Startup, điện toán đám mây và tiềm năng phát triển không giới hạn
Điện toán đám mây đang là chủ đề chiếm sóng trên phần lớn các diễn đàn công nghệ trong những ngày này. Tương tự như với SOA trước đây, có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm điện toán đám mây là gì, nhiều người khác lại không mấy sẵn sàng cho sự thay đổi và rất nhiều nhà cung cấp đóng gói lại sản phẩm của mình dưới dạng đám mây. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu tiềm năng phát triển của điện toán đám mấy qua bài viết dưới đây.
Trong khi các nhà phân tích, nhà cung cấp, các chuyên gia và công ty lớn vẫn còn đang tranh luận về ngữ nghĩa, mô hình kinh tế và khả năng của điện toán đám mây, các startup khởi nghiệp vẫn đang đổi mới và triển khai công việc trên đám mây với tốc độ chóng mặt và chi phí hết sức "khiêm tốn". Điều này đặt ra câu hỏi, "liệu các tổ chức lớn có thể theo kịp tốc độ thay đổi và phát triển mà chúng ta đang thấy từ các startup hay không.
Thay đổi hay là chết?
Không giống như các công ty lớn đã có lịch sử hình thành từ lâu, các công ty mới thành lập không có thời gian hoặc tiền bạc để tranh luận về giá trị của điện toán đám mây. Trên thực tế, một startup sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính nếu họ chọn xây dựng datacenter của riêng mình, trừ khi đó là nguồn lực cốt lõi của họ. Các startup đang tìm kiếm hai điều: Tốc độ đưa sản phẩm đến thị trường tối đa và giữ burn rate (tốc độ một startup xài hết số tiền được đầu tư) ở mức tối thiểu. Điện toán đám mây cho phép thực hiện cả hai điều này cùng lúc.
Tốc độ đến thị trường sẽ được rút ngắn nhờ loại bỏ việc mua sắm phần cứng và phần mềm trong dài hạn, thuê ngoài các tác vụ quản lý và bảo mật khác nhau từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và tự động hóa mở rộng tài nguyên khi cần. Burn rate thấp có thể đạt được khi khấu trừ phần lớn các chi phí cho một hệ thống vật lý cố định (làm mát, bảo trì, thuê nhân công, v.v.), thay vào đó chỉ trả tiền cho các tài nguyên đã sử dụng, giải phóng nguồn lực khi chỉ hoạt động trên các chức năng kinh doanh cốt lõi.
Lấy ví dụ một startup công nghệ phân phối trực tuyến phiếu giảm giá kỹ thuật số từ nhiều nhà cung cấp và tự động mua lại các phiếu giảm giá này trong thời gian thực tại điểm bán khi khách hàng mua sắm. Để cung cấp dịch vụ này, startup cần có cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, độ tin cậy và an toàn cao ở nhiều địa điểm trên toàn quốc hay thậm chí trên toàn cầu. Số vốn cần thiết để tự xây dựng các datacenter và thuê nhân viên quản lý gấp ít nhất mười lần số tiền cần thiết để triển khai mô hình 100% trên nền tảng đám mây.
Vậy còn những công ty phát hành coupon giấy, liệu họ có thể dễ dàng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực cung ứng phiếu giảm giá kỹ thuật số hay không? Các công ty đã rất thành công này thường bị sa lầy vào các hệ thống cũ và đã đầu tư rất nhiều vào các trung tâm dữ liệu "on premise" - tại chỗ đến mức họ không thể chuyển dịch đủ nhanh và xây dựng các giải pháp kỹ thuật số mới đủ rẻ để cạnh tranh với một số ít các startup đang chạy đua để tìm kiếm tất cả các nhà bán lẻ đăng ký cho dịch vụ của họ.
Trớ trêu hơn, các công ty lớn thường cũng có rất nhiều nhân sự tài năng, các trung tâm dữ liệu được thiết lập và vận hành tốt và nguồn tài chính lớn mạnh. Tuy nhiên, các startup mặc dù gặp sức ép về nguồn tài chính lại có khả năng đổi mới nhanh hơn, rẻ hơn và có thể ngay lập tạo ra các giải pháp miễn phí để đáp ứng một nhu cầu, một xu hướng mới nổi như làn sóng sử dụng ứng dụng trên di động của người trẻ chẳng hạn…
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Các giải pháp đám mây có phải là lựa chọn an toàn cho tech startup? Một số điều bạn nên biết trước khi đầu tư!