Các phương pháp phòng ngừa và khắc phục quá tải server
Theo Bizfly Cloud chia sẻ quá tải server là một vấn đề khá phổ biến cho dù tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến máy chủ đi chăng nữa. Ngay cả các trang web phổ biến như Facebook và YouTube cũng từng là nạn nhân của sự cố máy chủ.
Do đó, không có gì lạ khi chúng ta đều đang phải vật lộn để đối phó với tình huống này, đặc biệt khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau nhiều năm và nhiều nghiên cứu các diễn biến thực tế đã được thực hiện, các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều đúc kết về nguyên nhân gây quá tải máy chủ, các dấu hiệu và cuối cùng là các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát các nguy cơ tương lai giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng khi sự cố xảy ra.
Nguyên nhân gây quá tải server
Bất cứ lúc nào máy chủ web cũng có thể bị quá tải vì những lý do sau đây,
1. Máy chủ web không ở trạng thái hoàn toàn khả dụng - Điều này có thể xảy ra do các hỗ trợ hoặc cập nhật theo dự kiến định kỳ, sự cố phần cứng hoặc phần mềm, sự cố back-end, v.v.
2. Lưu lượng truy cập web cục bộ quá tải - Nhiều khách hàng đang cố gắng truy cập website trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây quá tải máy chủ web. Một ví dụ điển hình có thể kể ra như, trang web của trường đại học khi công bố kết quả thi cuối học kỳ thường không thể truy cập được. Lưu lượng truy cập thường tăng vọt trong 1 thời điểm nhất định chứ không phải trong 1 thời gian dài.
3. Các loại bug và virus XSS - Chúng sẽ gây ra lưu lượng truy cập bất thường do hàng triệu máy tính, trình duyệt hoặc máy chủ web bị nhiễm. Một khi chúng được phát tán, mạng sẽ giảm đáng kể lưu lượng.
4. Tấn công từ chối dịch vụ/Từ chối dịch vụ phân tán (DoS/DDoS) - Tấn công từ chối dịch vụ hoặc tấn công từ chối dịch vụ phân tán là một kiểu tấn công để làm cho máy tính hoặc thiết bị mạng không khả dụng cho người dùng được đề xuất. Nếu một hệ thống được phát hiện dễ bị tổn thương, nó sẽ bị nhiều hệ thống khác nhắm đến. Các hệ thống khác này đã bị các hacker xâm phạm bảo mật hệ thống sử dụng phương pháp đoán mật khẩu. Nhìn chung, mạng sẽ bị làm nghẽn bới các hệ thống này, cuối cùng làm sập máy chủ dẫn đến việc từ chối các truy cập thực.
5. Chậm mạng - Các yêu cầu của khách hàng được phản hồi chậm hơn và số lượng kết nối tăng lên càng lúc càng nhiều dẫn đến giới hạn số lượng truy cập.
Các dấu hiệu quá tải server
1. Nếu quá tải dẫn đến việc đáp ứng các yêu cầu bị trì hoãn từ 1 đến vài trăm giây.
2. Nếu máy chủ trả về mã lỗi HTTP, chẳng hạn như 500, 502, 503, 504, 408, v.v ...
3. Máy chủ web từ chối hoặc đặt lại các kết nối TCP trước khi trả về bất kỳ nội dung nào.
4. Đôi khi máy chủ chỉ cung cấp một phần nội dung được yêu cầu. Điều này đôi khi được xử lý như một lỗi, ngay cả khi nó thường xảy ra như là một triệu chứng của quá tải.
Làm thế nào để ngăn chặn quá tải server?
Để ổn định giới hạn tải trung bình và tránh quá tải, một số trang web lớn đã áp dụng các kỹ thuật tiêu chuẩn như sau:
1. Các phương pháp kiểm soát lưu lượng mạng, sử dụng Tường lửa để chặn lưu lượng truy cập không mong muốn đến từ các nguồn IP không tin cậy hoặc chứa các thành phần không đảm bảo. Trình quản lý lưu lượng HTTP có thể được thiết lập để thả, chuyển hướng hoặc viết lại các yêu cầu có mẫu HTTP không tối ưu.
2. Mở rộng các phương thức bộ nhớ đệm web. Bộ nhớ cache tiết kiệm rất nhiều thời gian. Thay vì yêu cầu nội dung từ máy chủ theo nghĩa đen, (trên thực tế có thể ở cách xa vị trí gốc của máy khách), một số nội dung đã lưu trong bộ đệm cache sẽ được cung cấp, và như vậy sẽ giảm rất nhiều thời gian chờ đợi để tải hoàn tất.
3. Triển khai các tên miền khác nhau để hỗ trợ các nội dung khác nhau bằng cách tách các máy chủ web.
4. Sử dụng các tên miền hoặc máy tính khác nhau để tách các tệp lớn khỏi các tệp vừa và nhỏ. Gợi ý là có thể lưu cache toàn bộ các tệp nhỏ và vừa, sau đó cung cấp đầy đủ các tệp lớn bằng cách sử dụng các thiết lập khác nhau.
5. Sử dụng nhiều máy chủ hoặc chương trình internet trên mỗi máy tính, mỗi máy chủ sẽ được kết nối với thẻ mạng và địa chỉ IP của chính nó.
6. Sử dụng hệ thống máy tính được kết nối với nhau thành một mạng nội bộ và đặt sau 1 bộ cân bằng tải load balancer, để chúng vận hành hoặc được coi như một web server lớn.
7. Để xử lý lưu lượng truy cập gia tăng đột biến, giải pháp hiệu quá là sử dụng giải pháp Auto Scaling (tự động tăng giảm máy chủ theo nhu cầu tài nguyên thực tế), Auto Scaling sẽ tự động thêm máy chủ vào nhóm để đáp ứng lưu lượng truy cập nhận được. Khi lưu lượng truy cập giảm đi, Auto Scaling cũng sẽ tự động tắt các server không còn cần đến nữa để tối ưu chi phí, thời gian và công sức vận hành.
Giải pháp đảm bảo rằng website sẽ không bao giờ đạt đến giới hạn xử lý hoặc rơi vào quá tải, không gặp bất cứ gián đoạn đoạn nào trong mọi tình huống lưu lượng truy cập tăng cao. Điều này chắc chắn mang đến những trải nghiệm người dùng hài lòng, giữ chân khách truy cập lâu hơn và tất nhiên gia tăng sự kết nối trong quá trình tương tác với website, ứng dụng.
Giải pháp rất dễ dàng để tích hợp và sử dụng, thiết lập các cài đặt từ đầu và hệ thống sẽ tự động vận hành theo các thiết lập, theo dõi và điều chỉnh thông qua bảng điều khiển web-based với Bizfly Auto Scaling.
8. Tiếp theo để phòng ngừa và khắc phục quá tải server, bạn có thể nâng cấp phần cứng máy chủ bằng cách kết hợp nhiều thiết bị phần cứng lại với nhau nhằm cải thiện bộ nhớ chính và phụ của máy chủ. Sau đó điều chỉnh các tham số hệ điều hành cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình nâng cấp.
9. Cách cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến là việc tối ưu hóa nội dụng cho hệ thống website. Thông thường thì nội dung động mất nhiều thời gian hơn so với nội dung trang tĩnh vì chúng thay đổi dựa trên yêu cầu người dùng hay vị trí địa lý để được hiển thị tương ứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục quá tải server. Những biện pháp phòng ngừa và khắc phục quá tải server sẽ được áp dụng khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về vấn đề mà server của mình đang gặp phải để áp dụng biện pháp phù hợp nhé.
Theo Bizfly Cloud