7 lý do lưu lượng truy cập website thấp: khách truy cập của bạn ở đâu?

817
22-01-2019
7 lý do lưu lượng truy cập website thấp: khách truy cập của bạn ở đâu?

Hãy tưởng tượng bạn đang tổ chức một bữa tiệc tại gia. Bạn đã trang trí xong cho ngôi nhà của mình, bày biện bàn tiệc với những món ăn rất ngon, bạn thuê cả một ban nhạc sống đến biểu diễn... nhưng bữa tiệc lại không hề có một vị khách nào đến. Thật là một điều đáng buồn! 

Tình huống này cũng có thể xảy ra với trang web của bạn, khiến bạn tự hỏi: khách truy cập ở đâu? Lưu lượng truy cập trang web thấp là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Hãy cùng với Bizfly Cloud điểm qua 7 lý do ngay sau đây.

1. Thông tin lỗi thời

Lần cuối bạn cập nhật thông tin trên trang là khi nào? Bạn có cập nhập không? Nếu bạn không nhớ, không có gì đáng ngạc nhiên khi trang web của bạn không có nhiều lưu lượng truy cập. Hầu hết những người dùng internet đều thích thông tin mới. Không chỉ con người mà ngay cả các công cụ xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm cũng thích điều này.

2. UX kém

Một trang web thành công là một trang web đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bạn có biết tại sao Google lại thành công đến như vậy không? Bởi vì Google luôn phát triển dựa trên nhu cầu của người dùng. Người dùng thích sản phẩm của công ty, đương nhiên công ty sẽ kiếm được lợi nhuận. Nếu bạn tuân thủ các thực tiễn tốt nhất cho UX (thiết kế trải nghiệm người dùng), bạn có thể làm website của mình trở nên thuận tiện cho mọi người. Càng nhiều thiếu sót được phát hiện và khắc phục, bạn càng giải quyết được nhiều vấn đề dẫn đến lưu lượng truy cập website thấp.

Những điều bất tiện nhất cho người dùng:

- Tốc độ tải trang quá chậm

- Không có địa chỉ hoặc số điện thoại liên lạc

- Nhạc và video tự động phát

- Quá nhiều pop-up gây khó chịu

Không có lời kêu gọi hành động bằng văn bản cũng ảnh hưởng đến p site và dẫn đến lưu lượng truy cập thấp. Nếu mọi thứ được viết quá đơn giản, người dùng sẽ rời đi rất nhanh chóng.

3. Không tối ưu hóa cho điện thoại

Tất cả các công từ lâu đã tối ưu hóa trang web sao cho phù hợp với tất cả màn hình của điện thoại thông minh, máy tính bảng..., bởi vì càng ngày người dùng càng ưa chuộng sử dụng các thiết bị di động bên mình. Một trang web hiển thị hoàn hảo trên máy tính để bàn vẫn có thể có bố cục xấu trên thiết bị di động. Người dùng phải thực hiện nhiều thao tác cuộn, văn bản có thể khó đọc, các liên kết có thể khó click và thông tin cần thiết có thể khó tìm. Tất cả những trải nghiệm tệ hại này sẽ khiến người dùng rời khỏi trang web và không bao giờ quay trở lại.

>> Xem thêm: Web tự code có tích hợp được CDN không?

4. Không tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là cách hiệu quả để tăng traffic cho website. Nhưng nếu bạn muốn trang web được tìm thấy thật nhanh chóng, hãy liên hệ với các chuyên gia để họ thực hiện việc thêm thông tin cập nhật nhất vào trang web. Không chỉ là về việc chọn đúng từ khóa, thúc đẩy quảng bá một trang web bao gồm nhiều khía cạnh, hãy quảng bá trang web trên các mạng xã hội và quảng cáo sản phẩm của bạn.

5. URL lạ

Khi URL chứa quá nhiều ký tự, nó sẽ gây ảnh hưởng lên website. Một địa chỉ phức tạp có thể khiến các thiết bị chậm lại và đôi khi còn khiến người dùng phải khởi động lại trình duyệt.

6. Liên kết bị hỏng

"Error 404: Page Not Found" thực sự là một cơn ác mộng. Link sẽ giúp dẫn người dùng đến trang mà họ muốn truy cập. Hầu hết khách truy cập sẽ đóng trang lại và đi đến những trang web khác nếu họ gặp lỗi. Những người kiên nhẫn nhất sẽ click lại và tiếp tục duyệt web, nhưng trường hợp này là vô cùng rất hiếm.

7. Bỏ qua các số liệu thống kê

Phân tích thống kê thực sự quan trọng. Các dịch vụ như Google Analytics có thể cung cấp tất cả thông tin về lưu lượng truy cập hoặc hiệu quả của từng trang riêng biệt. Sử dụng dữ liệu này, bạn có thể khắc phục các sự cố, giúp website trở nên tốt hơn hoặc tìm một cách tiếp cận mới cho các vấn đề cũ.

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: Tăng lượng truy cập website TMĐT và đẩy mạnh doanh thu chỉ với một thao tác

SHARE