6 bước để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng cloud storage
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu, khối lượng lưu trữ dữ liệu đang tăng lên theo cấp số nhân và sự tăng trưởng đó không hề có dấu hiệu dừng lại. Do đó, quản lý nhu cầu lưu trữ tăng vọt trong khi nguồn lực hạn chế là thách thức hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Để giảm bớt gánh nặng, nhiều tổ chức đã chuyển sang công nghệ cloud.
Một cuộc khảo sát trên 451 thành viên Liên minh Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu đã phần nào minh họa được quy mô kho lưu trữ tại chỗ đang được các doanh nghiệp phát triển. 35% trên tổng số 647 doanh nghiệp công nghệ và các chuyên gia IT được khảo sát cho biết đang cân nhắc việc mua ngay các giải pháp lưu trữ storage dựa trên đám mây - cloud. Mặc dù hiện tại chỉ có 20% storage là ở trên cloud, nhưng những người trả lời khảo sát ước tính rằng trong vòng hai năm tới, 1/3 storage sẽ nằm trong môi trường đám mây công cộng hoặc môi trường SaaS.
Có nhiều lý do cho sự tăng trưởng này. Nhiều tổ chức đã chuyển sang cloud storage như là một địa chỉ lưu trữ hiệu quả mà ít tốn kém cho dữ liệu chưa được sử dụng đến hoặc dữ liệu lưu trữ - các tình huống mà độ trễ và bảo mật không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu. Và khi những ứng dụng đám mây thông thường đã phát triển, thì những quan tâm dành cho lưu trữ đám mây cũng sẽ phát triển theo.
1. Đánh giá độc lập nhu cầu lưu trữ và nhu cầu đám mây
Hiện tại, chỉ có 16% số người được hỏi là có đến hơn một nửa số tổng dung lượng của họ lưu trữ bên ngoài. Tuy nhiên, con số đó dự kiến sẽ tăng lên 26% trong hai năm tới. Cùng với sự gia tăng tổng thể về khối lượng lưu trữ, đây là một mức tăng trưởng đáng kể.
Cách tiếp cận hiện tại để quản lý lưu trữ không còn đủ đáp ứng nhu cầu, và khi có nhiều dữ liệu, ứng dụng quan trọng hơn cần đưa lên cloud, các nhà phân tích cho rằng các công ty phải áp dụng những chiến lược dài hạn để kiểm soát lưu trữ đám mây trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh mở rộng hơn.
Các nhà phân tích cũng cho rằng lưu trữ và dữ liệu phải đi cùng với nhau. Như vậy trong khi một chiến lược lưu trữ là quan trọng, sự am hiểu về dữ liệu được lưu trữ cũng quan trọng không kém. Điều đó nhấn mạnh sự cần thiết cho một chiến lược quản lý dữ liệu, đặc biệt khi các công ty đang ngày một chuyển sang phân tích big data nhiều hơn.
Khi một chiến lược sơ lược được đặt ra, là lúc để ta đánh giá nhu cầu lưu trữ đám mây. Một phương án có thể sử dụng là xây dựng các quyết định lưu trữ đám mây theo mô hình cây, qua đó xác định xem đặt storage trong đám mây, tại chỗ hay kết hợp cả hai, cái nào tối ưu hơn.
Trả lời ba câu hỏi sau:
Ứng dụng bạn đang hỗ trợ là gì (là SaaS, nền tảng đám mây hay tại chỗ?) Và mức độ hỗ trợ của bạn là bao nhiêu?
Các yêu cầu về hiệu suất và các nhu cầu khác cho ứng dụng là gì? Ví dụ: độ trễ là một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn có đạt được các thỏa thuận mức độ dịch vụ (SLA) hay không.
Trả lời những câu hỏi trên, bạn có thể xác định được việc đưa ứng dụng vào dữ liệu hay đưa dữ liệu vào ứng dụng cái nào hợp lý hơn.
2. An ninh là tối quan trọng
Khi tìm cách để đưa các ứng dụng quan trọng và các dữ liệu liên quan lên trên cloud, bảo mật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp cần phải suy xét về bảo mật lưu trữ dưới các góc độ khác nhau như: bảo đảm kinh doanh thông suốt và khắc phục sau thảm họa, nên thay đổi tư duy thông thường về bảo mật chỉ dừng lại ở sao lưu và phục hồi. Không phải tất cả dữ liệu được sao lưu đều quan trọng như nhau. Các doanh nghiệp nên xác định dữ liệu nào là quan trọng nhất và xử lý dữ liệu đó một cách phù hợp.
Luôn quan tâm đến an ninh, bảo mật trên môi trường đám mây
Nên nhớ chất lượng của một dịch vụ đám mây sẽ được đo lường bằng mức độ bảo mật dữ liệu mà dịch vụ đó cung cấp. Do đó, doanh nghiệp cần phải biết chính xác các bước mà các nhà cung cấp đang thực hiện để bảo vệ dữ liệu của mình và đảm bảo việc tuân thủ các bước đó. Những ai có quyền truy cập vào dữ liệu? Ai giữ các khóa mã hóa? Ứng dụng bảo mật đến đâu?
Tối thiểu, một nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng nên cung cấp mã hóa cho cả dữ liệu chuyển tiếp cũng như dữ liệu lưu trữ, dù điều đó vẫn là không đủ. Cuối cùng thì trách nhiệm bảo mật dữ liệu của khách hàng vẫn thuộc về doanh nghiệp, chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Và như vậy, trách nhiệm đảm bảo không có rò rỉ dữ liệu xảy ra là của doanh nghiệp.
Mặc dù bảo đảm an ninh là một việc tốt nhưng đôi khi quá nhiều bảo đảm cũng có thể dẫn đến một số tác động. Bảo mật quá nhiều hoặc không đúng chỗ có thể cản trở hiệu suất hoặc tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng, vì vậy việc cân bằng cũng rất quan trọng.
3. Tích hợp và quản lý lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Vì có không nhiều tổ chức sẽ chuyển sang mô hình cloud storage toàn phần, cho nên họ sẽ phải tích hợp bộ nhớ từ hệ thống tại chỗ với các hệ thống mới hơn trên nền tảng cloud. Giải pháp mạng lưu trữ (SAN) và lưu trữ giao tiếp qua mạng (NAS) cục bộ thường sử dụng dung lượng lưu trữ theo khối và tệp, trong khi lưu trữ đám mây sử dụng mô hình hướng đối tượng. Chuyển dữ liệu giữa hai nền tảng này thường tiềm ẩn khả năng mất dữ liệu và đòi hỏi phần mềm cần tích hợp được hai hệ thống.
Tích hợp và quản lý dữ liệu lưu trữ trên cloud
Sau đó là các thành phần cloud-to-cloud. Các doanh nghiệp từng có kinh nghiệm với phát triển hệ thống đám mây, có vẻ như xử lý tốt hơn các ứng dụng dựa trên dữ liệu được lưu trữ trên nhiều đám mây với nhiều điểm truy cập. Ngoài ra, chuyển dữ liệu từ đám mây này sang đám mây khác có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Và mặc dù lưu trữ đám mây thường dựa trên mô hình hướng đối tượng, trừ khi hai đám mây đang sử dụng cùng một kiểu kiến trúc metadata, di chuyển dữ liệu sẽ không phải là một chuyển đổi đơn giản - bởi thao tác này yêu cầu xuất và nhập.
Lý tưởng nhất, đối với người dùng cuối, cloud storage sẽ trông như và vận hành như 1 storage cục bộ và dữ liệu sẽ di chuyển liên tục từ môi trường đám mây này sang môi trường khác. Nếu người chịu trách nhiệm liên tục vá hệ thống hoặc chỉnh sửa các ứng dụng, sẽ dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả, dẫn đến tăng thời gian downtime và gây các rủi ro bảo mật mới.
4. Các vấn đề về hiệu suất: tốc độ, độ trễ và tính khả dụng
Nhắc đến hiệu suất thì điều đầu tiên cần ghi nhớ trong đầu là cải thiện tốc độ và giảm độ trễ. Thực sự thì, những yếu tố này là rất quan trọng trong việc đạt được tiêu chuẩn hiệu suất - thậm chí nhiều hơn thế nếu các tệp lớn đang được kéo từ đám mây này sang đám mây khác.
Đảm bảo hiệu suất trên đám mây
Dữ liệu phải được lưu trữ và sao lưu để làm sao giảm thiểu độ trễ khi được truy cập. Tích hợp và quản lý cũng có tác động trực tiếp đến hiệu suất. Đối với người dùng cuối, việc truy cập dữ liệu phải được liền mạch, thông suốt từ bất kỳ ứng dụng nào, trên bất kỳ nền tảng nào.
Độ sẵn sàng cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Hơn một phần ba số người được hỏi trong cuộc khảo sát cho rằng tính sẵn sàng và khả năng phục hồi vượt trội là những lợi thế của cloud storage. Điều đó đặt ra câu hỏi là liệu các điều kiện để triển khai cloud storage có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng SLA của tổ chức hay không.
Đối với một số dữ liệu, một hoặc hai giờ downtime có thể chỉ tác động rất nhỏ; nhưng với các dữ liệu khác, chi phí cho thậm chí chỉ vài giây downtime có thể trở thành thảm họa. Ý thức được sự khác biệt là tối quan trọng, và từ đó đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết sẽ được đưa ra để tránh downtime có hại.
5. Cắt giảm chi phí
Nhiều doanh nghiệp chuyển sang cloud là để tiết kiệm chi phí. Trong khi cloud có thể giúp cắt giảm chi phí thiết bị và các chi phí vốn, cloud storage sẽ làm tăng chi phí khác, và có thể không tiết kiệm chi phí tổng thể.
Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng đã hạ chi phí xuống đáng kể trong năm 2016 và các giảm giá tương tự dự kiến sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Doanh nghiệp nên dành thời gian để kiểm tra lại những gì mình đang trả tiền để lưu trữ - liệu nó có đáp ứng được (hay vượt quá) nhu cầu hay không - và sau đó thương lượng lại một hợp đồng phù hợp hơn.
Lời khuyên là các doanh nghiệp nên tính đến băng thông và chuyển động dữ liệu khi đo lường chi phí. Giá lưu trữ dữ liệu có thể thấp, nhưng ngay khi dữ liệu bắt đầu thay đổi, chi phí có thể tăng lên theo.
Có kế hoạch cụ thể để quản lý chi phí hiệu quả
6. Đừng bỏ qua khả năng mở rộng
Mặc dù khả năng mở rộng được xem là kiến trúc cơ bản của đám mây, ta cũng không nên bỏ qua vấn đề này. Khả năng mở rộng là một trong những động lực chính để chuyển sang cloud - 62% số người được hỏi trong khảo sát phía trên cho biết các dịch vụ trên nền tảng đám mây và SaaS dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với các dịch vụ truyền thống.
Mô hình lưu trữ hướng đối tượng được nền tảng hệ thống đám mây hỗ trợ khả năng mở rộng, nhưng các hệ thống đó cũng phải tích hợp với một mô hình triển khai tại chỗ khác. Biện pháp đo lường khả năng mở rộng tối tân nhất sẽ góp một phần lớn trong việc tích hợp mượt mà như thế nào.
Nhu cầu về khả năng mở rộng của mỗi tổ chức là khác nhau, và khả năng để thích ứng với nhu cầu khách hàng của các nhà cung cấp là điểm mấu chốt. Nếu nhu cầu lưu trữ của công ty ổn định, thì khả năng tăng hoặc giảm dung lượng lưu trữ theo yêu cầu có thể không phải là tiêu chí chính để chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây và thậm chí có thể làm tăng sức hấp dẫn của triển khai đám mây riêng.
Càng ngày, việc có chiến lược lưu trữ đám mây phù hợp sẽ là điều cần thiết thúc đẩy cung ứng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tìm nhà cung cấp dịch vụ thích hợp giúp họ có một đối tác đồng hành tin cậy trong suốt quá trình. Nhưng trước khi tìm kiếm một công ty để hợp tác, tổ chức cần có sự hiểu biết bài bản về hiệu suất, khả năng tích hợp, tính bảo mật cũng như khả năng mở rộng đáp ứng được các tiêu chuẩn SLAs, đáp ứng việc duy trì và phát triển cơ sở khách hàng của mình.
Theo www.cio.com
>> Có thể bạn quan tâm: Bizfly Simple Storage - Giải pháp Cloud Storage lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam