Mối liên hệ giữa Load Balancing và Auto scaling

1031
17-11-2021
Mối liên hệ giữa Load Balancing và Auto scaling

Phương pháp auto scaling được sử dụng trong điện toán đám mây có liên quan mật thiết đến các giải pháp load balancing. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ load Balancing và Auto scaling là gì và mối liên hệ giữa chúng như thế nào? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Load balancing là gì?

Load balancing hay còn gọi là “cân bằng tải” là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là với các nhà phát triển web, lập trình mạng.

Khi có quá nhiều người dùng truy cập cùng lúc vào web, ứng dụng sẽ dẫn đến tình trạng tải chậm, thậm chí không thể kết nối được vì máy chủ không kịp xử lý tác vụ hay gọi cách khác là máy chủ down. Load balancer được bổ sung để chuyển lưu lượng truy cập của người dùng sang một máy chủ khác để thực hiện tác vụ và giải quyết tất cả các yêu cầu của người dùng một cách trơn tru.

Load balancing còn có khả năng điều phối linh hoạt các máy chủ và bảo mật cho hệ thống datacenter. Hầu hết các yêu cầu của người dùng sẽ được tiếp nhận và xử lý ở Load balancing trước khi phân chia đến các máy chủ và quá trình phản hồi của máy chủ đến người dùng cũng cần phải thông qua load balancing. Chính vì vậy, người dùng không giao tiếp trực tiếp với máy chủ nên hầu như tất cả các thông tin cũng như cấu trúc mạng nội bộ đều được ẩn đi để ngăn chặn những cuộc tấn công mạng hoặc truy cập trái phép…

Load Balancing và Auto scaling là gì? Mối liên hệ giữa Load Balancing và Auto scaling - Ảnh 1.

Load balancing giúp điều phối linh hoạt các máy chủ và bảo mật cho hệ thống datacenter

Auto scaling là gì?

Auto scaling là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong công nghệ điện toán đám mây nhằm mục đích điều chỉnh (mở rộng hoặc giảm thiểu) số lượng tài nguyên máy tính được phân phối cho trang web, ứng dụng theo nhu cầu sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào.

Auto scaling có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh (tăng hoặc giảm) số lượng máy chủ chạy phía sau 1 ứng dụng web dựa trên số lượng người dùng đang hoạt động trên ứng dụng web đó. Vậy tại sao lại cần phải auto scaling khi sử dụng cloud server?

Như chúng ta đã biết, máy chủ là một nguồn tài nguyên hạn chế và khá tốn tiền vận hành, ngay cả khi nhàn rỗi. Lưu lượng truy cập của người dùng vào website, ứng dụng lúc cao, lúc thấp tùy thuộc vào những thời điểm khác nhau. Việc sử dụng tài nguyên máy chủ vừa đủ nhưng vẫn có thể hỗ trợ khi nhu cầu tăng đột biến là điều mà rất nhiều người dùng mong muốn. 

Load Balancing và Auto scaling

Auto scaling có khả năng tự động tính toán hữu ích và giúp khởi chạy máy chủ mới

Auto scaling ra đời để giải quyết vấn đề này. Auto scaling có khả năng tự động tính toán hữu ích và giúp khởi chạy máy chủ mới khi lưu lượng tăng cao hoặc giảm số lượng máy chủ khi lưu lượng thấp, từ đó giúp cho người dùng chỉ thực sự phải trả tiền cho những gì họ sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Auto scaling có mối liên quan chặt chẽ đến Load balancing. Cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa load balancing và auto scaling ở trong phần tiếp theo nhé.

Mối liên hệ giữa load balancing và auto scaling

Load balancing và auto scaling đều có chung 1 mục đích là giảm tải cho hệ thống máy chủ. Tuy nhiên chúng làm 2 nhiệm vụ khác nhau, trong khi load balancing chủ yếu giao tiếp với môi trường Internet bên ngoài để điều hướng lưu lượng truy cập thì auto scaling lại có nhiệm vụ giao tiếp chủ yếu với hệ thống máy chủ bên trong server để phân phối lại tài nguyên cho cụm máy chủ.

Trên thực tế thì load balancing và auto scaling có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thường được sử dụng kết hợp với nhau. Cả 2 phương pháp này đều giúp giảm backend task bằng cách theo dõi tình trạng của máy chủ, quản lý traffic load giữa các máy chủ cũng như tăng hoặc giảm máy chủ theo yêu cầu.

Có thể hiểu theo cách đơn giản như sau: Khi lưu lượng truy cập quá tải thì load balancing có vai trò phân phối tự động lưu lượng truy cập từ server ban đầu sang 1 server khác. Để làm được điều này thì phải có auto scaling thực hiện thêm hoặc bớt server vào load balancing đang chạy cho cụm máy chủ đó (auto scaling group) trên sự thay đổi về yêu cầu tài nguyên của các máy chủ trong nhóm.

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được load balancing và auto scaling là gì và mối liên hệ giữa load balancing và auto scaling. Các giải pháp về load balancing và auto scaling luôn được các nhà cung cấp Cloud server hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng của mình. Vì thế để tận dụng tối đa hiệu quả của Cloud server, hãy tìm hiểu thật kỹ và áp dụng cụ thể vào web hệ thống của mình nhé. Chúc bạn thành công.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE