Liên kết lỗi ảnh hưởng đến hiệu năng website như thế nào và cách xử lý
Tiếp theo trong bài hôm nay, Bizfly Cloud sẽ tìm hiểu thêm về một yếu tố có vai trò khá quan trọng trong việc quyết định tốc độ tải nhanh hay chậm của một trang web: Liên kết lỗi. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra liên kết lỗi, xác định các thiệt hại do yếu tố này gây ra và từ đó chuẩn bị các phương án xử lý tình huống ổn thỏa.
1. Liên kết lỗi (broken link) là gì?
Liên kết lỗi là 1 liên kết trên website đã không còn hoạt động hoặc không hoạt động tại thời điểm nào đó.
Một số nguyên nhân của liên kết lỗi:
- Tài nguyên trả về từ liên kết đó đã bị chuyển đổi hoặc không còn tồn tại.
- Đường dẫn được nhập không chính xác (lỗi chính tả...).
- Tài nguyên tồn tại, nhưng server trả về kết quả quá chậm vượt quá thời gian cho phép của kết nối.
Dấu hiệu nhận biết liên kết lỗi:
Các liên kết lỗi thường có mã HTTP dạng 4xx, 5xx với các nội dung thông báo tương ứng.
Ví dụ:
404: Không tìm thấy trang/File not found …
504: Lỗi timeout.
Hình 1: Ví dụ về liên kết lỗi với mã HTTP là 403, và kết quả hình ảnh không thể hiển thị trên trang web.
2. Ảnh hưởng của liên kết lỗi
- Ảnh hưởng lớn đến kết quả SEO của trang web.
- Gây chậm website.
- Ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người dùng, gây ấn tượng không tốt, giảm danh tiếng của tổ chức, chủ sở hữu website.
- Không truyền tải được thông tin, hoặc truyền tải thiếu thông tin đến người dùng.
3. Cách tìm các liên kết lỗi trên website
Có khá nhiều phần mềm, add on, plugin hỗ trợ việc tìm các liên kết lỗi của website , ví dụ Broken Link Checker (add on trình duyệt), Google Search Console...
>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo kiểm tra website đã có CDN hay chưa trong vòng một nốt nhạc!
4. Các giải pháp xử lý liên kết lỗi
Liên kết lỗi có thể thuộc 1 trong 2 nguồn sau: liên kết của chính website đó (internal links) hoặc các liên kết đến trang web khác (outbound links).
Các liên kết lỗi cũng có nhiều nguyên nhân, tuỳ vào từng trường hợp mà ta sẽ có các cách xử lý phù hợp với từng loại liên kết. Tránh để xảy ra các liên kết trên web không hoạt động bằng cách update lại các link khi có sự thay đổi liên quan.
Xử lý với các link lỗi:
Redirect đến các trang báo lỗi.
Khi các tài nguyên mà link đó gọi tới không thể trả về cho người dùng, nên set các link đó chuyển hướng đến các trang báo lỗi. Thường các webserver hay có các thư mục error_pages chứa các file dạng như 500.html, 404.html… chứa các thông báo lỗi cho người dùng.
Cài đặt quyền truy cập phù hợp cho các tài nguyên
Đôi khi việc liên kết không trả về kết quả mặc dù tài nguyên tồn tại, nhưng ứng dụng lại không có quyền truy cập để lấy dữ liệu trả về cho người dùng. Việc này cũng dẫn đến người dùng nhận về thông báo lỗi.
Xóa các link lỗi trong sách của các search engine
Việc này sẽ hạn chế người dùng truy cập vào các link cũ dù đã được cập nhật trên website nhưng vẫn còn lưu tại các công cụ tìm kiếm, nhằm giảm ảnh hưởng đến kết quả SEO, uy tín của công ty, tổ chức.
Thường xuyên kiểm tra các liên kết của website, đảm bảo cập nhật kịp thời khi xảy ra lỗi
Có thể sử dụng các công cụ như Google Web Master hoặc các công cụ phân tích log để theo dõi và có cảnh báo tới người quản trị web.
Khi cần sử dụng các liên kết ngoài, nên chọn các bên uy tín, chất lượng cao
Việc sử dụng liên kết ngoài khá phổ biến, ví dụ sử dụng các phần mềm tích hợp của các bên thứ ba, các trang lưu trữ ảnh, video…
Việc cân nhắc lựa chọn sử dụng liên kết của bên nào là cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hiệu năng website của bạn.
1 số yếu tố nên cân nhắc khi lựa chọn:
Uy tín, độ tin cậy của chủ sở hữu website ngoài
Giả sử, khi bạn lựa chọn 1 nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Bạn cần đảm bảo bên sở hữu dịch vụ có các chính sách đảm bảo về tính an toàn cho dữ liệu, không để xảy ra mất mát hay truy cập trái phép đến dữ liệu. Việc sử dụng của các bên uy tín cũng đảm bảo sự thay đổi ít khi xảy ra. Nếu các nhà cung cấp nhỏ, đôi khi việc thay đổi tên miền thường xuyên xảy ra hoặc tên miền hết hạn không được xử lý kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến các website sử dụng liên kết đến web đó.
Chất lượng dịch vụ
Hạ tầng (vị trí địa lý gần hay xa, công nghệ sử dụng, thiết bị), tốc độ xử lý của dịch vụ, các tính năng bổ trợ của dịch vụ... là các yếu tố khá quan trọng cần quan tâm.
Giả sử website của bạn đặt tại server ở Việt Nam, người dùng truy cập cũng chủ yếu ở Việt Nam. Nếu bạn chọn một site lưu trữ file đặt ở nước ngoài, khi trang web của bạn gọi đến file đó, thời gian kết nối và trả về kết quả sẽ lâu hơn so với cùng file đó đặt tại site ở Việt Nam.
Hoặc khi bạn chọn 1 site khác, cũng đặt tại Việt Nam, nhưng site đó sử dụng server cấu hình thấp, đường truyền chất lượng kém, không ổn định. Việc gọi đến liên kết nằm trên site đó sẽ chậm, kéo theo cả site của bạn cũng chậm theo. Đôi khi 1 liên kết không xử lý được sẽ làm tắc nghẽn luồng xử lý các request, các liên kết khác sẽ phải đợi hoặc không được xử lý trong 1 khoảng thời gian.
Do tính chất cập nhật nội dung thường xuyên, hoặc các thông tin đã cập nhật thay đổi, hoặc mức độ không ổn định của đường truyền, một website thông thường khó tránh khỏi việc chứa các liên kết lỗi. Trong khi đó, tác động của yếu tố này đối với tốc độ tải web là không hề nhỏ và việc khắc phục cũng không nhanh chóng hay dễ dàng.
Để hạn chế lỗi cho liên kết gây ra bởi 1 số nguyên nhân, Bizfly Cloud giới thiệu giải pháp CDN cho website.
Bizfly Cloud giải quyết vấn đề về liên kết lỗi như thế nào?
1. Bizfly CDN giải quyết vấn đề các liên kết lỗi do thời gian truyền tải lớn
Nếu bạn đã biết đến công nghệ CDN của Bizfly Cloud, thì một trong những tính năng nổi bật khiến CDN trở thành giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề về tốc độ website là khả năng phân phối request tại nhiều location khác nhau.
Là hệ thống CDN tối ưu để phục vụ chủ yếu cho khu vực Việt Nam, với các điểm POP đặt tại nhiều location trải dài khắp các tỉnh thành và cả nước ngoài, Bizfly CDN cho thời gian nhận và trả về kết quả request tối ưu tới mức tối đa.
Do cơ chế xử lý request của Bizfly CDN là trả về kết quả cho người dùng từ các máy chủ CDN gần người dùng nhất về mặt địa lý để đảm bảo thời gian truyền tải nhanh chóng. Hạn chế các lỗi timeout (504...)
2. Tính năng thống kê liên kết lỗi realtime
Bizfly CDN cũng sở hữu tính năng thống kê số lượng các liên kết lỗi ở dashboard, từ đó chủ sở hữu trang có thể ngay lập tức phát hiện toàn bộ link bị lỗi trên trang và kịp thời xử lý để lỗi này không làm gián đoạn hoạt động của trang, cũng như ảnh hưởng tới trải nghiệm lướt web của khách trên trang.
3. Trả về kết quả cho người dùng ngay cả khi server gốc down
Do cơ chế của CDN là cache dữ liệu được lấy từ server gốc và lưu dữ liệu trong 1 khoảng thời gian nhất định nên trong trường hợp server gốc của khách hàng sử dụng CDN bị lỗi hoặc downtime, các liên kết vẫn có thể được tải từ CDN và trả về cho người dùng, kết quả là người dùng không bị trả về kết quả lỗi.
4. Với tốc độ xử lý cao , Bizfly CDN giảm các lỗi timeout cho liên kết , tăng tốc độ trả về cho người dùng.
Các server sử dụng cho dịch vụ CDN của Bizfly Cloud sở hữu cấu hình phần cứng mạnh mẽ, kết hợp với đường truyền tốc độ cao 10Gbps đảm bảo việc trả về dữ liệu cho người dùng nhanh nhất. Giảm tải việc xử lý và truyền tải cho server gốc, giảm các link lỗi do server gốc không kịp xử lý hoặc xử lý quá chậm.
Bizfly CDN thuộc hệ sinh thái điện toán đám mây Bizfly Cloud được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam. Với kinh nghiệm vận hành hơn 200 website với lượng truy cập đến hơn 50,000,000 người dùng, Bizfly CDN đang phục vụ hơn 2000 đối tác uy tín: VinGroup, Topica, Kenh14, SohaGame, 7-Eleven… Dựa trên quá trình hợp tác lâu dài với rất nhiều thương hiệu lớn, Bizfly CDN hiện vẫn được các khách hàng của Bizfly Cloud tại Việt Nam và trên thế giới "chọn mặt gửi vàng" cho các hệ thống website đồ sộ và tiềm năng của họ.
Để giúp khách hàng có thể trải nghiệm và cảm nhận chất lượng dịch vụ chân thực và trực tiếp nhất, Bizfly Cloud hiện đang hỗ trợ MIỄN PHÍ CDN bản dùng thử 100GB trong 30 ngày. Khách hàng có thể truy cập và đăng ký tài khoản ngay hôm nay tại: https://bizflycloud.vn/cdn/
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ CDN nào tốt nhất Việt Nam?