Client server là gì? Những ưu, nhược điểm của mô hình Client server

1415
23-06-2022
Client server là gì? Những ưu, nhược điểm của mô hình Client server

Client server là một mô hình được áp dụng vô cùng phổ biến trên hệ thống mạng máy tính bởi khả năng phân vùng nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có thể hiểu rõ về định nghĩa, ưu, nhược điểm cũng như nguyên tắc hoạt động chính xác của mô hình này. 

Trong phần bài viết này, Bizfly Cloud sẽ cung cấp đến bạn định nghĩa chính xác Client server là gì cùng các phần nội dung liên quan khác.

Client server là gì 

Client server là một mô hình mạng máy tính bao gồm hai thành phần chính đó là Client (máy khách) và server (máy chủ). Trong mô hình này:

  • Server đóng vai trò là nơi cài đặt các chương trình dịch vụ hay hỗ trợ lưu trữ tài nguyên theo đúng với yêu cầu của Client.
  • Client bao gồm máy tính cũng như các loại thiết bị điện tử nói chung sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc gửi yêu cầu đến server.

Mô hình Client server sẽ cho phép mạng có khả năng tập trung các ứng dụng có cùng một chức năng tại một hoặc nhiều dịch vụ file chuyên dụng. Điều này khiến chúng trở thành trung tâm của hệ thống. Bên cạnh đó, hệ điều hành của Client server cũng cho phép người dùng chia sẻ cùng lúc một loại tài nguyên mà không gặp bất kỳ giới hạn nào về vị trí địa lý.

Client server là một mô hình mạng máy tính bao gồm hai thành phần chính đó là Client và server

Client server là một mô hình mạng máy tính bao gồm hai thành phần chính đó là Client và server

Ưu, nhược điểm nổi bật của Client server

Để có thể sử dụng Client server một cách chính xác nhất và phù hợp nhất với yêu cầu của bản thân thì bạn cần nắm rõ được những ưu, nhược điểm của Client server dưới đây:

- Ưu điểm:

  • Kiểm soát tập trung: Tất cả mọi thông tin cần thiết theo mô hình Client server sẽ được đặt tại một vị trí cố định duy nhất. Đây được xem là một ưu điểm cực kỳ hữu ích và được ưa chuộng bởi nhiều quản trị viên mạng bởi họ có thể toàn quyền quản lý và điều hành mọi việc. Tính năng này cũng giúp giải quyết mọi sự cố trong mạng và cập nhật tài nguyên tại một nơi thống nhất.
  • Tính bảo mật: Nhờ vào hệ thống kiến trúc tập trung của mạng mà tất cả mọi dữ liệu có trong Client server đều được bảo vệ một cách tối đa. Điều này giúp người dùng có thể tiến hành việc kiểm soát truy cập bằng cách cấp quyền truy cập cho những người được thực hiện các thao tác cần thiết.
  • Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng của mô hình Client server là vô cùng tốt. Người dùng có thể gia tăng số lượng tài nguyên của mình bất kỳ khi nào mà họ muốn. Điều này giúp việc tăng kích thước của Server trở nên dễ dàng hơn mà không bị gián đoạn.
  • Khả năng truy cập: Tại Client server sẽ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các nền tảng hay vị trí với nhau. Tất cả mọi máy khách đều có khả năng truy cập tốt vào hệ thống mạng máy tính. Điều này giúp cho tất cả các thành viên trong cùng một công ty có thể truy cập vào thông tin một cách dễ dàng mà không cần đến bộ xử lý khác.

- Nhược điểm:

  • Tắc nghẽn lưu lượng: Nếu có quá nhiều Client tạo yêu cầu từ cùng một server thì chắc chắn lưu lượng mạng sẽ bị tắc nghẽn và khiến cho kết nối trở nên chậm hơn. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất còn khiến hiện tượng crash xuất hiện và tạo ra nhiều vấn đề khi người dùng truy cập thông tin.
  • Độ bền: Client server là một mạng tập trung nên toàn bộ hệ thống sẽ cùng bị gián đoạn nếu có sự cố xảy ra. Do đó, bạn cần thiết phải chú trọng về độ bền và tính thiếu ổn định của Client server.
  • Chi phí: Các hệ thống mạng có sức mạnh rất lớn đồng nghĩa với việc chi phí để thiết lập và bảo trì cho việc này là vô cùng đắt đỏ. Do đó, không phải ai cũng có khả năng để chi trả và sử dụng Client server.
  • Bảo trì: Khi các server triển khai làm việc thì nó sẽ hoạt động không ngừng nghỉ. Do đó, bạn cần chú trọng việc giải quyết các vấn đề ngay lập tức thậm chí là cần phải có một nhà quản lý chuyên biệt để hoạt động của server được duy trì.
  • Tài nguyên: Không phải tài nguyên nào hiện có trên server cũng có thể sử dụng được.
Mọi thông tin cần thiết theo mô hình Client server sẽ được đặt tại một vị trí cố định

Mọi thông tin cần thiết theo mô hình Client server sẽ được đặt tại một vị trí cố định

Client server hoạt động như thế nào?

Để nói về hoạt động của Client server thì toàn bộ quá trình giao tiếp giữa Client và server cần phải dựa trên những giao thức chuẩn như TCP/IP, SAN (IBM), ISDN, OSI, X.25, LAN-to-LAN Netbios.

  • Client: Đây là nơi gửi đi các yêu cầu đến server bằng cách tổ chức giao tiếp giữa người dùng, server và môi trường bên ngoài. Client sẽ tiến hành tiếp nhận yêu cầu của người dùng và thành lập các chuỗi truy vấn để gửi đến máy chủ. Khi nhận được kết quả từ server, Client sẽ tiến hành hiển thị kết quả đó cho người truy cập.
  • Server: Nhiệm vụ của server là xử lý những yêu cầu được Client gửi đến. Sau khi tiến hành xử lý, server sẽ gửi trả lại kết quả đến Client để Client tiếp tục xử lý kết quả và phục vụ nhu cầu của người dùng.
Client server là nơi gửi đi các yêu cầu đến server bằng cách tổ chức giao tiếp giữa người dùng

Client server là nơi gửi đi các yêu cầu đến server bằng cách tổ chức giao tiếp giữa người dùng

So sánh Client-Server với Peer to Peer(P2P) 

Client server và Peer to Peer (P2P) là hai mô hình mạng phổ biến nhất hiện nay được nhiều người biết đến. Để giúp bạn đưa ra được lựa chọn mô hình phù hợp hơn, Bizfly Cloud sẽ đưa ra những so sánh cơ bản sau:

- Điểm giống: Điểm chung nhất giữa hai mô hình Client server và Peer to Peer (P2P) là sẽ có một Client (máy khách) gửi yêu cầu đến server (máy chủ), sau đó, máy chủ này sẽ gửi trả lại thông tin về Client.

- Điểm khác:

+ Vai trò, phân quyền:

  • Client server: Giữa server và client có sự phân chia vai trò rõ ràng
  • P2P: Tất cả các máy trong cùng một mạng đều ngang hàng với nhau.

+ Quản trị mạng:

  • Client server: Cần thiết phải có sự góp mặt của người quản trị
  • P2P: Không cần thiết có sự góp mặt của người quản trị

+ Phần cứng, phần mềm:

  • Client server: Cần có máy chủ, hệ điều hành và phần cứng
  • P2P: Có thể không cần đến máy chủ hay hệ điều hành, phần cứng có rất ít.

+ Chi phí cài đặt:

  • Client server: Chi phí để cài đặt Client server thì khá đắt đỏ.
  • P2P: Chi phí cài đặt P2P thấp hơn nhiều so với Client server.

Có thể thấy, Client server là một giải pháp phần mềm phần mềm hiệu quả có khả năng vượt xa được sự khác biệt trong hệ điều hành và cấu trúc vật lý của hệ thống máy tính đồng thời giúp khắc phục được tình trạng quá tải của hệ thống mạng. Hiểu rõ Client server là gì cùng những phần nội dung hữu ích mà Bizfly Cloud đã chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn có được cách sử dụng mô hình này một cách tốt nhất và đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE