Shared Hosting hay VPS Hosting: Nên chọn giải pháp nào?
Bạn đang phân vân giữa Shared Hosting và VPS Hosting? Cả hai đều là giải pháp lưu trữ web, nhưng lại có những điểm khác biệt đáng kể về hiệu năng, chi phí và khả năng tùy chỉnh. Bài viết này của Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại hosting này để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Khái niệm Shared Hosting hay VPS Hosting
Shared Hosting và VPS Hosting là hai loại dịch vụ lưu trữ web phổ biến nhưng khác nhau về cách thức hoạt động và nguồn lực được cung cấp. Để thuận tiện giải đáp thắc mắc nên chọn giải pháp nào, đầu tiên hãy đi tìm hiểu khái niệm của Shared Hosting và VPS Hosting là gì?
Shared Hosting là gì
Shared Hosting là một gói dịch vụ của web hosting, cho phép chia sẻ một máy chủ vật lý giữa nhiều website, tạo ra giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng có thể gây ra vấn đề về hiệu năng nếu các website khác sử dụng nhiều tài nguyên. Dung lượng và băng thông được phân bổ giới hạn dựa trên gói đăng ký.
Tài nguyên máy chủ như CPU, RAM và dung lượng lưu trữ được chia sẻ giữa tất cả các website trên máy chủ đó. Đây là lựa chọn tiết kiệm chi phí và phù hợp với các website nhỏ, có lưu lượng truy cập thấp và không đòi hỏi nhiều tài nguyên.
VPS Hosting là gì
VPS Hosting là viết tắt của các từ Virtual Private Server. VPS Hosting tạo ra môi trường máy chủ ảo riêng biệt trên một máy chủ vật lý. Mỗi VPS có lượng tài nguyên được phân bổ riêng (CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, băng thông), đảm bảo hiệu năng ổn định hơn và khả năng tùy chỉnh cao hơn.
VPS Hosting có chi phí cao hơn Shared Hosting và là giải pháp lý tưởng cho website có lưu lượng truy cập cao, cần hiệu năng ổn định và khả năng tùy chỉnh cao.
So sánh VPS Hosting và Shared Hosting
Ưu điểm
Shared Hosting
- Tính linh hoạt cao: Doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cấp gói sử dụng mà không gặp rắc rối về việc di chuyển dữ liệu.
- Quản lý dễ dàng: Sử dụng đơn giản và dễ thiết lập, các nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm cung cấp một bảng điều khiển đi kèm với dịch vụ bổ trợ việc quản lý trang web của bạn.
- Lưu trữ các trang web động như Facebook, Twitter,... Sử dụng các ngôn ngữ lập trình thay thế như Perl, Python trong các trang web động và CMS.
VPS Hosting
- Dễ dàng tùy biến nguồn tài nguyên: Một máy chủ có thể tạo ra được nhiều VPS từ đó giúp tiết kiệm chi phí vận hành máy chủ.
- Quản lý khách hàng từ xa dễ dàng: Thuận tiện bởi người cung cấp website có thể giúp khách hàng xử lý, cập nhật và nâng cấp phần mềm một cách nhanh chóng.
- Bảo mật cao: Nhờ vào môi trường máy chủ ảo riêng biệt, VPS Hosting giúp giảm thiểu rủi ro từ các website khác. Bạn có quyền kiểm soát hoàn toàn hệ thống bảo mật, dễ dàng cài đặt và quản lý các biện pháp bảo vệ.
Nhược điểm
Shared Hosting
- Tài nguyên bị giới hạn: Do có chi phí thấp hơn nên khi hiệu suất chậm chạp hệ thống dễ gặp tình trạng bị treo.
- Tác động đến SEO: Shared Hosting thông thường sẽ cung cấp cho khách hàng dùng chung 1 địa chỉ IP về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website. Ngoài ra việc chung nhiều IP còn gây khó khăn cho việc kiểm soát.
- Bảo mật: Mỗi trang web đều có thư mục riêng để lưu trữ tệp và đồng nghĩa với việc mọi người trên máy chủ đều chia sẻ cùng một thư mục này. Nên nếu có 1 hacker xâm nhập vào thư mục chính sẽ họ sẽ có quyền truy cập vào các tệp của mọi người.
VPS Hosting
- Máy chủ ảo bị phụ thuộc do sử dụng chung máy chủ vật lý
- Việc nâng cấp tài nguyên tốn thời gian và khả năng mở rộng không cao
- Năng suất chậm trễ
Kết bài
Sự lựa chọn giữa Shared Hosting và VPS Hosting phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Nếu bạn cần một giải pháp giá rẻ và đơn giản cho website nhỏ, Shared Hosting là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu website của bạn đòi hỏi hiệu năng cao, khả năng tùy chỉnh và bảo mật tốt hơn thì VPS Hosting là sự lựa chọn tốt hơn. Hãy cân nhắc kỹ các yếu tố đã được đề cập để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.