Xu hướng kinh doanh tác động đến sự tăng trưởng sau COVID
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu sẽ có những thay đổi đáng kể trong các xu hướng và thực tế quản lý kinh doanh trong các năm tới đây vì khủng hoảng COVID-19. Những xu hướng này sẽ tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp, do đó bạn cần phải nắm bắt được các xu hướng này để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng hướng.
Một vài năm tới đây sẽ đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, đó là lý do tại sao bạn phải dành thời gian và nỗ lực để xây dựng các chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp vượt lên trước đối thủ cạnh tranh.
Dưới đây là một vài xu hướng được nêu ra trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hứa hẹn sẽ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp cho đến năm 2022.
- Nhu cầu áp dụng công nghệ mới tăng cao: giám sát lực lượng lao động từ xa, các ứng dụng cộng tác cho nhân viên… Các công nghệ này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn đảm bảo tăng trưởng kinh doanh.
- Sử dụng rộng rãi các phân tích big data giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn dựa trên các khoản đầu tư và đổi mới cụ thể.
- Điện thoại thông minh được sử dụng ngày càng phổ biến do đó doanh nghiệp cần chú ý việc phát triển các ứng dụng di động để số hóa các quy trình kinh doanh.
- Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ đóng một phần quan trọng trong việc tăng hiệu quả, cải thiện năng suất và hiệu suất.
- Công nghệ đám mây: điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp tăng tính hợp tác, hoạt động nhanh chóng, có thể mở rộng, hiệu quả hơn, giảm chi phí…
Bên cạnh đó là các xu hướng sau:
- Tăng trưởng kinh tế quốc gia
- Xu hướng kinh tế xã hội kết hợp với công nghệ
- Sự phát triển ở các nền kinh tế đang phát triển và trong tầng lớp trung lưu
- Sự phát triển trong giáo dục
- Cải thiện nguồn cung cấp năng lượng mới
Các công ty tạo ra chiến lược kinh doanh theo các xu hướng này sẽ trở nên vững chãi hơn và chịu được sự cạnh tranh trong những năm tới.
Xu hướng mới nổi cho các ngành công nghiệp chính
Những thay đổi trong quản lý kinh doanh sẽ tác động đến hầu hết mọi ngành công nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần tận dụng những xu hướng mới nổi này để kinh doanh thành công. Đây là những xu hướng sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các ngành công nghiệp:
- Sau COVID-19, doanh nghiệp sẽ cần tạo một kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng của mình bằng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe xã hội để tồn tại trong thế giới kinh doanh theo hướng công nghệ này. Các nhóm người dùng trong xã hội cho phép bạn thiết lập lượng lớn các tương tác.
- Machine learning và trí tuệ nhân tạo sẽ được tích hợp vào hoạt động kinh doanh nhiều hơn trước. Công nghệ chắc chắn sẽ đóng vai trò trong việc giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp.
Thế giới kinh doanh sẽ có xu hướng sử dụng các nền tảng giải pháp SaaS như BizFly Cloud, giúp doanh nghiệp mọi quy mô có khả năng tự động hóa các nhiệm vụ, cải thiện năng suất và tăng cường tài nguyên CNTT bằng các ứng dụng web và di động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp không bị gián đoạn hoạt động.
Văn hóa làm việc từ xa
Tại chốn công sở, văn hóa có thể phát triển tự nhiên thông qua các hoạt động hợp tác, tương tác nhóm. Trước khi đại dịch xảy ra, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trong lúc mọi người họp mặt và làm việc trực tiếp với nhau tại công ty. Sau đại dịch, văn hóa từ xa đã được hình thành bởi quá trình làm việc từ xa/tại nhà của nhân viên, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng và cải thiện hình thức văn hóa doanh nghiệp mới này.
Khi xây dựng một nhóm từ xa, doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại tất cả các quy trình làm việc, từ cách phối hợp như nào, các công cụ, giám sát nhóm từ xa ra sao…
Xu hướng sắp tới cho các doanh nghiệp nhỏ
Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh để đảm bảo sự phát triển của mình: thu hút thêm lưu lượng truy cập vào website, tăng tỷ lệ chuyển đổi... Các xu hướng được chú ý trong lĩnh vực cụ thể này là:
- Sử dụng các ứng dụng web và ứng dụng di động tùy chỉnh để cạnh tranh và đơn giản hóa các quy trình kinh doanh phức tạp như quản lý compliance, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý bảo trì, giám sát nhân viên từ xa và các quy trình khác.
- Sẽ có nhiều công việc được thực hiện từ xa mà không ảnh hưởng đến năng suất vì nhân viên sẽ không phải dành thời gian đi đi lại lại trong văn phòng hàng ngày.
- Do cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí và tiết kiệm tối đa bằng cách áp dụng các công nghệ có giá cả phải chăng và thông minh hơn. Các tính năng plug-and-play sẽ giúp giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong kinh doanh sẽ nhiều hơn. Sẽ không có khoảng cách giới tính vào năm 2020 và sự hiện diện của phụ nữ sẽ nhiều hơn trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Hơn nữa, social media marketing sẽ là chìa khóa trong năm 2020 với việc sử dụng ngày càng phổ biến các nền tảng như Facebook, LinkedIn, Instagram và Twitter. Thế hệ Z sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ. Công nghệ sẽ đóng một vai trò trọng yếu trong việc cải thiện dịch vụ khách hàng - yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh doanh.
Các xu hướng chung khác
- Một trong những việc quan trọng nhất đó là doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ là người dùng tích cực của một số thiết bị kỹ thuật số, do đó doanh nghiệp cần phải làm chủ công nghệ sử dụng trên các thiết bị kỹ thuật số như máy tính xách tay và điện thoại thông minh.
- "Go green" là xu hướng đáng chú ý khác doanh nghiệp cần phải quan tâm. Người tiêu dùng cá nhân hiện nay rất yêu thích lối sống thân thiện với môi trường - sống xanh.
- Sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử dường như đang chiếm lĩnh thị trường và sẽ tiếp tục như vậy trong những năm tới. Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư vào các cửa hàng trực tuyến bên cạnh các cửa hàng vật lý.
Các doanh nghiệp cần sử dụng các nền tảng hỗ trợ việc kinh doanh thông minh để tận dụng tốt nhất các lợi ích của công nghệ.
Kết luận
Doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược sau đây:
- Cá nhân hóa khách hàng làm tăng trải nghiệm khách hàng.
- Tập trung nhiều hơn vào các cách tăng năng suất, giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro nếu ngân sách giới hạn.
- Đừng quên dành ngân sách để phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, tăng cường kết nối giữa thương hiệu và khách hàng nhiều hơn nữa.
>> Có thể bạn quan tâm: Những bài học rút ra từ Coivid19 giúp doanh nghiệp đứng vững trước bất ngờ