13 lý do vì sao không nên tự lưu trữ video trong doanh nghiệp

2321
15-08-2023
13 lý do vì sao không nên tự lưu trữ video trong doanh nghiệp

Với sự phát triển của hạ tầng internet ngày nay, video ngày càng được sử dụng phổ biến trên website, app di động. Video là một hình thức truyền tải nội dung đem lại hiệu quả cao và chất lượng truyền tải là yếu tố quan trọng tác động tới trải nghiệm xem. Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng cũng như giải pháp công nghệ cho việc lưu trữ, truyền tải video đôi khi chưa được nhìn nhận đúng mức. 

Xem video bị giật lag là một vấn đề rất thường gặp. Phần lớn nguyên nhân là do doanh nghiệp tự tổ chức lưu trữ video trên các storage (kho lưu trữ) đơn thuần, không có cơ chế transcode tối ưu video. Cách lưu này gọi chung là Self-Hosting Video. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem Self-Hosting Video là gì và vì sao không nên sử dụng phương pháp này.

Self-Hosting Video là gì?

Self-Hosting Video nghĩa là bạn không chỉ sáng tạo ra nội dung video mà còn phải tự quản lý hạ tầng để lưu trữ, đăng tải video và quảng bá các nội dung đó tới khán giả.

Các công việc này đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, chi phí và kiến thức vì bạn cần duy trì không gian lưu trữ đủ lớn để chứa tất cả video, cũng như thiết kế các giải pháp để chống sao chép, truy cập trái phép vào video của mình. Khác với việc lưu trữ file thông thường, các giải pháp & hạ tầng máy chủ cũng phải đảm bảo đủ tốt để transcode video, tối ưu cho việc phục vụ trên website. Với Self-Hosting Video, bạn sẽ phải tự xử lý mọi thứ liên quan đến video của mình.

Lợi ích của Self-Hosting Video

Việc tự lưu trữ video nếu áp dụng đúng cách, đúng chỗ có thể đem lại một số lợi ích nhất định, có thể kể đến như:

Có khả năng làm chủ, kiểm soát cao nhất đối với dữ liệu video.

Tuỳ biến hiển thị giao diện video (player) theo thương hiệu của mình. Một số nền tảng như Youtube, Facebook không cho phép làm việc này.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy trong hầu hết mô hình kinh doanh thì những lợi ích của lựa chọn Self-Hosting Video lại lu mờ hoàn toàn so với những hạn chế mà nó gây ra.

13 Lý do vì sao chúng ta không nên Self-Hosting Video

Các hạn chế bạn sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi Self-Hosting Video:

Chi phí băng thông cao

Video là những file có dung lượng lớn, thường cao hơn 100MB. Khi Self-Hosting Video, server của bạn sẽ phải phục vụ một lượng lớn các request truy cập video. Việc này dẫn tới 2 nguy cơ: băng thông chạm ngưỡng giới hạn và bạn có thể phải chi trả nhiều chi phí network hơn do các thời điểm băng thông đạt đỉnh.

Giới hạn về kích thước file và không gian lưu trữ

Bên cạnh băng thông thì không gian lưu trữ cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Bạn có thể phải đối mặt với việc không upload được file lớn do hạn chế về năng lực xử lý của server. Upload và lưu trữ file dung lượng lớn cũng sẽ gây áp lực cho cơ chế backup dữ liệu hệ thống. Ngoài ra còn tiềm ẩn các rủi ro về bảo mật khi server upload không được kiểm soát tốt.

Về không gian lưu trữ, bạn cần phải dự phòng 1 không gian lưu trữ đủ lớn để sẵn sàng cho sự tăng trưởng dữ liệu video trong tương lai. Không gian lưu trữ chưa dùng đến này sẽ là phần tài nguyên bị lãng phí.

Thời gian load trang lâu hơn

Nhúng video lên trang web nghĩa là mỗi trang web sẽ cần nhiều thời gian hơn để load tài nguyên. Nếu chúng ta hosting video trên chính máy chủ web thì máy chủ đồng thời sẽ phải gửi lượng dữ liệu lớn tới client (máy khách). Việc này làm tăng rủi ro load trang chậm với chất lượng kết nối internet kém.

Load trang chậm sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ như: khách hàng rời bỏ, website bị tụt hạng trên các hệ thống đánh giá, giảm hiệu quả tối ưu SEO.

13 lý do vì sao doanh nghiệp không nên tự lưu trữ video - Ảnh 1.

Định dạng video không tương thích với trình duyệt

Mặc dù nhiều trình phát video đang chuyển sang định dạng HTML5, nhưng không có định dạng chuẩn nào có thể dùng được cho tất cả các trình duyệt.

Ví dụ, trình duyệt A có thể phát được những video WEBM nhưng trình duyệt B chỉ phát được video MP4. Self-Hosting video đồng nghĩa với việc bạn phải đảm bảo video của bạn có thể chạy trên tất cả các trình duyệt. Việc này đòi hỏi một cơ chế xử lý phức tạp hơn để chuyển đổi định dạng video thành các phiên bản tối ưu theo từng loại trình duyệt. Và đây là một công việc tiêu tốn nhiều nguồn lực.

Video load chậm hoặc bị giật khi xem

Nếu video của bạn được lưu trữ ở 1 server thì có nghĩa là tất cả các request để xem nội dung đều được gửi tới 1 nơi. Vì vậy nên nếu có 10 người đang xem 1 video nghĩa là có 10 request gửi tới 1 server, 100 người tương đương 100 request, 1000 người tương đương 1000 request và cứ thế... Việc này sẽ gây ra hiện tượng nghẽn cổ chai trên băng thông của server đang lưu trữ video, càng nhiều người xem tình trạng giật lag càng nghiêm trọng.

Nếu sử dụng phương pháp Self-Hosting Video, bạn cần phải mua thêm nhiều băng thông dự phòng để đảm bảo chất lượng đường truyền khi có nhiều người xem video, tốn kém rất nhiều chi phí.

Cần làm nhiều việc hơn

Trong thực tế, để đảm bảo chất lượng hiển thị video tốt trên website, bạn sẽ có rất nhiều việc phải lo:

Người dùng có thể xem video trên nhiều thiết bị khác nhau và sử dụng các trình duyệt khác nhau. Do đó, video của bạn phải phát được ở tất cả định dạng.

Với người dùng xem video trên máy tính hoặc laptop sử dụng internet tốc độ cao, bạn phải xuất ra được video ở định dạng người dùng có thể xem full màn hình mà chất lượng không bị giảm. Để làm điều này, bạn cần phải upload file ở độ phân giải 1080p hoặc 720p ở luồng video bitrate cao.

Với người dùng muốn xem video bằng điện thoại thì sẽ cần những video ở độ phân giải thấp hơn để phù hợp với màn hình nhỏ và tốc độ internet kém hơn, vì vậy bạn sẽ phải tự convert video gốc ra nhiều phiên bản với độ phân giải thấp hơn.

Tóm lại, để video có thể phát ổn định trên các trình duyệt, thiết bị và tốc độ internet khác nhau, bạn sẽ phải upload nhiều định dạng cho 1 video, mỗi định dạng lại phải upload nhiều phiên bản độ phân giải khác nhau. Việc này khiến bạn khó quản lý được các phiên bản của 1 file video và làm tốn nhiều chi phí cho việc xử lý.

13 lý do vì sao doanh nghiệp không nên tự lưu trữ video - Ảnh 2.

Cần tìm Video Player phù hợp trong hàng tá Video Player hiện có

Video Player là phần mềm dùng để phát video. Khi chạy video trên website bạn cần cài đặt một Video Player. Để tối ưu cho việc phát video, Player thường tự động phát hiện thiết bị nào đang xem video, tốc độ đường truyền ra sao để lựa chọn phiên bản video phù hợp. Đây là một cơ chế phức tạp đòi hỏi khả năng kết hợp từ phía hạ tầng lưu trữ video.

Trên internet hiện có hàng tá phần mềm Video Player. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, lựa chọn phần mềm phù hợp với website và hạ tầng lưu trữ video của mình.

Phải xử lý code phức tạp

Sau khi chọn được Video Player phù hợp. Để nó hoạt động được trên website, bạn cần tích hợp code sử dụng plugin hoặc các phương thức khác theo đặc tả của phần mềm yêu cầu.

Như đã đề cập ở trên, để sử dụng được các cơ chế phát video tối ưu bạn sẽ cần xử lý logic code ở phía hạ tầng lưu trữ video sao cho tương thích với Video Player. Việc này tốn nhiều thời gian và nguồn lực, nó cũng đem lại rủi ro phát sinh do tích hợp không đúng.

Gia tăng chi phí

Nếu tự lưu trữ video, bạn sẽ phải xử lý nhiều tác vụ để video có thể hoạt động ổn định.

Khi tạo và đăng tải video, bạn sẽ cần phải convert 1 video ra nhiều phiên bản để nhiều người dùng có thể xem. Việc này sẽ tốn thời gian và công sức của bạn hoặc là rất nhiều tiền để thuê người làm những thao tác này.

Thêm nữa, để đảm bảo video có thể xem được bình thường mà không bị giật lag, bạn phải tốn rất nhiều tiền để dự phòng một lượng băng thông lớn, trong khi thực tế lượng người xem không phải lúc nào cũng cao, và những thời gian ít người xem thì lượng băng thông dự phòng này sẽ bị lãng phí hoàn toàn.

Ở hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ những chi phí này sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát và kéo theo đó là giảm hiệu quả sản xuất video (ở góc nhìn kinh doanh).

Cần thực hiện nhiều thao tác convert video

Để tạo ra được nhiều phiên bản với độ phân giải video và các định dạng video khác nhau, bạn phải convert 1 video rất nhiều lần.

Khi convert nhiều video 1 lúc sẽ cần rất nhiều thời gian và những công cụ đặc biệt, chưa kể có nguy cơ video sẽ bị lỗi trong quá trình convert.

Khó đo lường hoạt động xem video

Để tối ưu hiệu quả phân phối nội dung qua video, bạn sẽ cần tổng hợp được các chỉ số đo lường mức độ quan tâm của khán giả với các video. Giả sử bạn cần biết video nào đang có lượt xem nhiều nhất, khán giả thường xem video của bạn trên mobile hay laptop, họ xem hết video hay chỉ xem 1 đoạn rồi tắt, và rất nhiều thông tin khác nữa... Những thông tin này cần được thu thập và có một hệ thống xử lý, tổng hợp ra các báo cáo. Bạn rất khó có được những thông tin này nếu tự lưu trữ video.

Quá trình sản xuất video phức tạp hơn

Quản lý tất cả các tiến trình như tạo, đăng tải và hosting video sẽ làm tăng mức độ phức tạp khi muốn xuất bản một video.

Bạn sẽ phải dành thời gian để học và xử lý các tiến trình đó hoặc thuê người xử lý các tác vụ bạn không thể tự làm được. Việc này sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí khi sử dụng một nền tảng hosting video bên ngoài.

Video dễ bị vi phạm bản quyền hơn

Nội dung video chính là tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt trong các mô hình kinh doanh như E-Learning. Và nếu nó có giá trị với bạn, có nghĩa là ở đâu đó nó cũng có giá trị với người khác, có thể họ sẽ muốn tìm cách sao chép nội dung để trục lợi.

Khi tự lưu trữ video, bạn sẽ cần phải nghiên cứu các giải pháp để tự bảo vệ nội dung video của mình thông qua các hình thức như giới hạn tên miền, đặt mật khẩu, mã hoá… Đây là một bài toán khó đòi hỏi bạn phải có nhân lực thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ nội dung số.

13 lý do vì sao doanh nghiệp không nên tự lưu trữ video - Ảnh 3.

Sử dụng một nền tảng video trả phí là lựa chọn tối ưu

Để tránh các vấn đề tới từ việc Self-Hosting Video nêu trên, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng nền tảng video trả phí từ một nhà cung cấp bên ngoài. Nền tảng video sẽ giải quyết tất cả các nhu cầu về lưu trữ, xử lý, phân phối video mà doanh nghiệp cần. Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, tối ưu chi phí nhờ hình thức thanh toán linh hoạt theo tài nguyên sử dụng (pay as you go). Chi phí này chỉ bao gồm chi phí lưu trữ cố định dữ liệu video và chi phí truyền tải phát sinh khi video được truyền phát, hoàn toàn loại bỏ các chi phí về máy chủ đắt đỏ, chi phí băng thông dự phòng, chi phí nhân sự, chi phí thời gian... Cũng nhờ chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho nhà cung cấp dịch vụ có chuyên môn mà doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực cho việc sáng tạo, sản xuất nội dung video.

Tại Việt Nam, Bizfly Cloud hiện là nhà cung cấp nền tảng video tiên phong trên thị trường. Bizfly Cloud VoD đã cung cấp nền tảng video góp phần vào thành công của rất nhiều website báo điện tử, thương mại điện tử và các hệ thống E-Learning. Chi tiết tham khảo thêm tại: https://bizflycloud.vn/vod

Bizfly Cloud - Đơn vị hàng đầu cung cấp các giải pháp hạ tầng Cloud IT phục vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp - tiền thân là VCCloud - trực thuộc Công ty Cổ phần VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam.

Hạ tầng Cloud IT đã phục vụ hơn 3000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu: Vingroup, Thu Cúc, Đất Xanh Miền Bắc, Ahamove, SSI, Ivy Moda...

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

SHARE