Mạng đám mây - Những quyết định quan trọng khi di chuyển hệ thống cố định

1434
15-06-2019
Mạng đám mây - Những quyết định quan trọng khi di chuyển hệ thống cố định

Điện toán đám mây đã và đang tạo ra làn sóng trong thế giới công nghệ từ khá lâu. Nhiều công ty đã bị thu hút bởi khả năng tính toán nhanh hơn, hiệu quả hơn và giúp họ giảm chi phí nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều hoạt động giống nhau. Có nhiều tổ chức vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của công nghệ này. Đối mặt với những nan giải của độ trễ mạng cùng với các vấn đề mạng khác nhau, các tổ chức buộc phải suy nghĩ lại về việc chuyển sang đám mây. Điểm mấu chốt là: với sự chuẩn bị sẵn sàng, quá trình sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Độ trễ mạng

Với khối lượng công việc không ngừng tăng lên, di chuyển lên đám mây trở thành là một lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, việc di chuyển lên đám mây cũng có những vấn đề của riêng nó. Có rất nhiều doanh nghiệp không đạt được những lợi ích họ kỳ vọng với đám mây so với hệ thống tại chỗ. Lý do là bởi các doanh nghiệp không chú ý đúng mức tới việc sử dụng tài nguyên mạng, yếu tố cực kỳ quan trọng trong khi di chuyển lên đám mây. Không có dung lượng mạng phù hợp, đám mây cũng không thể giải quyết được vấn đề gì.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp lai để chạy các ứng dụng. Các nền tảng khác nhau cần cấu hình mạng khác nhau. Các cấu hình mạng được thiết kế cho nền tảng tại chỗ có thể không phù hợp với đám mây. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kết hợp kỳ vọng nền tảng đa đám mây luôn khả dụng, nhưng cuối cùng lại có thể dẫn đến xảy ra độ trễ mạng. Độ trễ mạng có thể gây tác động bất lợi đến hiệu suất của các ứng dụng và dịch vụ khác nhau.

Mạng lưới đám mây: Khái niệm mới

Mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vận hành khối lượng công việc bất kể vị trí lưu trữ. Vì vậy, việc cấu hình lại mạng khi di chuyển từ cơ sở tại chỗ sang đám mây hoặc giữa các nhà cung cấp khác nhau là rất quan trọng. Quản trị viên CNTT nên lập kế hoạch cấu hình mạng trước để đảm bảo rằng các tài nguyên được triển khai trên các nền tảng khác nhau hoạt động trơn tru và không gặp vấn đề về kết nối.

Mạng đám mây - Những quyết định quan trọng khi di chuyển hệ thống cố định - Ảnh 1.

Điện toán đám mây đang hướng tới một mạng liên kết phẳng hơn, cho phép truyền dữ liệu giữa các thành phần khác nhau nhanh chóng, dễ dàng và không còn độ trễ. Mạng đám mây là một trong những công nghệ mới nhất hiện có trên thị trường giúp người dùng giải quyết các thách thức mạng và có trải nghiệm linh hoạt với đám mây. Mục tiêu của mạng đám mây là đảm bảo các tổ chức tận dụng được toàn bộ tiềm năng của điện toán đám mây. Mạng đám mây cho phép người dùng xây dựng mạng ảo bằng các dịch vụ dựa trên đám mây. Một mạng điện toán đám mây có thể mang đến khả năng hiển thị và quản lý tập trung.

Sử dụng mạng đám mây giúp tích hợp nhiều nhà cung cấp đám mây và datacenter cố định trong cùng một nguồn. Với cơ sở hạ tầng cố định tập trung, người dùng có thể truy cập dữ liệu và tệp được lưu trữ trên bất kỳ nền tảng nào một cách dễ dàng. Tốc độ của các mạng đám mây cũng sẽ được cải thiện khi có nhiều máy chủ trải rộng trên toàn thế giới, điều đó có nghĩa là dữ liệu phải di chuyển quãng đường ngắn hơn giữa các máy chủ.

Cơ sở hạ tầng mạng điện toán đám mây

Các doanh nghiệp di chuyển hạ tầng lên đám mây hiếu sự cần thiết của việc liên tục cải tiến để đảm bảo đám mây hoạt động hiệu quả. Điều này chỉ ra vì sao đám mây cần một kiến trúc hoàn toàn mới. Mạng tĩnh truyền thống cản trở đám mây. Tài nguyên mạng trong mạng tĩnh được giới hạn ở một vị trí thực và hoạt động với các hệ thống tại chỗ. Tuy nhiên, đám mây đòi hỏi một mạng linh hoạt hơn để quản lý tất cả các tài nguyên có sẵn ở khắp nơi. Đối với đám mây, tài nguyên mạng có thể được giới hạn ở một vị trí. Giải pháp cho vấn đề đó là ảo hóa các tài nguyên mạng như bộ định tuyến và mạng WAN giúp dễ dàng tự động hóa và quản lý chúng.

Một mạng đám mây cần được bảo mật thông qua mã hóa mạng. Dữ liệu kinh doanh quan trọng nên được ưu tiên lưu trữ độc lập với nơi lưu trữ dữ liệu. Đám mây hoạt động dựa trên cơ sở điện toán có mặt khắp nơi, điều đó có nghĩa là các tài nguyên được trải rộng trên toàn thế giới ở nhiều địa điểm. Những vị trí này không quan trọng đối với người dùng truy cập chúng. Mạng đám mây ảo hóa các tài nguyên này, giúp quản trị viên mạng dễ dàng theo dõi và quản lý chúng. Các tài nguyên vật lý theo truyền thống giờ đây có thể được ảo hóa và quản lý thông qua các công cụ quản lý và tự động hóa.

Cơ sở hạ tầng mạng hiện đại

Mạng đám mây đôi khi quá phức tạp đối với các giải pháp mạng truyền thống. Điều này đã dẫn đến sự đổi mới trong cơ sở hạ tầng mạng để cung cấp các công nghệ đáp ứng được các yêu cầu đám mây và mạng. Mục tiêu để có một mạng đám mây hiệu quả là giảm phần cứng vật lý và chuyển các chức năng mạng sang đám mây.

Nền tảng Software-defined network (SDN):

Khái niệm này khá phổ biến trong những năm gần đây vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mạng đám mây. Sử dụng các kỹ thuật mạng đám mây, các tổ chức có thể lưu trữ các mạng LAN không dây dung lượng lớn trên đám mây để quản lý mạng tối ưu. Mạng Internet đang cho thấy mức độ tin cậy cao hơn đối với các dịch vụ lưu trữ, các chức năng quản lý mạng có thể đặt tại các trung tâm dữ liệu và các tính năng khác như bảo mật, kết nối và quản lý có thể được đẩy lên đám mây và người dùng có thể sử dụng chúng như một dịch vụ. Ngoài ra, bộ định tuyến không dây và thiết bị tại văn phòng chi nhánh cũng có thể được ảo hóa và lưu trữ trên đám mây. SDN hoặc mạng WAN đám mây tách rời các chức năng mạng từ các thiết bị vật lý cho hiệu quả và lưu lượng tốt hơn.

Leaf-spine switching topology:

Mô hình mạng truyền thống bao gồm ba lớp. Điểm truy cập kết nối người dùng cuối với mạng, điểm tổng hợp hoặc phân phối đóng vai trò là lớp trung gian kết nối lớp truy cập với lớp lõi cuối cùng - cung cấp dịch vụ định tuyến đến các thành phần khác nhau của trung tâm dữ liệu. Vấn đề gặp phải ở mô hình này là độ trễ. Các package sẽ dừng tại mỗi hop và ngăn kết nối cần cho mạng đám mây.

Điều này đã tạo ra một mô hình mạng mới hơn dưới dạng cấu trúc liên kết chuyển mạch. Mô hình này bao gồm các switch ở lớp truy cập và kết nối với một bộ các switch theo cấu trúc xương sống. Cấu trúc này chuyển đổi hoàn toàn các lưới, giúp cho nền tảng hoạt động hiệu quả hơn. Lưới đảm bảo rằng mỗi node cách node còn lại một hop, qua đó giải phóng mô hình khỏi độ trễ. Các giao thức mới hơn như Lots of Links (Trill) và shortest path bridging (SPB) thay thế giao thức spanning tree protocol (STP), tạo ra một mạng tốt hơn.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao Điện toán đám mây lại là lựa chọn thích hợp để triển khai kho dữ liệu Big data

SHARE