P2P là gì? Mạng ngang hàng P2P hoạt động như thế nào?
Chắc hẳn ở đâu đó bạn đã nghe về cụm từ mạng ngang hàng P2P nhưng lại không hiểu được ý nghĩa chính xác của nó là gì đúng không? Vậy bài viết này của Bizfly Cloud sẽ giải thích cho bạn khái niệm về P2P.
Cấu trúc mạng P2P đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1969, tiếp đến năm 1980 trong kinh doanh mạng P2P bắt đầu được triển khai.
Mạng ngang hàng P2P là gì?
Mạng ngang hàng hay còn được gọi là Peer to Peer (P2P) là một hệ thống máy tính kết nối với nhau thông qua Internet và chia sẻ dữ liệu mà không cần đến máy chủ trung tâm. Cuộc cách mạng máy tính ngang hàng sử dụng cấu trúc phân tán.
Nói theo một cách khác dễ hiểu hơn, mạng P2P không phân biệt giữa máy chủ (server) và máy khách (client)
Trong ngành công nghiệp điện tử: P2P thường được dùng để chỉ việc giao dịch tiền điện tử hoặc tài sản kỹ thuật số thông qua mạng phân tán (phi tập trung)
Còn trong khoa học máy tính: P2P lại được áp dụng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau và không chỉ đơn giản là dùng để trao đổi tệp. P2P còn được dùng để trao đổi thông tin giữa người với người, đặc biệt là trong những tình huống hợp tác giữa một nhóm người trong cộng đồng.
Phân loại mạng ngang hàng P2P
Mạng P2P không cấu trúc
Mạng P2P không cấu trúc là loại mạng P2P mà trong đó các nút điều khiển sẽ thiết lập một cách ngẫu nhiên. Loại máy này có khả năng chống lại việc một số nút thường xuyên tham gia và rời khỏi mạng.
Mặc dù dễ xây dựng hơn mạng P2P nhưng P2P không cấu trúc lại sử dụng bộ nhớ và CPU cao hơn. Bởi khi tìm kiếm nội dung, yêu cầu tìm kiếm sẽ được truyền lên cả mạng để tìm ra được càng nhiều máy càng tốt.
Ngoài ra, P2P không cấu trúc cũng không thể đảm bảo được việc tìm kiếm một nội dung sẽ thành công 100%.
Mạng P2P có cấu trúc
Mạng P2P có cấu trúc là loại mạng ngang hàng mà các nút được xây theo một cấu trúc cụ thể. P2P có cấu trúc cho phép các nút tìm kiếm tệp nhanh chóng hơn so với P2P không cấu trúc cho dù những tìm kiếm đó không phổ biến.
Cùng với đó, mạng P2P có cấu trúc sử dụng hệ thống DHT (Distributed Hash Table) nên đã giúp khắc phục triệt để việc tìm kiếm không thành công của mạng ngang hàng P2P không cấu trúc.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao hơn so với mạng P2P không cấu trúc nhưng P2P có cấu trúc lại có mức độ tập trung cao hơn và chi phí để thiết lập mạng này cũng cao hơn. Ngoài ra, chi phí bảo trì cho mạng cũng tương đối cao.
Mạng P2P lai
Là một loại mạng kết hợp giữa cấu trúc máy chủ và máy khách cùng với cấu trúc mạng ngang hàng. So với 2 loại mạng ngang hàng trên thì P2P lai dễ xây dựng hơn.
Không chỉ thế P2P lai còn thừa hưởng tất cả những ưu điểm và hiệu suất hoạt động của 2 loại P2P không cấu trúc và P2P có cấu trúc.
Mạng ngang hàng P2P hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở phía trên, mạng ngang hàng chính là sự bình đẳng giữa máy chủ (server) và máy khách (client). Như vậy có thể thấy về bản chất mạng ngang hàng được duy trì bởi một mạng lưới người dùng phân tán, mức độ phân tán này có thể đều nhau hoặc không đều nhau.
Các thiết bị sử dụng các ứng dụng phần mềm được thiết kế đóng vai trò là trung gian cho việc chia sẻ dữ liệu. Khi bạn muốn tìm và tải bất cứ 1 tệp nào, người dùng có thể gửi yêu cầu tìm kiếm đến các thiết bị khác nhau trên mạng.
Ví dụ: Khi bạn tải xuống 1 tệp từ nút A thì nút B lúc này sẽ đóng vai trò như máy khách. Còn khi nút A tải xuống một tệp từ nút B thì nút B sẽ đóng vai trò là máy chủ và ngược lại.
Ưu, nhược điểm của mạng ngang hàng P2P
Ưu điểm:
- Độ trễ thấp - Với độ trễ thấp, các request có thời gian phản hồi tốt hơn và thời gian chờ ngắn hơn.
- Băng thông cao - Mạng ngang hàng P2P cung cấp băng thông cao, do đó không cần máy chủ trung tâm cung cấp tài nguyên. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể cung cấp thông tin cho một số lượng lớn người dùng cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến hoạt động của mạng.
- Khả năng chịu lỗi cao - Mạng ngang hàng P2P có khả năng chịu lỗi rất cao do không phụ thuộc vào hệ thống tập trung. Có nghĩa là các máy tính được kết nối có thể hoạt động độc lập với nhau. Ngay cả khi một phần của mạng bị lỗi, nó sẽ không làm gián đoạn các phần khác. Chỉ người dùng sẽ không thể truy cập các tệp đó.
- Dễ dàng thiết lập và triển khai hơn mạng server-client, không cần kiến thức công nghệ nâng cao
- Không cần bất kỳ quản trị viên mạng chuyên biệt nào vì tất cả người dùng đều được cấp quyền quản lý hệ thống kiểm soát dữ liệu của riêng họ
- Không yêu cầu máy chủ chuyên dụng. Trong P2P, mỗi máy tính được kết nối hoạt động như một máy chủ và một máy trạm. Do đó, không cần thiết phải sử dụng một máy chủ chuyên dụng. Tất cả những người dùng được ủy quyền có thể sử dụng máy tính khách tương ứng của họ để truy cập các tệp cần thiết.
- Chi phí thấp - Do thực tế là không có máy chủ trung tâm trong mạng ngang hàng P2P, mỗi máy ngang hàng chịu trách nhiệm lưu trữ và gửi thông tin được yêu cầu. Máy chủ lưu trữ ứng dụng không bị tính phí.
Nhược điểm:
- Khả năng mở rộng bị hạn chế, hiệu suất bị ảnh hưởng: Khi số lượng thiết bị kết nối mạng tăng lên, hiệu suất sẽ giảm xuống vì mỗi máy tính đang được người dùng khác truy cập. Do đó, mạng P2P không hoạt động tốt với các mạng đang phát triển.
- Bảo mật cho các tệp riêng lẻ tương đối kém hơn trong mạng ngang hàng
- Các tệp hoặc tài nguyên không được tổ chức tập trung với mạng P2P. Điều đó có nghĩa là một số người có thể gặp khó khăn trong việc xác định các tệp cụ thể khi không có hệ thống lưu trữ tập trung
- Mạng ngang hàng P2P dễ bị phần mềm độc hại và vi rút tấn công hơn vì mỗi máy tính được kết nối đều độc lập với nhau. Nếu một trong các máy tính có xu hướng bị nhiễm vi-rút, nó có thể dễ dàng lây lan sang các máy tính còn lại ngay cả khi chúng được bảo vệ thông qua phần mềm chống vi-rút hoặc tường lửa. Do đó, trách nhiệm của mỗi người dùng là đảm bảo rằng hệ thống của họ được bảo vệ khỏi vi-rút.
Những ngành dịch vụ áp dụng mạng P2P
Chúng ta có thể kể đến một số những ngành dịch vụ áp dụng mạng ngang hàng P2P như:
- Tiền điện tử: Bitcoin, Ethereum,…
- Cho thuê nhà (homesharing)
- Cho vay (P2P Lending)
- Nền tảng mua - bán hàng trực tuyến
- Chia sẻ tệp dữ liệu
- Phần mềm mã nguồn mở (open-source)
Trên đây là những thông tin về mạng ngang hàng P2P cũng như các phân loại mạng P2P hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức cũng như có những cái nhìn đúng hơn về mạng ngang hàng.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud