5 bước cơ bản để xây dựng cơ sở hạ tầng private cloud
Để triển khai 1 đám mây riêng, IT team cần nghiên cứu nghiêm túc ngay từ đầu - xác định chính xác chiến lược đám mây sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với tổ chức trước khi thực sự tiến hành.
Áp dụng đám mây riêng không phải là quá trình nhanh chóng. Các doanh nghiệp trước tiên phải vạch ra các mục tiêu và kỳ vọng của họ, xác định các yêu cầu điện toán đám mây của họ và sau đó xây dựng theo mô hình đó. Toàn bộ tổ chức phải đóng một vai trò trong quá trình này - không chỉ CNTT.
Dưới đây Bizfly Cloud chia sẻ năm bước đầu tiên bạn cần thực hiện để hình thành và xây dựng một đám mây riêng trong doanh nghiệp của mình, cũng như thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đó.
1. Quyết định những mục tiêu muốn đạt được với công nghệ đám mây
Thuật ngữ điện toán đám mây tùy từng trường hợp sẽ có những tác động hoàn toàn khác nhau. Để việc ứng dụng đi đúng hướng, tổ chức cần phải có các mục tiêu thực tế về điện toán đám mây.
Nhiều tổ chức đã bắt đầu chú ý tới cơ sở hạ tầng đám mây riêng sau khi nhận ra những lợi ích đầy hứa hẹn về khả năng hợp nhất data center và tiết kiệm chi phí, so với phần cứng vật lý. Những người khác lại hướng tới nâng tầm khả năng ảo hóa, trong đó tiêu chuẩn hóa và tự động hóa được xem là một phần trong quy trình CNTT.
Nhưng chỉ có một số ít các tổ chức sẵn sàng thích nghi với những thay đổi và chú ý đến việc giải quyết các "vấn đề con người" liên quan đến hệ thống truyền thống như lưu trữ, sao chép, bảo mật và quản lý . Đây không phải là những vấn đề về kỹ thuật, mà là các vấn đề liên quan đến rào cản chính sách và văn hóa công ty.
Vậy trước khi bạn ra quyết định xây dựng đám mây riêng, hãy xác định cẩn thận mục tiêu của mình là gì – trên cả hai góc độ kỹ thuật và môi trường tổ chức.
2. Có kỳ vọng thực tế về việc ứng dụng công nghệ
Cần phải nhắc lại rằng, những thách thức từ mô hình trên đám mây không phải đến từ góc độ công nghệ mà phần nhiều là từ vấn đề nhân sự. Khi đội ngũ IT phá bỏ và tái tạo các quy trình, tăng cường tự động và tiêu chuẩn hóa các nhiệm vụ thông thường nhiều hơn, buộc người trực tiếp vận hành phải tiếp nhận và thích ứng có thể là một khó khăn thực sự.
Tất cả các cấp quản lý, bao gồm cả bộ phận nhân sự, sẽ cần hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi sang đám mây. Có thể xảy ra vấn đề chậm trễ trong quá trình điều chỉnh, khiến cho các nhân viên do dự và thậm chí không an tâm làm việc. Tổ chức cần dự phòng cho các vấn đề về nhân sự này và lập kế hoạch ứng phó cụ thể. Ngay từ lúc bắt đầu, hãy thông báo cho nhân viên rằng họ đóng góp những giá trị thiết yếu cho công ty và những nỗ lực về công nghệ này là nhằm giải phóng họ, giúp công việc trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
3. Xác định khối lượng công việc và dịch vụ của doanh nghiệp
Việc xây dựng một đám mây riêng sẽ rất khó để thực hiện nếu bạn không hiểu các dịch vụ cốt lõi tổ chức cung cấp. Dữ liệu là yếu tố chủ chốt; không có chúng, sẽ rất khó để giải mã mối quan hệ giữa các hệ thống hoặc theo dõi các thỏa thuận cấp dịch vụ, như vậy sẽ dẫn đến các giả định và đánh giá sai lệch. Điều quan trọng là cần ghi lại cụ thể nhu cầu của người dùng để đảm bảo các dịch vụ đám mây riêng sau khi xây dựng sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Điều này đặc biệt đúng khi một tổ chức muốn tập trung vào các dịch vụ trùng lặp.
Thông tin hiệu suất cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển sang cơ sở hạ tầng chia sẻ và các ứng dụng dựa trên đám mây. Lịch sử dữ liệu về hiệu suất trong vòng 1 năm hoặc hơn, cũng như độ phân giải thực tế, có thể hữu ích khi xác định nhu cầu năng lực và kích thước hệ thống.
4. Dịch chuyển lên môi trường ảo hóa
Mặc dù đám mây riêng không đòi hỏi phải được xây dựng trên nền tảng ảo hóa, nhưng đây là mô hình phổ biến. Ảo hóa cũng là công nghệ thúc đẩy các kiến thức và hành vi nhất định trong các tổ chức dựa vào đám mây riêng. Ví dụ, hầu hết các phần mềm ảo hóa đều yêu cầu lưu trữ tập trung và cùng một bộ lưu trữ tập trung đó sẽ là cơ sở để xây dựng hạ tầng đám mây riêng.
Cũng như vậy, ảo hóa thường khá gián đoạn trong các mạng data center. Việc dịch chuyển sang môi trường điện toán chia sẻ và dựa trên đám mây khiến tình trạng này tiếp diễn và tăng sự phụ thuộc vào các mạng, cũng như có xu hướng tăng thêm nhu cầu băng thông. Các cuộc thảo luận giữa các quản trị viên ảo hóa, lưu trữ quản trị viên mạng sẽ rất quan trọng khi bạn chuyển lên đám mây, đặc biệt nếu bạn có kế hoạch phục vụ các văn phòng từ xa và người dùng di động.
5. Nhận thức được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa không thể tách rời
Đối với nhiều tổ chức, tự động hóa là một trong những yếu tố chính thúc đẩy việc xây dựng một đám mây riêng. Tuy nhiên, tự động hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có tiêu chuẩn hóa. Ví dụ: với các tiêu chuẩn cho hệ điều hành và OSes, bạn có thể đưa ra các giả định về vị trí của tệp, kích thước của hệ thống tệp và cơ chế xác thực. Dựa trên những giả định đó, bạn có thể viết kịch bản cài đặt phần mềm ứng dụng và phần mềm trung gian, chẳng hạn như máy chủ web, máy chủ ứng dụng và quy tắc tường lửa.
Tiêu chuẩn hóa có thể là nhiệm vụ khó khăn đối với các tổ chức chưa thực hiện yếu tố này. Nhưng khả tiết kiệm thời gian thường là rất lớn.
Thử xem xét một tổ chức không có tiêu chuẩn cho HĐH, phiên bản HĐH hoặc quy trình xây dựng như sau. Mỗi máy chủ có HĐH và kiểu thiết lập khác nhau, do đó, mỗi hoạt động đều phải được chú ý cẩn trọng. Phần mềm mỗi lần lại được cài đặt và được vá khác nhau, tỷ lệ thành công sẽ dao động tùy vào các biến thể trong mỗi máy chủ. Qúa trình này thường có hai kết quả: Nhân viên phải dành một lượng lớn thời gian để thực hiện các nhiệm vụ thông thường hoặc bỏ qua nhiều thao tác trong đó, như vá các lỗ hổng bảo mật, vì chúng quá khó và không thể đoán trước. Nếu bạn chuẩn hóa một hoặc hai HĐH và tự động hóa các quy trình triển khai ứng dụng và xây dựng, sẽ mang lại hiệu quả tăng năng suất CNTT lớn.
Khi bạn đã tự động hóa môi trường đến mức nhất định, bạn có thể cung cấp các cổng thông tin dạng self-service và các danh mục dịch vụ. Mặc dù không chắc tổ chức của bạn sẽ tự điều khiển 100%, bạn có thể tự động hóa nhiều quy trình làm việc; và cả các tương tác duy nhất như các quá trình phê duyệt. Điều này cho phép bộ phận CNTT tập trung vào các vấn đề quan trọng hơn, như làm sao để hỗ trợ và giám sát một ứng dụng hoặc dịch vụ được tốt nhất. Nó cũng cung cấp cho quản trị viên ứng dụng, nhà phát triển một nền tảng nhất quán và có thể tái xây dựng. Và như vậy, các nhân viên IT có thể tạo ra các quy trình hữu ích, lặp lại quy trình để xử lý các sự cố và giám sát các báo động hệ thống, thay vì phải thực hiện từng hoạt động một trên mỗi máy chủ. Mô hình thậm chí còn mở ra những khả năng tiềm tàng cho phép tự động trả lời cho các báo động.
Việc xây dựng một private cloud có thể rất phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức. Vì vậy, nếu tổ chức không có đủ nguồn lực để theo đuổi toàn bộ quá trình, lựa chọn các dịch vụ đám mây từ các nhà cung cấp uy tín là giải pháp hợp lý nhất. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp đám mây tốc độ cao, nền tảng mạnh mẽ do Bizfly cung cấp dưới đây:
Website: https://bizflycloud.vn/
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Các kiểu kiến trúc đám mây phức tạp