IOPS là gì? Tổng hợp chi tiết các thông tin quan trọng về IOPS
Việc lựa chọn máy chủ ảo hay nền tảng điện toán đám mây phù hợp cho doanh nghiệp là một quá trình mà chắc hẳn nhân sự IT nào cũng sẽ phải trải qua. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến lựa chọn đó, giúp xác định mức độ “nhanh” và “nhạy” của máy ảo chính là IOPS. Vậy IOPS là gì, và tại sao lại quan trọng đến vậy? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu ngay nhé.
IOPS là gì?
IOPS (Input/Output per Second) được hiểu là đơn vị đo lường tổng số lượng tác vụ Read hoặc Write được hoàn thành trong 1 giây. Thông thường, IOPS được sử dụng cho các thiết bị lưu trữ như HDD, SSD hay SAN, có khả năng quyết định độ “nhạy” cũng như độ “nhanh” của máy chủ ảo.
Với IOPS, người dùng có thể xác định trước xem máy ảo có thể kiểm soát bao nhiêu hoạt động nhập/xuất trong cùng một thời điểm. Khi đạt đến ngưỡng cho phép, máy chủ ảo sẽ tiến hành điều tiết các hoạt động, tạo các yêu cầu và quá trình chờ đợi. Lúc này, máy chủ sẽ tăng tải cho đến khi xử lý xong các yêu cầu này. Quá trình chờ đợi trong thời gian này cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi “IOWait”.
SATA và SAS IOPS
Mặc dù có những ngoại lệ, nhưng những con số sau đây được coi như là một quy tắc tối ưu về hiệu suất cho các ổ cứng SATA và SAS truyền thống:
- 7.2K SATA - /- 80 IOPS
- 10K SAS - /- 120-140 IOPS
- 15K SAS - /- 180-200 IOPS
SSD IOPS
SSD được biết đến với khả năng đọc và ghi nhanh hơn.
Ví dụ: ổ SSD của Enterprise Data center như Intel DCS 3500, có IOPS trong khoảng từ 4.600 IOPS (Random Writes) đến 75.000 IOPS (Random Reads).
Vì sao IOPS quan trọng?
Về cơ bản, IOPS xác định tốc độ hoạt động của ổ đĩa cứng, tốc độ này càng nhanh thì càng tốt, vì các lý do sau đây.
Thứ nhất, Google đã tuyên bố rằng tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quyết định thứ hạng của website, do đó các trang web nhanh hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn.
Ngoài ra, các website sở hữu tốc độ tải nhanh hơn có xu hướng bán hàng nhiều hơn vì người dùng thích trải nghiệm tốc độ tải trang nhanh chóng.
Có rất nhiều cách để tăng tốc độ một trang web, tuy nhiên, một trong những cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất đó là chuyển sang SSD Hosting.
Disk và IOPS của Cloud Server của Bizfly Cloud ra sao?
Lấy một trường hợp cụ thể, Cloud Server của Bizfly Cloud sở hữu những thông số tối ưu như sau:
Với RAM 2GB, CPU Threads = 2 và Disk (SSD) = 20GB, thì:
- Write IO = 32MB/s
- Read IO = 234MB/s
- Write IOPS = 6123
- Read IOPS = 58569
Các chỉ số trên đều tối ưu và tuyệt vời hơn rất nhiều nếu so sánh với các nhà cung cấp khác khi họ cung cấp một cấu hình tương tự.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy liên hệ với Bizfly Cloud tại bizflycloud.vn để được tư vấn những phương án kỹ thuật phù hợp nhất cho bạn và doanh nghiệp.
Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Storage - Lưu trữ đám mây là gì? Tìm hiểu về lưu trữ đám mây
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud