Private cloud là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế của private cloud
Hai mô hình đám mây chính trong số các loại lưu trữ đám mây (cloud storage) bao gồm đám mây công cộng (pubilc cloud) và đám mây riêng (private cloud). Pubilc cloud là hình thức lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên, việc sử dụng private cloud cũng có những mục đích, đặc điểm và lợi ích riêng của nó. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về private cloud một cách chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa Private cloud là gì?
Private cloud được định nghĩa là các dịch vụ được cung cấp qua Internet hoặc mạng nội bộ riêng với người dùng trong mạng nội bộ đó thay vì công khai. Private cloud cũng có thể được gọi là đám mây nội bộ. Trong đó, Private cloud cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tương tự như Public cloud - bao gồm các đặc tính self-service, khả năng mở rộng và giãn nở linh hoạt – những có thêm sự kiểm soát và hỗ trợ tùy chỉnh từ các tài nguyên chuyên dụng trên cơ sở hạ tầng máy tính được lưu trữ tại chỗ.
Ngoài ra, Private cloud cũng cung cấp mức độ bảo mật và riêng tư cao hơn nhờ vào hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ để đảm bảo dữ liệu nhạy cảm và các hoạt động của công ty không bị truy cập bởi các nhà cung cấp bên thứ ba.
Một điểm trừ của hê thống Private cloud là bộ phận CNTT của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí và công tác quản lý đám mây riêng.
Kiến trúc của Private cloud là gì?
Kiến trúc của Private cloud tùy thuộc vào loại cơ sở hạ tầng và sản phẩm mà nhà cung cấp Private cloud đó đang sử dụng. Nhìn chung, có 2 thành phần chính tạo nên một Private cloud điển hình:
1. Web Portal
Thành phần đầu tiên trong kiến trúc của Private cloud là Web Portal. Một trong những thách thức mà quản trị viên phải đối mặt khi xây dựng môi trường Private cloud là chấp nhận kết nối từ các máy khách Internet-based, nhưng không ảnh hưởng đến bảo mật trong quá trình này. Như vậy có nghĩa là tạo ra một môi trường DMZ có thể được sử dụng như entry point cho các máy khách Internet-based.
Thông thường, DMZ chứa một máy chủ hoạt động như một cổng Web. Cổng thông tin điện tử không gì khác hơn là một máy chủ Web đã được cấu hình để chấp nhận các kết nối từ các máy khách dựa trên Internet.
Khi máy khách Web đã thiết lập kết nối với Web portal, ID của người dùng phải được xác thực. Có một số cách khác nhau để xử lý quá trình xác thực, nhưng phải lưu ý rằng DMZ là một môi trường tương đối không an toàn. Do đó, sẽ cực kỳ rủi ro nếu đặt domain controller, RADIUS server hoặc Internet Authentication Server trực tiếp vào DMZ. Thay vào đó, gateway server thường hoạt động như một proxy bảo mật giữa DMZ và mạng bảo mật on-premises. Ví dụ: gateway server này có thể chuyển tiếp thông tin xác thực đến authentication server.
2. Các thành phần backend
Các thành phần backend có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp và Private cloud có Terminal Services hoặc virtual desktops hay không.
- Trong trường hợp triển khai VDI (Virtual Desktop Infrastructure), các thành phần lõi là connection broker và hypervisor. Công việc của connection broker là khớp các request session của người dùng cuối với các virtual desktop. Nếu người dùng chưa thiết lập một session trước đó, thì connection broker thường sẽ gắn người dùng vào virtual desktop không sử dụng (có sẵn). Nếu người dùng đã làm việc trong một virtual desktop và bị ngắt kết nối (hoặc nếu người dùng có một virtual desktop cá nhân chuyên dụng), thì connection broker sẽ kết nối lại người dùng với virtual desktop thích hợp.
- Hypervisor chịu trách nhiệm chạy các virtual desktop. Thông thường, nếu triển khai VDI sẽ sử dụng một số host server và tất cả đều chạy virtual desktop. Điều này giúp cải thiện khả năng mở rộng vì workload của người dùng cuối được phân phối trên một số máy chủ lưu trữ.
Một thành phần thiết yếu khác nếu triển khai VDI là management console. Nó cho phép quản trị viên quản lý những thứ như nhóm tài nguyên và template máy ảo thông qua một giao diện duy nhất.
Mặc dù đây là một số thành phần quan trọng được sử dụng phổ biến trong private cloud, nhưng các thành phần này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại cơ sở hạ tầng và sản phẩm đang được nhà cung cấp sử dụng.
Mô hình Private cloud
Có hai loại hình dịch vụ đám mây được cung cấp trong mô hình Private cloud.
Iaas - Infrastructure as a service:
Mô hình thứ nhất được áp dụng là mô hình cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). Mô hình Private cloud này cho phép các công ty sử dụng các tài nguyên cơ sở hạ tầng như máy móc, mạng và kho lưu trữ như một dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp một máy chủ và kho lưu trữ ảo, cũng như các API cho phép người dùng tải công việc lên máy ảo (VM). Người dùng đươc cung cấp các dung lượng lưu trữ và có thể bắt đầu, ngừng, truy cập hay cấu hình máy ảo (VM) và bộ nhớ theo mong muốn của bản thân.
PaaS - Platform as a service:
Thứ hai là mô hình nền tảng như một dịch vụ (PaaS) cho phép các công ty cung cấp mọi thứ từ các ứng dụng đám mây đơn giản cho đến các ứng dụng doanh nghiệp phức tạp, tinh vi. PaaS thường được sử dụng để phát triển các phần mềm.
Mở rộng của Private cloud
Các đám mây riêng cũng có thể được kết hợp với các đám mây công cộng để tạo ra một đám mây lai (Hybrid cloud), cho phép doanh nghiệp tận dụng triệt để lợi thế của công nghệ đám mây nhằm giải phóng thêm không gian và mở rộng dịch vụ điện toán cho đám mây công cộng khi xuất hiện nhu cầu.
Trong đó, Doanh nghiệp có thể diều hành các công việc quan trọng hoặc các ứng dụng nhạy cảm trên đám mây riêng và sử dụng đám mây công cộng để xử lý khối lượng công việc đồ sộ hoặc các nhu cầu tăng đột biến.
Lưu trữ đám mây riêng (Private cloud hosting)
Có hai phương pháp lưu trữ đám mây riêng: Lưu trữ nội bộ hoặc tại trung tâm dữ liệu (DC) của nhà cung cấp.Hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức thứ hai vì nó hiệu quả về chi phí hơn và sẽ không yêu cầu bạn phải dành ra một đội CNTT toàn thời gian chỉ để quản lý máy chủ của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Cloud Storage - Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử dụng
Thông thường mạng máy chủ cho lưu trữ đám mây riêng sẽ không rộng lớn như mạng máy chủ công cộng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sử dụng mạng đám mây riêng của mình trong nội bộ. Một mạng lưu trữ đám mây riêng thông thường sẽ hoạt động theo cụm. Bạn sẽ có nhiều máy chủ khác nhau cùng chạy các phiên bản website cùng một lúc và các tài nguyên có thể được lấy ra từ nhiều nguồn khác nhau khi cần.
Lợi ích của Private cloud
Có nhiều lợi ích khi triển khai dịch vụ đám mây dưới dạng mô hình đám mây riêng.
Tính bảo mật và riêng tư cao
Các hoạt động trên đám mây riêng không có sẵn hay không dùng để pubilc công cộng và các tài nguyên được chia sẻ từ các cụm tài nguyên riêng biệt. Do vậy, hệ thống Private cloud thường đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cao.
Kiểm soát nhiều hơn
Private cloud có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tài nguyên và phần cứng của nó so với Public cloud vì nó chỉ được truy cập trong một tổ chức mà thôi.
Hiệu quả về chi phí và nguồn lực
Các tài nguyên đám mây riêng không hiệu quả về chi phí như tài nguyên trong các đám mây công cộng nhưng lại cho hiệu quả cao hơn. Điều đó có nghĩa là người dùng Private cloud có thể đạt được lợi ích tối ưu hơn so với Public cloud với mức chi phí trên thực tế có thể không phải cao hơn quá nhiều.
Hạn chế của Private cloud
Dưới đây là một vài hạn chế của việc sử dụng mô hình đám mây riêng:
Giới hạn khu vực hoạt động
Đám mây riêng chỉ có thể truy cập cục bộ và có thể khó để nâng mức triển khai lên toàn cầu.
Chi phí mua phần cứng mới để đáp ứng nhu cầu cho hệ thống private cloud là một giao dịch khá tốn kém.
Khả năng mở rộng hạn chế
Private cloud có thể được "co giãn" chỉ trong phạm vi dung lượng của các tài nguyên lưu trữ nội bộ.
Kỹ năng bổ trợ
Để duy trì hệ thống private cloud, doanh nghiệp cần nhân sự có chuyên môn cao.
Lưu trữ đám mây riêng phù hợp với mô hình doanh nghiệp nào?
Lưu trữ đám mây riêng (Private Cloud Hosting) sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc và tài nguyên để thiết lập và quản lý. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhận được các lợi thế về hiệu suất, bảo mật, khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt rất cao mà các loại lưu trữ khác khó có được.
Yếu tố quyết định trong việc lựa chọn giữa lưu trữ đám mây công cộng và đám mây riêng là dự trù ngân sách và mục tiêu lưu trữ của doanh nghiệp.
Nhìn chung, nếu bạn đang tính đến việc sử dụng một máy chủ chuyên dụng, nhưng muốn tăng tính linh hoạt cho hệ thống, thì môi trường lưu trữ đám mây riêng có thể là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm.
Private Cloud có thể là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cấp cao cần các lựa chọn về khả năng lưu trữ có thể mở rộng và đáng tin cậy, cũng như có một dòng tiền cố định để hỗ trợ một mạng network cấp cao như vậy. Hy vọng rằng giờ đây bạn đã hiểu rõ hơn về private cloud là gì, những đặc tính nổi bật, lợi ích và hạn chế của nó một cách cụ thể để có thể lựa chọn hình thức phù hợp cho doanh nghiệp mình.
>> Có thể bạn quan tâm: [Infographic] Sự khác biệt giữa public cloud và private cloud
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
Bizfly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI…
Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo Bizfly Cloud Server có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server