Gradle là gì? Tìm hiểu một số lý do nên dùng Gradle

1384
01-07-2022
Gradle là gì? Tìm hiểu một số lý do nên dùng Gradle

Nhắc đến các công cụ mã nguồn mở miễn phí, các lập trình viên chắc chắn không thể bỏ qua Gradle. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Gradle là gì, lịch sử hình thành của nó và lý do nên sử dụng Gradle. Tham khảo bài viết của Bizfly Cloud để được giải đáp một số vấn đề liên quan đến Gradle và ứng dụng vào công việc hiệu quả nhé! 

Gradle là gì?

Gradle là một công cụ mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và được cung cấp hoàn toàn miễn phí, giúp các Developer xây dựng hầu hê ý các loại phần mềm một cách linh hoạt, nhanh chóng. Gradle hỗ trợ các lập trình viên tự động hoá quá trình dựng phần mềm, quản lý thư viện,.... Từ đó tối ưu việc biên/phiên dịch, đóng gói phần mềm cũng như triển khai sử dụng.

Gradle có sẵn các cấu trúc phần mềm phổ biến nên thay vì phải xây dựng từ đầu, bạn chỉ cần dựa vào đó để phát triển thêm các tính năng mới. Nhờ đó, các lập trình viên có thể tối ưu thời gian trong quá trình phát triển phần mềm.

Gradle giúp các Developer xây dựng hầu hê ý các loại phần mềm một cách linh hoạt

Gradle giúp các Developer xây dựng hầu hê ý các loại phần mềm một cách linh hoạt

Lịch sử phát triển Gradle

Năm 2000, các công cụ hỗ trợ đầu tiên được sử dụng với cái tên Apache Ant nhanh chóng phổ biến trong các dự án với ngôn ngữ Java. Công cụ này giúp các Developer sử dụng bộ cú pháp XML để xây dựng, mô tả ứng dụng trong quá trình dự án. Tuy nhiên, các đoạn mã của Apache Ant quá phức tạp nên năm 2004, Apache Maven đã ra đời để thay thế nó.

Công cụ này có sự cải thiện vượt trội về cú pháp và đưa ra một cấu trúc dự án tiêu chuẩn. Các lập trình viên có thể phát triển ứng dụng có sử dụng gói được đóng sẵn của Apache Maven thay vì phải xây dựng chức năng đó ngay từ đầu. Thế nhưng, việc Apache Maven sử dụng XML khiến cho file Project Object Model dài dòng, phức tạp.

Ngoài ra, các Developer có thể sẽ tốn thời gian để điều chỉnh phù hợp với dự án nếu cấu trúc của dự án không tuân theo tiêu chuẩn Maven Standard Directory Layout. Phải đến năm 2007, Gradle ra đời đã kết hợp nhiều ưu điểm nổi bật nhất của cả Maven và Ant đã giải quyết tốt các vấn đề trong việc đóng gói. Các tính năng được cải thiện hơn và Groovy được Gradle đưa vào và ứng dụng hiệu quả.

Gradle kết hợp nhiều ưu điểm nổi bật nhất của cả Maven và Ant

Gradle kết hợp nhiều ưu điểm nổi bật nhất của cả Maven và Ant

Vì sao nên dùng Gradle

Nhiều lập trình viên sau khi sử dụng Gradle đánh giá nó mang nhiều ưu điểm và nên sử dụng:

  • Build Script viết bằng Gradle trở nên ngắn gọn, trực quan và dễ đọc hơn: Gradle kết hợp các ưu điểm của Ant và Maven, bổ sung các cải thiện mới bằng việc sử dụng Groovy để giải quyết tốt nhất bài toán đóng gói.
  • Hiệu suất mạnh mẽ giúp cải thiện năng suất công việc nhờ chỉ chạy các tác vụ cần thiết. Bởi đầu vào, đầu ra của chúng đã được thay đổi và hạn chế tối đa các tác vụ không cần thiết hoạt động. Các lập trình viên có thể sử dụng build cache để sử dụng lại các kết quả đầu ra trong bản dựng trước hoặc từ một máy tính khác. Bên cạnh đó, Gradle cũng liên tục triển khai các tính năng để cải thiện hiệu suất nên bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều cách để tối ưu Gradle.
  • Gradle giúp rút ngắn thời gian của quá trình build bằng cách cho phép chạy Parallel các đoạn code test. Trong tương lai, để giảm thiểu thời gian chờ đợi, Gradle có thể sẽ cho phép việc phân phối các đoạn code test qua nhiều machine khác nhau.
  • Thực hiện tất cả các task có thể và tổng hợp toàn bộ lỗi gặp phải trong một lần đóng gói thay vì dừng quá trình build ngay khi xảy ra lỗi. Ngoài ra, nó cũng tự tìm kiếm các task lệ thuộc nhau và thực hiện quá trình build lại nhằm rút ngắn tốc độ build.
  • Khả năng tương thích với nhiều công cụ, hỗ trợ lập trình viên tương tác với các dự án Gradle trong IDE. Bạn cũng có thể sử dụng Gradle trong quá trình sử dụng NetBeans, Visual Studio, các phần mềm IDE khác,... nếu có hỗ trợ.
  • Rút ngắn thời gian phát triển các dự án nhờ các bản cấu trúc mẫu của Gradle vào dự án của mình. Các cộng tác viên trong dự án có thể hỗ trợ bạn debug bởi nền tảng Web-based của Gradle sẽ hiển thị các chỉ số, thông tin liên quan tới dự án một cách trực quan, đầy đủ.
  • Hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ lập trình như C/C++, Object C++, Object C, Assembler,.... Trong trường hợp lập trình viên làm việc với hệ sinh thái của Microsoft, Gradle cũng được tối ưu để tận dụng các nguồn tài nguyên trong Windows để xây dựng chúng. Gradle tương thích với toàn bộ phiên bản Microsoft Visual Studio giai đoạn từ 2010-2019.
  • Hỗ trợ cho compiler, assembler, linker và cho phép phân phối các thư viện, file thực thi với nhiều loại, platforms và phiên bản khác nhau. Đồng thời tích hợp thêm các công cụ từ IDE đến CI hay công cụ Deploy,...
Gradle build bằng cách cho phép chạy Parallel các đoạn code test

Gradle build bằng cách cho phép chạy Parallel các đoạn code test

Một số câu hỏi thường gặp về Gradle

Những người mới tìm hiểu về Gradle thường thắc mắc một số vấn đề như có thể tìm hiểu thêm về Gradle ở đâu. Bạn có thể tham khảo một số tài liệu sử dụng Gradle mã nguồn mở tại trang web https://docs.gradle.org/current/userguide/userguide.html. Bạn có thể tìm kiếm thông tin và học Gradle trực tuyến thông qua các khóa học online hoàn toàn miễn phí của Gradle. Các khóa học online thường xuyên được tổ chức và cập nhật trên trang web https://gradle.com/training/.

Trong trường hợp đã sử dụng thành thạo Gradle, bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu hỗ trợ Gradle Enterprise để ứng dụng tốt hơn. Gradle Enterprise là một sản phẩm SaaS on-premises, được phát triển dựa trên nền tảng của Gradle mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp có thể giảm thời gian phát triển sản phẩm mẫu hoặc test thử sản phẩm nhiều lần so với việc thực hiện từ đầu.

Nếu bạn đang thắc mắc liệu Gradle có nên sử dụng nó hay không, bạn nên cân nhắc về điểm hạn chế của Gradle. Công cụ mã nguồn mở này chỉ có thể hỗ trợ cho các Dependency tương thích với hệ thống tệp (Filesystem), Maven và Ivy. Tuy nhiên, nhược điểm này của Gradle có thể được khắc phục trong thời gian gần và Gradle vẫn là một công cụ mà nguồn mở mà bất cứ lập trình viên nào cũng nên ứng dụng vào công việc của mình.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm Gradle là gì, ưu điểm và lý do nên sử dụng nó. Các tính năng hữu ích của Gradle sẽ giúp bạn phát triển ứng dụng Android hiệu quả hơn. Theo dõi các bài viết tiếp theo của Bizfly Cloud để cập nhật thêm những xu hướng công nghệ mới nhất hiện nay nhé!

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Gradle
SHARE