Các công cụ storage tốt nhất năm 2019 giúp xây dựng một Cloud storage cho riêng bạn (P1)
Nếu bạn đang dự định xây dựng một cloud storage cho riêng mình, những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn thực hiện ý định này 1 cách cụ thể và chi tiết. Một giải pháp lưu trữ của riêng bạn sẽ giúp kiểm soát đám mây tốt hơn và bảo vệ sự riêng tư bảo mật hơn.
Để làm được điều này, bạn sẽ phải mua các thiết bị phần cứng hoặc đầu tư vào máy chủ ảo. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không mấy hứng thú với việc phải tự thiết lập mọi thứ từ a-z, thì vẫn có những cách đơn giản hơn cho nhu cầu lưu trữ của bản thân được hé lộ ở phần cuối của bài viết của Bizfly Cloud này bạn nhé!
Như thế nào là một Cloud storage tự xây dựng?
Tự lưu trữ đám mây thường là phần mềm máy chủ-máy khách/client-server, nguồn mở hoặc trả phí, cho phép thiết lập và duy trì đám mây của riêng bạn. Bạn có thể thiết lập nó trên một máy chủ vật lý chạy trên dịch vụ cloud hosting.
Bạn có thể cài đặt một số giải pháp lưu trữ đám mây trên các thiết bị lưu trữ gắn vào mạng hoặc sử dụng dịch vụ lưu trữ web từ các nhà cung cấp uy tín như BizFly Cloud.
Việc thiết lập có thể gặp một chút khó khăn, nhưng bài viết đã chọn lọc giúp bạn các ứng dụng để giúp quá trình được dễ dàng hơn, ngay cả với những người dungf sơ cấp. Nó liên quan đến việc cài đặt phần mềm máy chủ và tải xuống phần mềm máy khách cho máy tính và ứng dụng di động cho điện thoại thông minh của bạn.
Phần mềm client sẽ hoạt động tương tự như Google Drive hoặc pCloud, đồng nghĩa với việc phần mềm sẽ tạo một thư mục đồng bộ trên ổ cứng của người dùng. Các thư mục hoặc file bạn thả vào thư mục đó sẽ được đồng bộ hóa trên không gian lưu trữ đám mây, và sau đó đến các thiết bị khác có cài đặt client.
Nhiều công cụ lưu trữ đám mây dạng này vẫn có giao diện web, vì vậy bạn có thể truy cập các nội dung trên trình duyệt. Nhờ vậy, bạn có thể tránh được những rắc rối khi cài đặt phần mềm máy khách trên các máy tính không phải của mình và dễ dàng chia sẻ các tập tin với phần mềm dưới dạng trình duyệt và ứng dụng di động.
Một số công cụ xây dựng Cloud storage riêng phổ biến
Nextcloud
Phiên bản Nextcloud dành cho doanh nghiệp có thể chứa dung lượng từ 50 cho tới 10 triệu người dùng. Tuy nhiên, người dùng cấp độ cá nhân, gia đình và doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng phiên bản Nextcloud Standard hoặc phiên bản nguồn mở không hề mất phí.
Để đăng ký gói Basic hỗ trợ tối đa 50 người dùng, bạn sẽ phải trả 2.180 đô la mỗi năm. Để gia tăng nhiều người dùng hơn, bạn có thể đăng ký gói Standard với giá 3,902 đô la/năm. Cả hai gói đều có nhiều ưu đãi khi bạn tăng số lượng người dùng. Gói cuối cùng, Premium, có thể cho phép từ 50 người dùng trở lên và cung cấp các tính năng nâng cao với giá 5.623 đô la mỗi năm.
Để sử dụng Nextcloud, bạn phải thiết lập Nextcloud server bằng cách tải xuống và cài đặt phần mềm trên server. Tiếp theo, tải tiếp Nextcloud client cho máy tính để bàn - ứng dụng sẽ tương tác với server. Ứng dụng chạy trên Windows, macOS và Linux, các ứng dụng trên phiên bản điện thoại thông minh hoạt động trên iOS và Android. Bạn cũng có thể truy cập các file của mình từ bất kỳ trình duyệt tương thích nào.
Trong trường hợp bạn không muốn thực hiện những thao tác này, bạn có thể mua phần cứng được cấu hình sẵn, chẳng hạn như Nextcloud Box, Spreedbox hoặc Syncloud.
Giống như các dịch vụ đám mây độc quyền, Nextcloud cho phép bạn chia sẻ file với người khác. Phần mềm có tất cả các tính năng cơ bản, bao gồm chia sẻ giữa các người dùng, các email, link hoặc kênh truyền thông media, bảo mật mật khẩu và thời hạn sử dụng. Bạn có thể thấy những gì bạn đã chia sẻ với người khác hoặc những gì người khác đã chia sẻ với bạn. Người dùng không có tài khoản cũng có thể chỉnh sửa tài liệu.
Một tính năng thú vị khác là drop file an toàn, cho phép người khác tải file lên máy chủ của bạn. Phần mềm Nextcloud cũng cho phép bạn khôi phục các phiên bản trước đó của 1 file và nhận xét trên đó. Tìm kiếm toàn bộ văn bản cũng được tích hợp sẵn.
Các đối thủ cạnh tranh của Nextcloud cũng có các tính năng tương tự, nhưng các tiện ích bổ sung giúp phần mềm nổi trội hơn. Có tới 162 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng Nextcloud. Ví dụ, bạn có thể nâng cao quy trình làm việc của mình bằng cách sử dụng Collabora Online, đối thủ nguồn mở của bộ ứng dụng văn phòng Google. Các ứng dụng đa phương tiện bao gồm trình phát âm thanh và video, cùng với Talk, cho phép bạn thiết lập các hội nghị video trực tuyến.
ownCloud
Đối thủ cạnh tranh trực diện với Nextcloud chính là người tiền nhiệm ownCloud. Cả hai phần mềm đều có chung rất nhiều mã nên không có gì là lạ khi chúng có các tính năng tương tự nhau. ownCloud cũng là phần mềm nguồn mở và được hỗ trợ bởi một cộng đồng hùng hậu. Phần mềm cũng có một phiên bản dành cho doanh nghiệp rất phổ biến. Tuy nhiên, có những khác biệt bạn có thể nhận thấy như sau.
Cũng như Nextcloud, trước tiên bạn cần phải tải xuống và cài đặt phần mềm ownCloud server-side. Bạn có thể thực hiện trên máy chủ của riêng bạn hoặc thuê ngoài. Có khá nhiều nhà cung cấp hỗ trợ chuẩn tương thích cho ownCloud. Tại Việt Nam, Cloud server do BizFly Cloud cung cấp có tích hợp sẵn các phần mềm lưu trữ như ownCloud và NextCloud miễn phí.
Clients trên máy tính để bàn tích hợp sẵn cho Windows, macOS và Linux. Clients trên di động có sẵn cho Android và iOS. Như nhiều giải pháp lưu trữ đám mây, các ứng dụng điện thoại thông minh thường mang đến các trải nghiệm người dùng đơn giản và thân thiện, bên cạnh tính năng hữu ích, ví dụ như tải ảnh tự động. ownCloud cũng cho phép bạn truy cập các file của mình thông qua giao diện trình duyệt.
Là một trong những lựa chọn hàng đầu, ownCloud dẫn đầu doanh thu với các gói thuê bao cao cấp. Tuy nhiên, chúng cũng đắt hơn Nextcloud, với mức giá 3.600 đô la cho một thuê bao Standard. Phiên bản Doanh nghiệp có giá bắt đầu từ $ 9.000 và có kèm theo các ứng dụng điện thoại thông minh nổi tiếng, ứng dụng doanh nghiệp với thời gian phản hồi hỗ trợ nhanh hơn.
Các gói Tùy chỉnh có các hỗ trợ để thêm nhiều người dùng hơn và giảm thiểu thời gian phản hồi, tuy nhiên, bạn sẽ cần phải liên hệ với ownCloud để được báo giá.
ownCloud sở hữu nhiều tính năng đa dạng, bao gồm đồng bộ hóa tệp, chia sẻ, đồng chỉnh sửa và tìm kiếm toàn bộ văn bản.
Bạn có thể chia sẻ tệp và thư mục mà không phải lo lắng vì ownCloud cung cấp khả năng chia sẻ an toàn file bao gồm các liên kết được bảo vệ bằng mật khẩu, hết hạn liên kết tự động và thông báo chia sẻ trên thiết bị di động. Nhận xét file, gắn thẻ file, chỉnh sửa file và tính năng năng hội nghị video cho phép làm việc và trao đổi từ xa.
Tương tự như Nextcloud, tính năng Thả tệp/Files Drop cho phép người dùng ẩn danh kéo và tải file trực tiếp lên ownCloud của bạn.
Có tới hơn 70 ứng dụng trong thư viện ứng dụng của ownCloud. Trong đó có những ứng dụng phổ biến, ví dụ như Collabora Online, Trình kết nối OnlyScript, Ứng dụng quy trình làm việc, Trình xem PDF, Lịch, Danh bạ và rất nhiều tiện ích khác nữa.
Trên phương diện bảo mật, ownCloud không bị lag. Chương trình có sẵn bảo vệ ransomware, mã hóa đầu cuối và chính sách mật khẩu cho phép quản trị viên xác định các yêu cầu mật khẩu.
ownCloud sử dụng mã hóa đầu cuối, vì vậy người dùng có thể tạo các thư mục sử dụng cho trao đổi dữ liệu bên trong hoặc bên ngoài mã hóa trên server-side. Cả quản trị viên ownCloud và bên thứ ba đều không thể đọc nội dung của thư mục, chỉ người tạo mới có thể.
Ngoài ra, quản lý mã khóa cá nhân hoặc mã khóa tập trung cũng khả dụng, kết hơp với ứng dụng Key Service cho phép quản lý khóa chuyên nghiệp khi có thể lựa chọn các tùy chọn sử dụng mã thông báo USB, HSM, thẻ thông minh và các thiết bị khác để giải mã dữ liệu.
Hiện tại, dịch vụ Cloud server của BizFly đã tích hợp sẵn cả Nextcloud, ownCloud và nhiều phần mềm phổ biến khác trong công cụ Prebuilt-App bổ trợ. Người dùng chỉ cần click vào biểu tượng ứng dụng trên trang sản phẩm và phần mềm sẽ được cài đặt vào server hoàn toàn tự động và miễn phí.
Các công cụ lưu trữ đám mây kể trên có thể sẽ không dễ dàng để xử lý, bởi không giống như các dịch vụ lưu trữ đám mây truyền thống, các công cụ này có thể đòi hởi rất nhiều thao tác tùy thuộc vào cách bạn thiết lập. Đối với những ai không muốn phải thông qua các máy chủ, mà sử dụng phương thức ngang hàng với các thiết bị NAS hỗ trợ, BizFly Storage là một lựa chọn lý tưởng.
Theo BizFly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 6 bước để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng cloud storage
BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI…
Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server