Telnet là gì? Tìm hiểu thông tin về giao thức máy tính Telnet

1856
04-07-2024
Telnet là gì? Tìm hiểu thông tin về giao thức máy tính Telnet

Telnet được biết đến là giao thức tiền thân của SSH. Trước khi có sự xuất hiện của SSH, telnet đã được sử dụng rất phổ biến trong môt trường giao tiếp trên mạng. Cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu: SSH đã thừa hưởng và cải tiến từ telnet như thế nào để thay thế telnet trở thành giao thức sử dụng chủ yếu hiện nay?

Telnet là gì? 

Telnet là một giao thức máy tính cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều cho các máy tính trên internet và mạng cục bộ LAN. Telnet được biết đến là giao thức đầu tiên được sử dụng khi internet ra mắt lần đầu vào năm 1969. Telnet cung cấp một giao diện dòng lệnh đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn cơ bản. Dần dần, việc sử dụng Telnet không còn được khuyến khích bởi có sự xuất hiện của SSH, cũng như để đề phòng các nguy cơ về bảo mật nghiêm trọng do telnet thường được sử dụng trên môi trường mạng mở. Ngoài ra, telnet cũng thiếu các chính sách xác thực và khả năng mã hóa dữ liệu.

Telnet thường được các developer hay bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng các ứng dụng hoặc dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong một máy chủ lưu trữ sử dụng.

Telnet cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều trên internet và mạng cục bộ LAN

Telnet cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều trên internet và mạng cục bộ LAN

Sự ra đời của telnet

Sự ra đời của telnet

Giao thức giúp các máy tính từ xa giao tiếp

Telnet tượng trưng cho một giao thức đầu cuối ảo trên mạng. Telnet là một từ viết tắt ghép từ "teletype network", " terminal network " hay " telecommunications network ", theo một số nguồn khác nhau. Giao thức được thiết lập dưới dạng điều khiển từ xa để quản lý máy tính lớn từ các thiết bị đầu cuối ở xa. Trong thời đại các hệ thống máy tính lớn vẫn còn thống trị, Telnet cho phép các nghiên cứu sinh, giáo sư có thể đăng nhập vào một máy tính trung tâm trong trường đại học từ bất kỳ thiết bị đầu cuối nào trong tòa nhà. Khả năng đăng nhập từ xa này giúp các nhà nghiên cứu tiết kiệm được vô số thời gian phải đi bộ giữa các học kỳ. Trong quá trình hiện đại hóa mạng máy tính, telnet đã được cải tiến vào năm 1969, và trở thành giao thức mở đường cho World Wide Web vào năm 1989.

Telnet hoạt động như thế nào?

Quá trình hoạt động của Telnet gồm có các bước sau đây:

Bước 1: Khởi tạo kết nối

Người dùng bắt đầu bằng cách nhập lệnh Telnet trên máy tính hoặc thiết bị có kết nối mạng.

Bước 2: Giao tiếp với máy chủ Telnet

Máy tính của người dùng gửi yêu cầu kết nối đến máy chủ Telnet thông qua giao thức TCP trên cổng 23 (port 23).Máy chủ Telnet nhận yêu cầu kết nối và thiết lập một phiên kết nối TCP với máy tính của người dùng.

Bước 3: Xác thực

Máy chủ Telnet có thể yêu cầu người dùng cung cấp thông tin xác thực (username và password) để xác nhận danh tính trước khi cho phép truy cập.

Xác thực có thể sử dụng cách thức đơn giản như một danh sách người dùng và mật khẩu trong tệp cấu hình của máy chủ Telnet.

Bước 4: Hoạt động trong phiên Telnet

Sau khi xác thực thành công, người dùng và máy chủ Telnet có thể giao tiếp với nhau thông qua phiên Telnet đã thiết lập.

Người dùng có thể gửi các lệnh và yêu cầu từ xa thông qua cửa sổ terminal của Telnet. Mỗi lệnh được gửi từ máy tính người dùng sẽ được gửi đến máy chủ Telnet và thực thi trên máy chủ đó.

Kết quả của các lệnh được thực thi trả về máy tính của người dùng thông qua kết nối Telnet.

Bước 5: Đóng kết nối

Khi người dùng kết thúc phiên làm việc hoặc ngắt kết nối, máy tính của người dùng gửi yêu cầu đóng kết nối đến máy chủ Telnet.

Máy chủ Telnet đáp ứng bằng cách đóng phiên kết nối TCP và kết thúc phiên làm việc.

Bước 6: Bảo mật và rủi ro

Telnet không mã hóa dữ liệu truyền qua mạng, do đó thông tin nhạy cảm như mật khẩu có thể bị người thứ ba đánh cắp nếu có quá trình nghe trộm dữ liệu (sniffing).

Để cải thiện bảo mật, nên sử dụng các giao thức như SSH thay vì Telnet, vì SSH sử dụng mã hóa dữ liệu giữa máy tính người dùng và máy chủ.

Những lợi ích khi sử dụng Telnet

Việc sử dụng Telnet đem đến những lợi ích sau đây:

  • Quản trị từ xa: Telnet cho phép quản trị viên mạng kết nối và điều khiển các thiết bị mạng từ xa thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ. Nó rất hữu ích khi cần quản lý các thiết bị mà không cần phải có mặt vật lý tại địa điểm đó.
  • Kiểm tra và đặt cấu hình: Với Telnet, người quản trị có thể kiểm tra và thay đổi cài đặt, cấu hình của các thiết bị mạng như router, switch, firewall từ bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối mạng và quyền truy cập.
  • Điều khiển thiết bị mà không cần giao diện đồ họa: Telnet thường sử dụng giao diện dòng lệnh (command line interface - CLI), nó có nghĩa là người dùng có thể sử dụng dòng lệnh để tương tác với các thiết bị. Điều đó đặc biệt hữu ích khi tốc độ kết nối và tài nguyên mạng là yếu tố quan trọng.
  • Giám sát và ghi lại hoạt động: Telnet cung cấp khả năng giám sát các hoạt động và ghi lại các tương tác với thiết bị mạng, giúp người quản trị theo dõi và phân tích các vấn đề xảy ra.
  • Khả năng tích hợp và sử dụng với nhiều thiết bị: Nó không chỉ hữu ích với các thiết bị mạng như router và switch mà còn có thể được sử dụng với nhiều thiết bị khác như server, máy tính, và các thiết bị điện tử có hỗ trợ Telnet.

Telnet liệu có bảo mật không?

Telnet được đánh giá là giao thức sở hữu độ bảo mật ở mức kém. Do Telnet không được mã hóa vì thế khi dữ liệu truyền qua internet rất dễ bị đánh cặp. Nó sẽ gồm có mật khẩu, tên người dùng hoặc bất cứ dữ liệu nào khác.

Khả năng bị giả mạo (spoofing): Vì Telnet không có bất kỳ cơ chế nào để đảm bảo tính xác thực của máy chủ, nên kẻ tấn công có thể dễ dàng giả mạo một máy chủ Telnet và lừa đảo người dùng gửi thông tin quan trọng cho họ.

Không có bảo vệ chống lại các loại tấn công phổ biến: Telnet không cung cấp các tính năng bảo mật như kiểm tra tính toàn vẹn, xác thực dựa trên chứng thực hai yếu tố hoặc bảo vệ chống lại các loại tấn công độc hại như động đoạn.

Telnet mở đường cho sự phát triển SSH

Theo thời gian, giao thức Telnet không an toàn được phát triển thành một giao thức mạng mới có tên gọi là Secure Socket Shell (SSH), và hiện nay SSH là giao thức chủ yếu các quản trị viên mạng hiện đại sử dụng để quản lý các máy tính Linux và Unix từ xa. SSH cung cấp khả năng xác thực và bảo mật các dữ liệu mã hóa mạnh giữa các máy tính trên một mạng có độ tin cậy không cao.

>> Tìm hiểu thêm: Hệ điều hành Linux là gì? Ưu điểm và nhược điểm của HĐH Linux

Ví dụ về lệnh telnet

Một lệnh request Telnet được viết như sau (tên máy tính là giả định):

telnet the.libraryat.xyz.edu

Sau khi gửi request, bạn sẽ nhận được lời nhắc đăng nhập bằng user id và mật khẩu. Nếu đăng nhập được chấp thuận, bạn sẽ có thể sử dụng máy tính giống như bất kỳ người dùng nào đã sử dụng máy tính này mỗi ngày.

Giao thức không bao gồm đồ họa

Telnet có giao diện "thuần text"

Telnet có giao diện "thuần text"

Telnet là một giao thức máy tính dựa trên text. Không giống với các giao diện màn hình Firefox hoặc Google Chrome, màn hình của Telnet gần như không có gì để "xem". Sử dụng telnet hoàn toàn chỉ đơn giản là gõ trên bàn phím. Telnet không có các yếu tố đồ họa mà chúng ta vẫn thường thấy trên các trang web hiện đại ngày nay. Các lệnh Telnet có thể khá khó hiểu, với các lệnh mẫu bao gồm z và prompt% fg. Hầu hết người dùng hiện đại sẽ cảm thấy giao diện màn hình Telnet hiển thị thô sơ và chậm chạp.

Telnet với SSH cái nào mới là lựa chọn tốt nhất?

Nếu để đánh giá khách quan, SSH được coi là lựa chọn tốt hơn so với Telnet. Để có thể khắc phục được nhược điểm liên quan đến tính bảo mật của Telnet thì các nhà phát triển đã tạo ra SSH. Giao thức này đã dùng mã hóa nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công thông tin và bảo vệ dữ liệu của người dùng qua mạng. Đặc biệt, SSH cũng sẽ cung cấp khả năng theo dõi hoạt động người dùng, quản lý tài khoản để tăng khả năng bảo mật lên mức cao nhất.

Trong suốt thời gian qua, SSH vẫn đang là giao thức được sử dụng rộng rãi nhằm quản lý máy tính Unix và Linux từ xa. Có thể thấy, Telnet là giao thức tiền để để phát triển nên SSH.

Tới nay, Telnet gần như không còn được sử dụng để kết nối máy tính nữa vì thiếu bảo mật. Tuy nhiên, giao thức này vẫn hoạt động và có thể được sử dụng trong Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista, và bạn có thể sẽ phải bật Telnet lên trước khi muốn sử dụng.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Transmission Control Protocol - TCP là gì? Hoạt động như thế nào?

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Telnet
SHARE