Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn

2059
12-07-2018
Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn

Sớm muộn gì đến một ngày nào đó, bạn cũng sẽ phải tính đến chuyện doanh nghiệp sẽ cần thêm nhiều không gian để lưu trữ dữ liệu hơn nữa. Các thông tin như email, tài liệu, file thuyết trình, cơ sở dữ liệu, đồ họa, audio file và spreadsheets giống như là mạch máu của hầu hết mỗi công ty. Và các ứng dụng đang chạy hay dùng để bảo vệ công ty cũng luôn cần nhiều dung lượng lưu trữ. CùngBizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết ngay tại bài viết này nhé. 

Những yếu tố tác động đến nhu cầu lưu trữ của Doanh nghiệp

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu về lưu trữ ngày một cấp thiết như:

- Các quy định mới đây của chính phủ, chẳng hạn như: Luật An ninh mạng sắp được đi vào thực thi yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải duy trì và lưu trữ thông tin dữ liệu tại Việt Nam.

- Vì lý do pháp lý, nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện đang lưu trữ thư điện tử có niên đại từ năm năm trở lên.

- Sự phổ biến của virus và phần mềm gián điệp đòi hỏi phải có nhiều phương án sao lưu thận trọng hơn – đồng nghĩa với nhu cầu dung lượng lưu trữ cũng cao hơn bao giờ hết.

- Mỗi phiên bản mới của một ứng dụng phần mềm hoặc hệ điều hành lại đòi hỏi nhiều không gian ổ cứng hơn phiên bản tiền nhiệm.

- Nhu cầu lưu trữ các media file dung lượng lớn ngày một tăng, chẳng hạn như việc lưu trữ video và phân phối chúng cho người dùng trên mạng đang tạo ra nhu cầu về các giải pháp lưu trữ và truyền tải phức tạp hơn.

Lưu trữ thông tin và quản lý lưu trữ là những yếu tố rất quan trọng đứng sau thành công của mỗi công ty. May mắn là, luôn có nhiều lựa chọn lưu trữ và cả vị trí lưu trữ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thường, giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp tốt nhất là kết hợp các tùy chọn lưu trữ khác nhau.

Tuy nhiên, làm thế nào để quyết định lựa chọn nào là tốt nhất? Trước tiên, ta cần xem xét nhu cầu lưu trữ theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp cả về dung lượng và vị trí thực tế. Bước tiếp theo là xem xét các tùy chọn lưu trữ phù hợp nhất với những nhu cầu đó. Cuối cùng là phát triển một kế hoạch để triển khai các giải pháp lưu trữ đã chọn trước đó.

Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn - Ảnh 1.

Nhu cầu lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn ngày một tăng

Xác định nhu cầu về storage của Doanh nghiệp

Trước tiên doanh nghiệp cần đánh giá nhu cầu lưu trữ liên quan đến các ứng dụng, dữ liệu của mình và cách thức cũng như nơi mà doanh nghiệp cần truy cập những dữ liệu đó.

Trả lời những câu hỏi sau để bắt đầu hiểu hơn về nhu cầu lưu trữ của Doanh nghiệp bạn:

- Ứng dụng nào sinh ra số lượng file nhiều nhất?

- Ứng dụng nào chạy trên máy chủ nào?

- Niên đại của dữ liệu là bao nhiêu?

- Bao nhiêu trong số chúng là trùng lặp hoặc đã cũ?

- Bao nhiêu trong số chúng không liên quan đến doanh nghiệp?

- Mức độ nhanh chóng cần thiết khi truy cập dữ liệu là bao nhiêu?

- Dữ liệu nào cần được truy cập từ những vị trí nào?

Ngay khi xác định được lượng dữ liệu phải xử lý, cũng như cách thức, thời gian và địa điểm truy cập các dữ liệu đó, bạn sẽ có ý tưởng rõ ràng hơn về nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp.

Cân nhắc các lựa chọn giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp

Từ flash memory cho đến mạng lưu trữ NAS (network-area storage), các doanh nghiệp nhỏ giờ đây có nhiều lựa chọn lưu trữ hơn bao giờ hết.

Trải dài sự lựa chọn từ ổ đĩa USB flash memory di động cho tới các hệ thống network-attached storage (thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng internet) có thể được đặt ở bất cứ đâu trên mạng.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các lựa chọn mà Doanh nghiệp có thể áp dụng:

Ổ đĩa USB Flash Memory

Loại ổ đĩa này đặc biệt thu hút những người hay phải di chuyển nhiều vì chúng tiêu thụ ít năng lượng, đủ nhỏ để vừa với móc khóa và không có các phần tách rời. Bạn có thể kết nối ổ đĩa USB flash memory với cổng USB của máy tính xách tay để sao lưu các tệp khi đang di chuyển. Một số ổ USB thậm chí còn cung cấp mã hóa để bảo vệ các tệp trong trường hợp ổ đĩa bị mất hay bị lấy trộm. 

Một số ổ đĩa còn cho phép lưu trữ dữ liệu Outlook (chẳng hạn như e-mail và các mục lịch gần đây), Internet Explorer Bookmarks, file dữ liệu và thậm chí một số ứng dụng máy tính để bàn. Và như vậy, bạn hoàn toàn có thể để máy tính xách tay ở nhà và chỉ việc cắm ổ USB trên bất cứ máy tính nào mà bạn làm việc.

Ổ cứng gắn ngoài

Một cách đơn giản và không mấy tốn kém để tăng thêm dung lượng lưu trữ là kết nối máy tính với ổ cứng ngoài. Tuy nhiên các ổ cứng gắn ngoài được kết nối trực tiếp với PC cũng có một số nhược điểm nhất định. Bất kỳ tệp nào đang lưu trữ trên ổ đĩa mà không tồn tại ở nơi nào khác đều cần phải sao lưu. 

Ngoài ra, nếu như bạn đi công tác và cần truy cập vào các tệp trên ổ đĩa ngoài, bạn sẽ phải mang theo ổ đĩa hoặc không quên sao chép các tệp cần thiết sang ổ USB, ổ đĩa trong của laptop, đĩa CD hay các phương tiện lưu trữ khác. Cuối cùng, trong những trường hợp như hỏa hoạn hay xảy ra thảm họa tại nơi làm việc, dữ liệu chắc chắn sẽ không được bảo vệ an toàn.

Online storage

Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn - Ảnh 3.

Giải pháp lưu trữ trực tuyến

Các dịch vụ cung cấp khả năng lưu trữ và sao lưu từ xa qua internet mang đến cho các doanh nghiệp những lợi ích vô cùng hấp dẫn không thể bỏ qua. Việc sao lưu các dữ liệu quan trọng nhất của tổ chức trên 1 máy chủ bảo mật đặt tại các data center, chính là cách để doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn và bảo mật hơn. 

Doanh nghiệp bạn cũng có thể dễ dàng chia sẻ các file dung lượng lớn với khách hàng, đối tác và những người khác bằng cách cấp cho họ quyền truy cập được bảo vệ bằng mật khẩu vào dịch vụ lưu trữ trực tuyến mà Doanh nghiệp đang sử dụng, nhờ vậy mà loại bỏ được việc phải gửi các file đó qua email. 

Và trong mọi trường hợp, bạn đều có thể đăng nhập vào tài khoản từ bất cứ một máy tính nào qua trình duyệt web – một cách không thể tiện lợi hơn để lấy file khi bạn đang không ở gần PC. Lưu trữ từ xa có thể đôi khi hơi chậm một chút, dù vậy, nó vẫn đảm bảo tốc độ ngang bằng với đường truyền internet truy cập vào storage đó.

Network-attached storage - Thiết bị lưu trữ giao tiếp qua mạng

Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn - Ảnh 4.

Network-attached storage - NAS

NAS cung cấp truy cập dữ liệu nhanh, đơn giản và đáng tin cậy trong môi trường mạng IP. Giải pháp NAS thích hợp cho mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu về một kho lưu trữ vừa mang hiệu quả kinh tế vừa phục vụ được nhiều người dùng cùng chia sẻ thông tin trên mạng cùng lúc. 

Và bởi vì rất nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang thiếu một bộ phận IT chuyên trách, giải pháp NAS thường dễ để triển khai, quản lý tập trung và thống nhất.

Giải pháp NAS có thể chỉ là một ổ đĩa cứng duy nhất với 1 cổng Ethernet hoặc tích hợp kết nối Wi-Fi. Để thêm tiện ích, các giải pháp NAS cũng có thể cung cấp thêm cổng USB và FireWire, cho phép kết nối các ổ đĩa cứng gắn ngoài để mở rộng toàn bộ dung lượng lưu trữ của doanh nghiệp. Ngoài ra, NAS cũng hỗ trợ thêm tính năng print-server (in từ máy chủ), cho phép nhiều người dùng dễ dàng chia sẻ một máy in duy nhất.

Giải pháp NAS có thể bao gồm nhiều ổ đĩa cứng trong cùng 1 dãy RAID cấp 1. Hệ thống lưu trữ RAID cấp 1 bao gồm hai hoặc nhiều ổ cứng tương đương (ví dụ hai ổ đĩa 250 GB) trên cùng một thiết bị kết nối mạng. Các tệp được ghi vào ổ đĩa chính sẽ tự động được ghi vào ổ đĩa thứ hai. Chế độ sao lưu tự động này có nghĩa là nếu ổ đĩa cứng đầu tiên bị "die", bạn vẫn sẽ truy cập được vào tất cả các ứng dụng và tệp đã ghi trên ổ đĩa thứ hai.

Giải pháp NAS cũng giúp giảm tải việc phân phối tệp từ các máy chủ khác trên mạng và qua đó, làm tăng hiệu suất hoạt động. Hệ thống NAS giúp cho việc lưu trữ được quy về 1 mối, nhờ vậy mà tăng hiệu quả, giảm chi phí; đơn giản hóa việc quản lý lưu trữ, sao lưu, phục hồi dữ liệu; và cho phép dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng yêu cầu lưu trữ tăng lên mỗi ngày.

Xây dựng và phát triển kế hoạch lưu trữ

Trước khi đầu tư vào một giải pháp lưu trữ cụ thể nào, lời khuyên là hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia IT tin cậy về lựa chọn nào sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp bạn trong hiện tại và tương lai. Bước tiếp theo là lập 1 kế hoạch triển khai chi tiết xác định các yếu tố về thời điểm và bối cảnh cần áp dụng.

Bạn có thể sẽ muốn cân nhắc lựa chọn một managed storage service (dịch vụ quản lý lưu trữ), cung cấp các tính năng lưu trữ theo yêu cầu và quản lý lưu trữ quan trọng. Cũng như online storage, với mô hình dịch vụ này, thường bạn sẽ chỉ phải trả một khoản phí sử dụng theo tháng – và có lẽ là lựa chọn hợp lý nhất cho các doanh nghiệp nhỏ không quá dư dả về mặt tài chính.

Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn - Ảnh 5.

Xây dựng và phát triển kế hoạch lưu trữ tổng thể cho Doanh nghiệp

Như vậy bạn đã biết được cách để xác định nhu cầu lưu trữ của Doanh nghiệp và những mô hình lưu trữ khác nhau mà Doanh nghiệp có thể áp dụng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là không nên chờ đợi cho đến khi Doanh nghiệp cần thêm dung lượng lưu trữ thì mới bắt đầu ứng phó. Đi tắt đón đầu luôn luôn là một chiến lược hay, bởi vậy hãy lên kế hoạch ngay từ hôm nay để sẵn sàng cho nhu cầu lưu trữ trong tương lai của Doanh nghiệp, và tránh được lãng phí thời gian và tiền bạc sau này.

Theo www.entrepreneur.com

>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Storage - Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử dụng

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE