7 điều mà không ai nói với bạn về cân bằng tải
Về cơ bản không ai mong muốn động cơ xe chỉ chạy trên một xi-lanh và đứng vững trong một thời gian dài, bạn cần phải cân bằng tải trọng của mình trên cả hai bánh xe. Tuy nhiên, trên thực tế, load balancer phức tạp hơn rất nhiều. Bizfly Cloud sẽ trình bay về 7 điều quan trọng trong cân bằng tải.
Nhắc lại về định nghĩa load balancer
Load balancer là thiết bị hoạt động như một reverse proxy sử dụng cho mục đích phân phối lưu lượng mạng hoặc ứng dụng trên nhiều server. Bộ cân bằng tải được sử dụng để tăng khả năng và độ tin cậy của ứng dụng. Chúng giúp chỉ sử dụng các server đang hoạt động hiệu quả và trong trạng thái luôn sẵn sàng nhận request bằng cách sử dụng các thuật toán được cấu hình.
Dưới đây là 7 lợi ích khác của load balancer
1. Uptime 100% cho hệ thống
Muốn mức uptime của hệ thống đạt tới 100%, bạn cần trang bị bộ cân bằng tải hoặc Bộ điều khiển phân phối ứng dụng (Application Delivery Controller, viết tắt ADC). Nếu bạn gửi tất cả lưu lượng truy cập thông qua chỉ một server, theo thời gian hiệu suất của server đó sẽ giảm đi đáng kể. Và bạn có thể tối đa hóa hiệu suất bằng cách sử dụng nhiều server chạy đồng thời cùng lúc.
2. Sử dụng phần cứng, phần mềm hoặc cả hai
Bạn có thể thiết lập load balancing với phần cứng hoặc phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Phần cứng bao gồm các bộ xử lý chuyên dụng chạy phần mềm độc quyền, phần cứng là một phần của network. Thiết bị này có giới hạn dung lượng riêng, vì vậy nếu nhu cầu mạng tăng lên, đặc biệt là lưu lượng truy cập website, bạn cần mua thêm phần cứng.
3. Xử lý nhiều traffic
Cân bằng tải là điều cần thiết đối với các trang web có nhiều traffic. Một blog cá nhân, một trang web kinh doanh nhỏ hoặc thậm chí là một trang web kinh doanh đắt hàng và có lợi nhuận thông qua một dịch vụ lưu trữ web thông thường đều là những website sở hữu một lượng traffic nhất định. Tuy nhiên, các trang web như Amazon và Google cần hàng ngàn máy chủ riêng biệt trong các server farm trên toàn thế giới. Họ phải trả lời hàng triệu yêu cầu web từ tất cả người dùng cùng một lúc và load balancer là yếu tố không thể thiếu.
4. Đảm bảo máy chủ luôn trong trạng thái khả dụng
Lợi ích chính của load balancer là trước khi gửi yêu cầu nào đó đến một máy chủ cụ thể, LB sẽ luôn đảm bảo rằng server đó vẫn đang hoạt động và sẵn sàng xử lý yêu cầu.
Nếu không sử dụng LB thì network sẽ sử dụng DNS có nhiều A record. Tuy nhiên, DNS lại không có khả năng kiểm tra hiệu quả hoạt động của máy chủ trước khi gửi yêu cầu đến. Nếu ổ cứng của máy chủ không khả dụng đi chăng nữa thì DNS vẫn sẽ máy móc gửi request đến, gây nên lỗi và dẫn đến trải nghiệm tồi cho người dùng.
5. Càng nhiều càng tốt
Bạn cần phải có ít nhất hai load balancer trong một clustered pair. Nếu chỉ có một load balancer thì khi LB duy nhất đó bị lỗi, toàn bộ hệ thống chắc chắn sẽ gặp sự cố. Tình huống này được gọi là single point of failure (viết tắt SPOF). Sở hữu ba LB bao giờ cũng tốt hơn hai, tương tự như thế, có 5 LB thì đương nhiên sẽ tốt hơn 3 và 4. Số lượng LB cần thiết sẽ phụ thuộc vào nhu cầu về mức độ sẵn sàng cao và lượng truy cập cần xử lý. Điều này áp dụng cho bộ cân bằng tải phần cứng cũng như bộ cân bằng tải dựa trên phần mềm.
6. Phân phối nhu cầu của bạn
Cloud load balancer phân phối các nhu cầu về lưu lượng truy cập vào website, các chương trình PaaS mà doanh nghiệp điều hành, các chương trình SaaS...
Ngoài ra, bằng cách tăng tốc throughput thông qua tối ưu hóa, lưu cache, LB cho phép tất cả các chương trình và dịch vụ chạy với tốc độ nhanh nhất có thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với website traffic. Nếu khách truy cập phải đợi hơn một vài giây để tải website, họ sẽ mất kiên nhẫn và rời đi ngay lập tức.
7. Giữ chi phí thấp
Cloud load balancing sử dụng khả năng mở rộng của đám mây, điều này giúp cho chi phí sử dụng sẽ thấp hơn so với load balancer được tạo bởi chính doanh nghiệp. Bằng cách cân bằng và tối ưu hóa cách sử dụng tài nguyên, nhà cung cấp dịch vụ đám mây quản lý server farm hiệu quả hơn rất nhiều. Về lâu về dài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí. Ngoài ra, cloud load balancing còn thực hiện healthcheck trên các cloud application.
Với cloud load balancing, bạn có thể chọn giữa HTTP, TCP và HTTPS load balancing. Cấu hình sẽ khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Cân bằng tải của Bizfly Load Balancer sẽ cung cấp mọi thứ bạn cần liên quan đến cân bằng tải, container và các cách bạn có thể sử dụng dịch vụ đám mây để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn so với mua phần cứng.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: SQL so với NoSQL – lựa chọn nào là tốt nhất cho hệ cơ sở dữ liệu đám mây?