Vì sao các giải pháp đám mây là lựa chọn tối ưu cho start-up công nghệ
Có một thời gian cách đây không lâu khi các start-up công nghệ cố gắng tạo những dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường và cả trong xã hội, đã bị kìm hãm bởi chính chi phí công nghệ. Nguồn năng lượng điện toán tối tân mà họ cần để theo đuổi giấc mơ của mình sẽ "ngốn" cả một gia tài bởi chi phí dành cho cơ sở hạ tầng máy tính có thể lên tới cả ngàn đô. Trong số tài sản mà họ có thể phải bỏ ra đó không chỉ là chi phí cho các máy chủ hạng nặng mà còn bao gồm cả các phần mềm cần thiết để chạy chúng. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thông tin rõ hơn dưới đây.
Với sự xuất hiện của điện toán đám mây trong toàn bộ các quy trình, các công ty khởi nghiệp công nghệ không còn phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng nữa. Đây thực sự là một cơ hội phát triển đầy hứa hẹn cho toàn bộ xu hướng khởi nghiệp nói chung bởi sự thành công và lợi nhuận không phải lúc nào cũng được đảm bảo ngay từ lần đầu tiên. Điều này có nghĩa là cơ hội để đuổi kịp và thậm chí vượt mặt các ông lớn trên thị trường là hoàn toàn có thể.
Sau đây là một vài minh chứng giải thích tại sao các giải pháp đám mây không chỉ là chất xúc tác mạnh nhất cho sự phát triển của xu thế thời đại - start up công nghệ mà còn là một bệ phóng tên lửa đưa ngành công nghiệp khởi nghiệp vào một quỹ đạo hoàn toàn khác.
Tính kinh tế của quy mô linh hoạt và tính tập trung
Điểm thu hút và có lẽ cũng là lợi thế số một cho các start-up khi các giải pháp đám mây ra đời là khả năng tiết kiệm chi phí "rất lớn". Chi phí cho server là không đáng kể, khả năng mở rộng khi nhu cầu tăng cao sẽ được kiểm soát thông qua cân bằng tải/load balancing. Một yếu tố cũng quan trọng không kém là không chỉ dữ liệu khách hàng mà code độc quyền do startup phát triển cũng an toàn hơn rất nhiều so với khi lưu trữ trên hệ thống tại chỗ của doanh nghiệp.
Trong khi đó, một khi các yếu tố cần thiết đã được thiết lập, các startup công nghệ có thể tự do tập trung vào đổi mới nhờ mô hình pay-as-you-go. Các team làm việc tại các khu vực địa lý khác nhau có thể cùng nhau phát triển và tinh chỉnh code, tham gia giao tiếp chéo thông qua các hội nghị video và cuối cùng đem tới các sản phẩm phục vụ khách hàng của họ mà không phải lo lắng về tốc độ và hiệu suất. Như Jeff Weiner, CEO của LinkedIn đã nhận xét: "nền tảng đám mây giúp cho tất cả mọi người đều có thể trở thành doanh nhân và có quyền truy cập vào tất cả các cơ sở hạ tầng tối tân nhất cho dù họ ở bất cứ đâu".
Lợi ích tối đa
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, đặc biệt là những công ty tập trung vào hạ tầng đám mây như SaaS, PaaS hoặc IaaS, đã đóng góp không chỉ cho phong trào khởi nghiệp với việc giúp các công ty khởi nghiệp kiểm soát chi phí mà vẫn tập trung vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp mình, mà còn cung cấp một nền tảng mạnh mẽ giúp duy trì sự tăng trưởng đều đặn và bền vững. Chẳng hạn, các công ty quản lý dự án như BaseCamp và Liquid Planner có thể cung cấp và phân bổ các dịch vụ hợp lý, liên tục một phần vì chúng hoạt động hoàn toàn trên đám mây.
Theo báo cáo, 88% các công ty nói rằng họ đã có những trải nghiệm tích cực về hiệu quả chi phí trên các đám mây, trong khi 56% đã phát sinh doanh thu khi sử dụng các công nghệ này và 49% đã mở rộng hoạt động kể từ khi triển khai mô hình trên đám mây.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Startup, điện toán đám mây và tiềm năng phát triển không giới hạn