nhưng thật không may, có một vấn đề mà bạn cần phải giải quyết: đó là sự quá tải network server. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Đây có thể là gợi ý cho bạn: bạn có thể sử dụng cân bằng tải phần mềm miễn phí, cân bằng tải phần mềm, phần cứng chuyên dụng hoặc cân bằng tải ảo.

Với giải pháp cân bằng tải cho phép lên kế hoạch xử lý lưu lượng truy cập tăng lên, bằng cách chèn các thiết bị vào network để đảm bảo lưu lượng truy cập được chuyển đến server đang hoạt động và có dung lượng dự phòng. Tính năng này được gọi là Kiểm soát phân phối ứng dụng (ADC), và đúng như tên gọi của nó, đây là cách thông minh nhất để giữ cho server hoạt động và các khách hàng cũng được thỏa mãn.

5 lý do bạn nên dùng Load Balancer cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

2. Số lượng người dùng mạng không tăng nhưng lưu lượng truy cập tăng

Cấp trên của bạn sẽ rất vui mừng nếu lưu lượng truy cập của khách hàng tăng lên nhờ việc mua các sản phẩm và dịch vụ từ trang web của bạn, nhưng sẽ không hay nếu việc tăng lưu lượng truy cập này là xuất phát từ nhân viên nội bộ trong công ty.

Vậy, vấn đề là gì? Bạn cần phải phân tích server load để kiểm tra những gì đang xảy ra và khi nào xảy ra. Các máy chủ khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập cao hơn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì lý do này, cân bằng tải là điều cần thiết để cân bằng lưu lượng và đảm bảo rằng các phiên mới được đưa đến máy chủ với dung lượng dự phòng đầy đủ, để các máy chủ quá tải có thể xử lý thành công việc tồn đọng và sau đó được trả về nguồn tài nguyên sẵn có cho các phiên mới.

Cụ thể: Ví dụ như mỗi buổi sáng, nhân viên đến và truy cập các e-mail server bằng việc gửi và nhận tin nhắn, việc làm này chính là đang tạo ra lưu lượng truy cập email. Nếu vào buổi sáng có diễn ra các hội nghị video và khi đó lưu lượng truy cập thông tin liên lạc hợp nhất (UC) sẽ tăng lên. Sau đó, khách hàng và nhà cung cấp truy cập các cổng và các trang thương mại điện tử với số lượng ngày càng tăng. Quá trình này lặp lại trong buổi làm việc chiều cho đến tận khi ngày làm việc kết thúc và rồi sau đó lượng truy cập giảm dần. Nếu bạn đang sử dụng cân bằng tải, lưu lượng truy cập sẽ được chuyển hướng thuận lợi đến các máy chủ đang hoạt động như bạn mong đợi.

3. Bạn cần cân bằng tải trên các máy chủ phân tán trên toàn cầu - tức là, thực hiện cân bằng tải máy chủ toàn cầu (GSLB)

Khi đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng máy chủ phân tán trên toàn cầu, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các máy chủ này có thể cung cấp dịch vụ cấp phép thỏa đáng cho tất cả người dùng. Vì lý do này, bạn nên tìm ra giải pháp về "Geo (Địa lý)" từ các nhà cung cấp cân bằng tải. Bạn sẽ thấy rằng có một số nhà cung cấp nhất định có thể cung cấp cho bạn một giải pháp; tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn cẩn thận.

Có những khác biệt chính giữa các nhà cung cấp load balancer đó là: giá cả và chức năng.

Cách tiếp cận của một nhà cung cấp có thể là lấy cân bằng tải cục bộ chuẩn với tất cả chức năng cần thiết để thực hiện và thêm chức năng "Geo" cục bộ . Một nhà cung cấp khác có thể thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn khác và thiết kế một "Geo" để thực hiện công việc cụ thể hơn đó là hướng lưu lượng truy cập đến duy nhất các cân bằng tải cục bộ. Rõ ràng, giải pháp thứ hai rất hiệu quả vì nó là công cụ thích hợp phục vụ cho công việc.

4. Bạn không thể quyết định liệu bạn có cần ảo hóa môi trường của mình hay không

Khi bạn đã cấu hình các ứng dụng máy ảo trên một máy chủ duy nhất, điều gì sẽ xảy ra nếu máy chủ bị hỏng? Có thể bạn sẽ không cần phải thiết lập một máy chủ thứ hai với chế độ High Availability (HA) (tính sẵn sàng cao). Tuy nhiên, nếu có người dùng hoặc khách hàng làm việc với máy chủ chính và không thành công, tất cả input (chẳng hạn như các đơn đặt hàng) có thể bị mất vì máy chủ không thể truyền một cách liền mạch các phiên từ máy chủ này sang máy chủ khác trong chế độ HA cho tất cả ứng dụng. Giải pháp ở đây là thực hiện cân bằng tải HA.

5. Bạn cần high availability mà không phải trả chi phí cao

Các doanh nghiệp đang hướng tới một môi trường truyền thông hợp nhất, trong đó e-mail, voice, tài liệu và tin nhắn tức thì, tất cả có thể được tích hợp. Và để đạt được điều này, cần có các thiết bị UC hỗ trợ tính sẵn sàng cao của Microsoft Lync. Nếu một server bị lỗi, lưu lượng truy cập cần được chuyển hướng đến một server khác hoạt động tốt nhất. Tương ứng với đó, bạn sẽ phải trả một khoản phí tối thiểu từ 10.000 đô la trở lên để có được giấy phép.

Với bộ cân bằng tải có tích hợp "chuyển đổi dự phòng", thì sẽ không cần phải có giấy phép của Microsoft SQL Server nữa. Nhưng tốt hơn bạn vẫn nên trang bị sẵn cân bằng tải với cấu hình HA hoặc trong form factor dạng ảo hoặc phần cứng.

Kết luận

Với các hệ thống Load Balancer lớn của các doanh nghiệp, chi phí vận hành và triển khai là một con số khổng lồ, nhưng nếu sử dụng Bizfly Cloud Load Balancer, con số này sẽ được tối giản tối đa, kể cả người dùng là cá nhân cũng có thể sử dụng.

Bizfly Cloud via esj.com

>> Có thể bạn quan tâm: Các loại Cân bằng tải (Load Balancer) trên nền tảng đám mây

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.
SHARE