6 lý do để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây

1635
17-06-2020
6 lý do để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây

Theo Bizfly Cloud  tìm hiểu thống kê dữ liệu của Forrester, năm 2019 là năm mà các công ty bắt đầu chuyển các ứng dụng và hoạt động cốt lõi sang đám mây. Theo RightScale, 91% công ty đã sử dụng public cloud, 72% đã sử dụng private cloud và 58% công ty sử dụng chiến lược multi-cloud.

Với 91% các tổ chức sử dụng các hình thức điện toán đám mây được CompTIA khảo sát nói rằng các công ty đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào đám mây. Ở dạng đám mây đơn giản nhất, các công ty có thể khai thác các dịch vụ trong mô hình Software as a Service (SaaS), như các công cụ hợp tác hoặc chia sẻ dữ liệu.

Tuy nhiên, sử dụng các giải pháp SaaS là một chuyện, tận dụng sức mạnh thực sự của cơ sở hạ tầng đám mây lại là một chuyện hoàn toàn khác. Và bản thân việc chuyển đổi lên đám mây chỉ là khởi đầu - 84% các công ty coi việc quản lý chi phí đám mây và quản trị đám mây là những thách thức chính của họ.

Và sau đây là các lý do mà công ty nên sử dụng nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây để khắc phục các khó khăn đó.

Nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây (Managed Cloud Service Provider - MCSP) làm được gì?

Các mô hình kinh doanh hiện đại đòi hỏi các nguồn tài nguyên chia sẻ và cho phép khách hàng truy cập dịch vụ nhanh chóng, có thể mở rộng và sử dụng thuận tiện. Đây là lý do tại sao các mô hình SaaS đã trở nên phổ biến và không chỉ có mỗi SaaS mới đang được được áp dụng rộng rãi. Theo báo cáo của RightScale, có tới 38% khối lượng công việc đang chạy trên public cloud và 41% chạy trên private cloud. 66% các công ty đã có một team đám mây nội bộ.

Về việc quản lý các dịch vụ dựa trên đám mây và chọn ra các dịch vụ phù hợp và tối ưu, doanh nghiệp cần trải nghiệm đa nhà cung cấp và để các nhà cung cấp này tận dụng các kiến thức sâu rộng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tư vấn những lựa chọn nào là phù hợp cho doanh nghiệp.

6 lý do để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây - Ảnh 1.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi thị trường đám mây được ước tính tăng từ 138,27 tỷ đô la Mỹ năm 2016 lên tới 257,84 tỷ đô la vào năm 2022. Một nhà cung cấp dịch vụ quản lý đám mây tốt sẽ được thiết kế tùy chỉnh phù hợp với doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, hoạt động hiệu quả. Nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp quyết định phần nào nên chuyển sang đám mây và phần nào sẽ được giữ trong cơ sở hạ tầng tại chỗ. Đây là quyết định khá khó khăn bởi chúng dựa trên các quan điểm về kỹ thuật và quy định pháp lý.

Lợi ích của các dịch vụ quản trị đám mây

1. Tối ưu giá

Cơ sở hạ tầng tại chỗ chắc chắn đi kèm với nhiều chi phí, trong đó có rất nhiều chi phí ẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây cho phép công ty tiết kiệm tới 30% chi phí. Các MCSP còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn nữa bằng cách tung ra các CTKM, các ưu đãi tốt để thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.

Ngoài ra, khi thực hiện sai cách, việc di chuyển lên đám mây sẽ làm tăng chi phí cơ sở hạ tầng. Tài nguyên dựa trên đám mây là vô hạn, nhưng công ty vẫn phải trả tiền cho mỗi bit storage và transfer. Bất kỳ sai lầm trong thiết kế cơ sở hạ tầng sẽ gây tổn thất nghiêm trọng về tài chính. Tổng của tất cả các sai lầm luôn là một con số khổng lồ.

2. Chi phí có thể dự đoán được

Các tài nguyên dựa trên đám mây rất dễ đoán với chính sách giá rõ ràng và minh bạch, không chi phí ẩn. Khi thanh toán cho các dịch vụ dựa trên đám mây, doanh nghiệp luôn được tính phí theo một bảng giá cụ thể, chính xác đến từng chi tiết. Chúng có thể bao gồm tài nguyên được sử dụng, dung lượng đĩa, data transfer.... Tuy nhiên khả năng tương tác và cách kết hợp các dịch vụ khác nhau có thể dẫn đến những trục trặc bất ngờ, hoặc có sai sót trong hóa đơn thanh toán.

Khi công ty cần bổ sung thêm/giảm bớt tài nguyên đột ngột thì công ty sẽ trả thêm tiền cho các tài nguyên bổ sung hoặc cắt giảm tài nguyên để tiết kiệm chi phí. Do đó, nhu cầu kiểm soát chi phí của mô hình đám mây sẽ cao hơn nhiều so với mô hình truyền thống. Và tốt hơn hết, công ty hãy để nhiệm vụ kiểm soát này cho các chuyên gia, đặc biệt là nếu công ty không có người chuyên trách.

3. Sự ổn định và linh hoạt

Cloud cung cấp lượng lưu trữ và khả năng tính toán vô hạn, giúp doanh nghiệp dễ dàng tận dụng các khả năng của đám mây để mở rộng khi cần thiết và thu hẹp sau khi đã đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống. Bất cứ khi nào công ty phải đối mặt với sự tăng đột biến nhu cầu về tài nguyên thì cloud sẽ đáp ứng được ngay tức khắc.

Doanh nghiệp sẽ không còn phải lo ngại với "reddit effect" khi một chiến dịch quảng cáo thành công ngoài mong đợi hoặc chương trình khuyến mại lớn gây tắc nghẽn hệ thống, hệ thống thiếu sức mạnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

MCSP giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ đám mây khác nhau và hưởng ưu đãi từ các nhà cung cấp đó.

Đỉnh cao của tính linh hoạt của đám mây là mô hình serverless. Với serverless, chúng ta chỉ cần thiết kế ra tính logic của ứng dụng hoặc dịch vụ mà không cần bất kỳ phần cứng nào, tối ưu hóa chi phí và khả năng mở rộng theo thiết kế.

4. Đám mây là công nghệ tất yếu trong tương lai

Thế giới công nghệ đang phát triển nhanh chóng với những đột phá mới với tốc độ chóng mặt. Cuộc cách mạng big data đã nổ ra, và sau đó là machine learning khiến doanh nghiệp phải đầu tư vào công nghệ nếu không muốn trở nên lạc hậu. Ngày nay, phần cứng sẽ dễ dàng trở nên cũ kỹ và khó thay thế chỉ sau vài năm sử dụng. Theo Deloitte, có tới 24% các công ty tài chính không xem xét việc thay thế legacy tech do những vấn đề lớn xảy ra trong quá trình thay thế này. Mặt khác, việc chuyển đổi lên đám mây được thực hiện dễ dàng hơn, kể cả khi nâng cấp và thiết kế lại các ứng dụng cũ, khi hợp tác được với một nhà cung cấp phù hợp.

5. Các dịch vụ đi kèm

Cloud không chỉ dựa trên việc thay thế cơ sở hạ tầng vật lý và cung cấp sức mạnh tính toán theo yêu cầu. Các nhà cung cấp đám mây đang chạy đua để cung cấp nhiều giá trị gia tăng hơn nhằm tạo sự khác biệt cho chính họ và xây dựng lợi thế cạnh tranh có lợi cho người dùng. Các dịch vụ đám mây bao gồm: Backup, Disaster recovery, Redundancy, Sharing resources, Specialized platforms (AI building, business intelligence, collaboration).

6. Bảo mật

Trái với những lầm tưởng phổ biến, cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây an toàn hơn so với các cơ sở hạ tầng tại chỗ. Theo Gartner, đến năm 2022, ít nhất 95% lỗi bảo mật trên đám mây sẽ là lỗi của khách hàng. Việc chọn đúng đối tác để thực hiện chiến lược đám mây có thể là chìa khóa để có một cấu hình phần cứng an toàn nhất.

Tại sao sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây lại cần thiết?

Cloud không phải là một công nghệ dễ quản lý, thậm chí cloud còn khó để làm chủ. Các đám mây khác nhau được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác nhau.

Điện toán đám mây bổ sung thêm nhiều công nghệ được sử dụng trong tổ chức để hỗ trợ các quy trình đang diễn ra. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều công ty chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây.

Theo báo cáo của RightScale, khá nhiều công ty dự định thay đổi đáng kể chiến lược đám mây, bao gồm: tối ưu hóa chi tiêu trên đám mây (64% số người được hỏi), chuyển khối lượng công việc lên đám mây (58%), mở rộng việc sử dụng container (39%) và thực hiện một chiến lược kinh doanh đầu tiên trên nền tảng đám mây.

Nhà cung cấp dịch vụ quản trị đám mây không chỉ triển khai nhiều loại đám mây khác nhau, cả public và private, mà còn có thể lift và shift các ứng dụng của công ty hiện có sang đám mây và xây dựng các ứng dụng mới. Một nhà cung cấp như vậy có thể điều chỉnh để tạo ra hệ thống tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tham khảo: https://codilime.com/six-reasons-you-may-need-a-managed-cloud-service-provider/

>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng kinh doanh tác động đến sự tăng trưởng sau COVID

SHARE