Cách kiểm tra hiệu suất CDN đơn giản ngay tại nhà

1645
24-01-2022
Cách kiểm tra hiệu suất CDN đơn giản ngay tại nhà

Mục đích chính của việc sử dụng Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) là để nâng cao trải nghiệm người dùng khi truy cập trang web của bạn. Bằng cách tối ưu thời gian tải trang của website, bạn không chỉ cải thiện sự hài lòng của khách hàng mà còn đạt được lợi thế quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Ngoài ra CDN còn mang lại những lợi ích khác như cân bằng tải và giảm chi phí băng thông. Hiệu suất CDN là một số liệu quan trọng cần phải đo lường. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu cách kiểm tra hiệu suất CDN ngay trong bài viết dưới đây!

CDN là gì?

CDN (Content Delivery Network hay Mạng phân phối nội dung) là một phần thiết yếu của bất kỳ trang web và ứng dụng hiện đại nào. CDN là một mạng lưới các máy chủ được đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau nhằm tăng tốc độ phân phối nội dung web bằng cách đưa nội dung đó đến gần hơn với vị trí của người dùng.

CDN giúp cải thiện tính khả dụng trên toàn cầu và giảm băng thông cũng như giảm độ trễ cho website, ứng dụng. CDN rút ngắn thời gian máy chủ nhận, xử lý và phản hồi một yêu cầu tĩnh. Do đó, kiểm tra tác động của CDN lên trang web sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định tiếp tục sử dụng hoặc thay đổi nhà cung cấp CDN của mình.

Cách kiểm tra hiệu suất CDN đơn giản

CDN là một phần thiết yếu của bất kỳ trang web và ứng dụng hiện đại nào

Làm thế nào để kiểm tra hiệu suất CDN?

Việc kiểm tra CDN có tác động như thế nào đến hiệu suất của /ứng dụng là rất quan trọng để đảm bảo hệ thống của bạn nhanh và có độ trễ thấp. Vậy làm thế nào để có thể đánh giá tác động của CDN và đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu của bạn?

1. Đánh giá điểm chuẩn hiệu suất CDN

Đầu tiên, hãy kiểm tra thời gian tải trang của bạn mà không có CDN. Quá trình này sẽ liên quan đến việc thực hiện một số thay đổi cơ sở hạ tầng đối với cấu hình trang web của bạn. Bằng cách kiểm tra thời gian tải khi máy chủ web của bạn đang xử lý các request mà không có CDN, bạn có thể đánh giá hiệu suất của trang web của mình. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định mức độ tải mà máy chủ web của bạn có thể xử lý - đây cũng là một số liệu quan trọng khác mà bạn cần xem xét về hiệu suất và chi phí của trang web. 

Khi bạn đã xác định tốc độ trang web và ngưỡng tải của máy chủ web, bạn có thể định cấu hình lại dịch vụ CDN của mình và chạy lại các thử nghiệm tương tự. Khi CDN hoạt động trở lại, bạn sẽ thấy sự cải thiện đáng kể trong tất cả các chỉ số hiệu suất.

2. Giám sát lệnh gọi đến máy chủ gốc

Một số liệu khác mà bạn có thể sử dụng để xác định hiệu suất CDN của mình là đo số lượng lệnh gọi mà máy chủ gốc phải xử lý. Một kiến trúc CDN được tối ưu hóa sẽ giúp máy chủ gốc của bạn quản lý rất ít lệnh gọi trực tiếp vì CDN phải phục vụ phần lớn lưu lượng truy cập của bạn. 

Nếu máy chủ gốc của bạn đang đo lường số lượng request HTTP cao, nó có thể chỉ ra cấu hình sai trong ứng dụng web hoặc CDN của bạn. Nếu các lệnh gọi từ trình duyệt web đang bỏ qua CDN và liên hệ trực tiếp với máy chủ web của bạn, nó có thể chỉ ra cấu hình sai trong DNS của bạn hoặc cách bạn đã định cấu hình nội dung web trên máy chủ của mình. 

Trong quá trình kiểm tra hiệu suất CDN, bạn cũng nên kiểm tra xem CDN đang thực hiện bao nhiêu lệnh gọi tới máy chủ gốc để tìm nội dung được làm mới. Bằng cách tối ưu hóa hiệu suất CDN của bạn, bạn có thể giảm số lượng request HTTP đến máy chủ gốc của mình, tăng đáng kể tốc độ tải trang và cải thiện tỷ lệ truy cập bộ nhớ cache CDN của bạn.

3. Kiểm tra hiệu suất CDN từ nhiều vị trí

Một cách khác để kiểm tra CDN của bạn là đo tốc độ tải trang từ nhiều vị trí. Về bản chất, CDN cung cấp một kiến trúc phân tán với nhiều nút ở nhiều vị trí phục vụ người dùng ở các khu vực địa lý khác nhau. Do nền tảng phân tán này, người dùng ở các nơi khác nhau có thể sẽ có thời gian tải khác nhau. Bằng cách kiểm tra hiệu suất CDN từ nhiều vị trí, bạn có thể chắc chắn liệu dịch vụ của mình có cấu hình tối ưu hay không.

Nếu một khu vực cụ thể cho thấy độ trễ cao hơn và tốc độ trang thấp hơn, nó có thể chỉ ra cấu hình sai CDN. Vì CDN cung cấp một dịch vụ tiêu chuẩn cho mỗi nút, nên hiệu suất ở mỗi vị trí phải tương tự nhau. Nếu không đúng như vậy, có thể là máy chủ gốc đang xử lý quá nhiều request HTTP trực tiếp khi CDN phải phân phát lưu lượng người dùng này.

Kiểm tra hiệu suất CDN từ nhiều vị trí

CDN cung cấp một kiến trúc phân tán với nhiều nút ở nhiều vị trí phục vụ người dùng

4. Kiểm tra nhiều giao thức

Giao thức HTTP đã có một vài thay đổi trong những năm qua. Được phát hành vào năm 1999, HTTP/1.1 vẫn là tiêu chuẩn trong 16 năm cho đến khi HTTP/2 được xuất bản vào năm 2015. Khi HTTP/3 ra đời hứa hẹn thời gian tải nhanh hơn và hỗ trợ mã hóa được cải thiện, các nhà điều hành trang web có nhiều tùy chọn để cân nhắc khi chọn giao thức mà họ hỗ trợ trên máy chủ web của họ.

Ngày nay, hầu hết các CDN đều cung cấp hỗ trợ HTTP/1.1 và HTTP/2. Vì mục đích của mỗi phiên bản khác nhau, bạn phải kiểm tra từng tiêu chuẩn để xác định hiệu suất CDN của mình. Ngoài việc kiểm tra HTTP, bạn cũng nên đánh giá khả năng của CDN trong việc quản lý traffic an toàn qua HTTPS. 

Việc kiểm tra khả năng hỗ trợ của CDN đối với nhiều giao thức này giúp bạn có khả năng nhanh chóng xác định xem nhà cung cấp mà bạn đã chọn quản lý các tiêu chuẩn web khác nhau này tốt như thế nào. Nó cũng có thể giúp bạn nhanh chóng xác định bất kỳ cấu hình nào sai.

5. Đánh giá hiệu suất CDN thường xuyên

Kiểm tra hiệu suất của CDN của bạn yêu cầu đánh giá thường xuyên. Giống như mọi quy trình khác liên quan đến khám phá, đo lường và điều chỉnh, cách duy nhất để bạn đảm bảo CDN của mình hoạt động như bình thường là đánh giá nó trên cơ sở nhất quán. Kiểm tra thường xuyên có thể giúp bạn xác định bất kỳ vấn đề nào có thể đã phát sinh kể từ lần đánh giá trước. Nó cũng cho phép bạn xác định hiệu suất cơ bản của CDN, giúp phát hiện bất kỳ sự bất thường nào một cách nhanh chóng. 

Ví dụ: nếu bạn đột nhiên nhận thấy rằng máy chủ gốc của bạn đang cung cấp nhiều lưu lượng mạng hơn mức cần thiết, nó có thể chỉ ra sự thay đổi cấu hình trên CDN của bạn. Ngoài việc xác định các vấn đề có thể xảy ra, kiểm tra thường xuyên cũng có thể giúp bạn tinh chỉnh CDN của mình, vì các biến xác định hiệu suất CDN liên tục thay đổi.

Kiểm tra hiệu suất của CDN là điều vô cùng cần thiết không chỉ giúp tận dụng tối đa dịch vụ CDN mà còn giúp phát hiện nhanh chóng sự cố bất thường nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất trang web của bạn. CDN là một bước tiến quan trọng trong công nghệ và đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Hiện nay, Bizfly CDN là giải pháp hỗ trợ tăng tốc, tối ưu và bảo vệ website hàng đầu tại Việt Nam. Bizfly CDN giúp tăng tốc độ website trên mọi nền tảng, thiết bị; giúp kiểm soát tốc độ tải web dưới 0,5s và uptime 99,99%. Bizfly CDN sẽ tự động tối ưu dung lượng và phân phối nội dung của website từ các cụm máy chủ nhằm tăng tối đa tốc độ tải trang cho người dùng khắp Việt Nam, giảm thiểu đến hơn 90% băng thông tiêu thụ. Hãy trải nghiệm miễn phí ngay tại đây: https://bizflycloud.vn/cdn

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CDN
SHARE