Pentest là gì? Tại sao lại cần đến kiểm thử xâm nhập?
Pentest (kiểm thử xâm nhập) là một bước quan trọng không thể thiếu để gia tăng bảo mật cho các sản phẩm trong quá trình xây dựng ứng dụng công nghệ như mobile app hay web app.
Vậy thực chất Pentest là gì? Nó đóng vai trò cụ thể nào đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về Pentest.
Pentest là gì?
Pentest là viết tắt của penetration testing (kiểm thử xâm nhập). Đây là hình thức đánh giá tính bảo mật của một hệ thống IT bằng việc mô phỏng các cuộc tấn công mạng ủy quyền trên máy tính. Có thể hiểu đơn giản, Pentest sẽ cố gắng xâm nhập vào hệ thống để tìm ra những lỗ hổng mà tin tặc có thể xâm nhập và gây thiệt hại.
Pentest giúp các tổ chức phát hiện càng nhiều điểm yếu trên hệ thống càng tốt, từ đó tìm biện pháp khắc phục chúng để loại trừ khả năng bị tấn công. Người làm công việc kiểm tra xâm nhập gọi là Pentester.
Pentest có thể thực hiện được trên hệ thống máy tính, mobile app, web app, hạ tầng mạng, phần mềm dịch vụ SaaS, IoT, API, source code hay một đối tượng IT kết nối với internet và có khả năng bị xâm nhập…nhưng chủ yếu là Pentest mobile app và web app. Các thành phần trên được gọi là đối tượng kiểm thử.
Một số loại pentest phổ biến
Một số loại Pentest phổ biến bao gồm:
- White box Testing: Trong hình thức này, các chuyên gia kiểm thử sẽ được cung cấp tất cả thông tin về đối tượng, mục tiêu trước khi tiến hành kiểm tra xâm nhập. Các thông tin đó bao gồm: địa chỉ IP, các giao thức sử dụng, sơ đồ hạ tầng mạng, hay source code.
- Gray box Testing: Ở đây, các nhà kiểm thử sẽ nhận được một phần thông tin của đối tượng kiểm tra (URL, địa chỉ IP…), nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ hay quyền truy cập vào đối tượng.
- Black box Testing: Đây là hình thức kiểm tra xâm nhập dưới góc độ của một tin tặc trong thực tế. Với hình thức này, các chuyên gia kiểm thử sẽ không có bất kỳ thông tin nào về đối tượng trước khi bị tấn công mà phải tự tìm kiếm và thu thập thông tin của đối tượng để tiến hành kiểm tra. Loại hình Pentest này yêu cầu nhiều thời gian gian tìm hiểu và nỗ lực tấn công, vì thế chi phí không hề rẻ.
Ngoài ra còn nhiều loại hình Pentest khác như: external testing, double-blind testing, targeted testing, internal testing, tuy nhiên chúng không phổ biến ở Việt Nam và chỉ được sử dụng ở một số doanh nghiệp có nhu cầu đặc thù.
Giai đoạn của pentest
Quá trình kiểm tra xâm nhập bao gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và khảo sát (giai đoạn đầu tiên)
- Xác định mục tiêu và nhập vi của thử nghiệm, trong đó bao gồm các phương pháp thử nghiệm sẽ được sử dụng và những hệ thống được xử lý.
- Thu thập thông tin (tên mạng, tên miền,...) để nắm rõ hơn cách mà mục tiêu hoạt động và các lỗ hổng tiềm năng.
Giai đoạn 2: Quét
Để hiểu cách mà ứng dụng mục tiêu phản ứng với những yếu tố xâm nhập khác nhau bạn cần thực hiện bằng 2 cách sử dụng sau:
- Phương pháp phân tích - kiểm tra code của ứng dụng nhằm mục đích xác định hành vi của nó trong khi chạy. Các công cụ này hoàn toàn có thể quét toàn bộ code chỉ trong một lần chạy.
- Phương pháp phân tích động - kiểm tra code của ứng dụng trong khi đang chạy. Phương pháp này thực tế hơn, bởi nó cung cấp cho người dùng chế độ xem thời gian thực đối với hiệu suất của ứng dụng.
Giai đoạn 3: Giành quyền truy cập
Ở giai đoạn này, các cuộc tấn công ứng dụng web được sử dụng, ví dụ như cross-site scripting, backdoor và SQL injection, để phát hiện ra lỗ hổng mục tiêu. Tiếp đó, người kiểm thử sẽ thử khai thác các lỗ hổng này, thường là bằng cách chặn lưu lượng, giành quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống, đánh cắp dữ liệu,... từ đó biết được thiệt hại mà chúng có thể gây ra.
Giai đoạn 4: Duy trì truy cập
Mục đích của giai đoạn này là kiểm tra xem liệu lỗ hổng có thể được sử dụng để khai thác trong hệ thống bị xâm nhập trong khoảng thời gian dài hay không? (đủ lâu để tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống). Dựa vào việc bắt chước các cuộc tấn công APT, thường tồn tại trong nhiều tháng để đánh cắp những dữ liệu nhạy cảm nhất của tổ chức.
Giai đoạn 5: Phân tích
Sau khi có kết quả kiểm thử xâm nhập, nó sẽ được tổng hợp thành một báo cáo chi tiết:
- Những lỗ hổng cụ thể đã được phát hiện
- Những dữ liệu nhạy cảm được truy cập
- Thời gian mà người tiến hành kiểm thử Pentest có thể ở lại trong hệ thống mà không bị phát hiện.
Nhân viên phụ trách bảo mật sẽ có nhiệm vụ phân tích thông tin này để đưa ra các biện pháp bảo mật ứng dụng và chống lại các cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Ưu, nhược điểm của pentest
Khi thực hiện kiểm tra xâm nhập định kỳ và đúng cách, các doanh nghiệp sẽ nhận ra những ưu điểm của Pentest như sau:
Ưu điểm:
- Nâng cao an ninh cho ứng dụng web, mobile, API, IoT, phần cứng, SaaS, hệ thống đám mây…Giảm tối đa khả năng bị tin tặc xâm nhập và gây thiệt hại.
- Giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn bao quát về an ninh ứng dụng và sản phẩm công nghệ.
- Có thể ước tính được thiệt hại mà một cuộc tấn công mạng gây ra.
- Bảo mật cơ sở dữ liệu, thông tin người dùng và các thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
- Ổn định hệ thống, giảm thiểu khả năng bị tấn công bởi tin tặc.
- Phát hiện ra những lỗ hổng nguy hiểm tiềm năng khó phát hiện.
- Đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật theo từng ngành cụ thể (HIPAA, PCI DSS, ISO 27001…)
- Nâng cao độ tin tưởng của khách hàng, đối tác…
Mặc dù Pentest là một phương pháp hiệu quả để chống lại sự tấn công của tin tặc, nhưng không phải giải pháp nào cũng hoàn toàn hoàn hảo. Dưới đây là một vài những nhược điểm mà Pentest còn tồn tại.
Nhược điểm:
- Có mức chi phí cao: Một dịch vụ Pentest thông thường, các doanh nghiệp sẽ phải trả phí theo ngày công làm việc của Pentest hoặc theo giờ với mức chi phí không hề thấp. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật mobile app, web app nhưng việc bỏ ra một khoản tiền quá lớn cho Pentest là một rào cản.
- Tính đa dạng còn hạn chế: Đội ngũ kiểm thử Pentest thông thường bao gồm 3-5 người và họ thường kiểm tra theo một quy trình có sẵn, lặp lại. Trong khi đó, tin tặc không bị bó buộc vào bất kỳ một quy trình nào cụ thể và số lượng kẻ xấu cũng rất nhiều.
- Khó để tích hợp nền tảng: Như thường lệ, các Pentest sẽ tạo ra một báo cáo dài liệt kê các lỗ hổng. Không có bất kỳ sự kết hợp nào trong vòng đời phát triển phần mềm. Điều này khiến cho chi phí hoạt động tăng cao và giảm tốc độ của quá trình khắc phục và phát triển ứng dụng.
Doanh nghiệp nào nên dùng pentest
Với chức năng đảm bảo an toàn an ninh mạng, tuy nhiên Pentest không phải dành cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi sử dụng Pentest cần xem xét các yếu tố sau:
- Quy mô của doanh nghiệp. Các công ty thường xuyên xuất hiện online sẽ trở nên hấp dẫn hơn với tin tặc và có khả năng bị tấn công.
- Các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng trên Cloud có thể sẽ không được phép thực hiện Pentest hạ tầng cloud.Nhưng các nhà cung cấp sẽ có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra xâm nhập định kỳ để đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng tài nguyên đám mây của họ.
- Các doanh nghiệp có ngân sách an ninh mạng hạn hẹn sẽ khó khăn trong việc kiểm tra xâm nhập định kỳ, bởi chi phí Pentest rất cao.
12 Công cụ Pentest tốt nhất nên sử dụng
1. Invicti
Invicti là một công cụ Pentesting tiên tiến dành cho các tổ chức quy mô lớn. Với các tập lệnh được xác định trước, Invicti cho phép thực hiện Pentesting một cách dễ dàng và tự động mà không cần kiến thức sâu về hacking. Tuy nhiên, nếu bạn là chuyên gia về hacking, bạn cũng có thể tận dụng khả năng viết các kịch bản tuỳ chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của tổ chức.
Được phát triển như một dịch vụ (SaaS), Invicti không đòi hỏi cơ sở hạ tầng phức tạp để triển khai. Bạn cũng có thể sử dụng bảng điều khiển giao diện người dùng để quản lý và hiển thị tất cả các điểm mạnh và lỗ hổng trong mạng của mình.
2. vPenTest
vPenTest là một sản phẩm của Vonahi Security. vPenTest là nền tảng thử nghiệm thâm nhập mạng tự động hàng đầu trong ngành hiện nay. Với khả năng kiểm tra thâm nhập mạng nội bộ hoặc bên ngoài mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu của bạn, vPenTest đã vượt xa khả năng quét lỗ hổng tự động truyền thống.
Nhờ khả năng giám sát thời gian thực quá trình kiểm tra và tiến trình thâm nhập mạng, vPenTest cung cấp một giải pháp toàn diện để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ dành cho các ngành được quản lý như PCI, HIPAA, SOC2, và bảo hiểm mạng.
3. Bugcrowd
Bugcrowd là một nền tảng bảo mật có nguồn lực từ cộng đồng. Bugcrowd được thành lập vào năm 2012 và vào năm 2019, Bugcrowd là một trong những công ty phát hiện lỗ hổng và tiền thưởng lỗi lớn nhất trên internet.[4] Bugcrowd chạy các chương trình thưởng lỗi và cũng cung cấp một loạt các dịch vụ kiểm tra thâm nhập mà nó gọi là "Thử nghiệm thâm nhập dưới dạng dịch vụ" (PTaaS), cũng như quản lý bề mặt tấn công.
4. Rapid7
Rapid7 là một lựa chọn xuất sắc trong lĩnh vực bảo mật mạng với bộ giải pháp an ninh toàn diện. Khả năng cung cấp tư vấn bảo mật cá nhân hóa của Rapid7 giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết lỗ hổng một cách hiệu quả. Với khả năng tích hợp linh hoạt và mạnh mẽ, Rapid7 cung cấp cho nhóm bảo mật công cụ cần thiết để mô phỏng và lập kế hoạch cho các chiến lược khắc phục.
5. Core Security
Được biết đến với việc tập trung vào phân tích các lỗ hổng ứng dụng web, mối đe dọa từ mạng WiFi và các phương pháp tấn công có đạo đức, Core Security nhằm mục tiêu cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp bảo mật toàn diện và hiệu quả.
Điểm mạnh của Core Security là khả năng phát hiện và khắc phục lỗ hổng ứng dụng web, đảm bảo rằng hệ thống hoạt động an toàn và mạnh mẽ trước các mối đe dọa tiềm ẩn. Hơn nữa, tính năng phát hiện mối đe dọa từ mạng WiFi cũng giúp bảo vệ mạng không dây khỏi những cuộc tấn công nguy hiểm.
6. Intigriti
Intigriti là một công cụ Pentesting kết hợp đặc biệt giữa các kỹ thuật truyền thống và hiện đại, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về quan điểm bảo mật của mình. Với khả năng phát hiện phần mềm độc hại và phân tích giao thức mạng thành thạo, Intigriti giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lưu lượng mạng, chẩn đoán lỗ hổng và triển khai kỹ thuật bảo mật tấn công để chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn.
Khả năng tích hợp với các công cụ CNTT và bảo mật phổ biến giúp Intigriti phối hợp và phát hiện nâng cao một cách hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc bảo vệ thông tin và dữ liệu quan trọng của mình.
7. Onsecurity
OnSecurity là một giải pháp chuyên nghiệp về bảo mật ứng dụng. Với sự tập trung vào việc bảo vệ ứng dụng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn, OnSecurity không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu suất. Các tính năng như giám sát chi tiết cổng mở, công cụ bẻ khóa mật khẩu và các plugin mở rộng bảo mật giúp tổ chức đánh giá và nâng cao mức độ bảo vệ của ứng dụng một cách hiệu quả.
8. Detectify
Detectify là một công cụ Pentest dựa trên đám mây, cung cấp các dịch vụ quét lỗ hổng liên tục và tự động hóa quy trình kiểm thử. Bằng cách sử dụng các công nghệ mới như AI và machine learning, Detectify giúp phát hiện các lỗ hổng bảo mật một cách nhanh chóng và chi tiết, đồng thời cung cấp các khuyến nghị để khắc phục.
9. Intruder
Intruder là một giải pháp an ninh mạng độc đáo được phát triển để chủ động xác định và ngăn chặn các lỗ hổng trong hệ thống mạng. Điểm mạnh của nền tảng này nằm ở khả năng phát hiện các mối đe dọa một cách đề phòng, đảm bảo hệ thống luôn được bảo vệ hiệu quả. Với bản đồ mạng toàn diện và các mô-đun tương tác, Intruder cung cấp cái nhìn chi tiết về các lỗ hổng tiềm năng và giúp tăng cường tính toàn vẹn bảo mật. Tính năng cracker tiên tiến cung cấp khả năng kiểm tra mật khẩu một cách hiệu quả.
10. Synack
Synack là một công cụ pentesting phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật. Với thử nghiệm trí thông minh của đám đông, Synack tận dụng kiến thức chuyên môn đa dạng để xác định mối đe dọa phức tạp.
Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết toàn diện từ cộng đồng đảm bảo phạm vi phát hiện mối đe dọa rộng hơn. Giao diện thân thiện với người dùng giúp đơn giản hóa các tác vụ quản lý lỗ hổng, và sự sẵn có của các công cụ thâm nhập nguồn mở hỗ trợ đánh giá bảo mật chuyên sâu.
11. Metasploit
Metasploit là một framework an ninh mạng hàng đầu, được sử dụng để hỗ trợ chuyên gia trong việc phát triển, thử nghiệm và triển khai mã khai thác đối với các hệ thống mục tiêu. Với bộ công cụ mạnh mẽ, Metasploit cung cấp giải pháp toàn diện để xử lý lỗ hổng bảo mật trong nhiều môi trường, đặc biệt là trên trình duyệt web.
Metasploit sở hữu các công cụ khai thác đa dạng và linh hoạt, kèm theo khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể. Tính tích hợp của Metasploit với các công cụ an ninh mạng khác cũng giúp nâng cao khả năng thích ứng trong các tình huống thử nghiệm.
12. Cobalt
Cobalt cung cấp một giải pháp hợp tác giữa chuyên gia an ninh mạng và doanh nghiệp, giúp thúc đẩy thử nghiệm thâm nhập đồng hành. Với việc tập trung vào sự chia sẻ thông tin và cộng tác, Cobalt giúp tổ chức đánh giá lỗ hổng một cách toàn diện và đưa ra các quyết định bảo mật sáng suốt.
Bảng điều khiển của Cobalt cho phép các nhóm cộng tác theo thời gian thực và tổng hợp kết quả, trong khi mô hình pentest lặp đi lặp lại giúp cải thiện liên tục tình trạng bảo mật. Nền tảng này cũng tích hợp rộng rãi với các công cụ phát triển và bảo mật, giúp tối ưu hoá quy trình làm việc giữa người thử nghiệm và nhà phát triển.
Pentest là một giải pháp hữu ích để bảo mật cho mobile app, web app, network, IoT… khỏi cuộc tấn công mạng của tin tặc. Từ đó giúp các doanh nghiệp sửa chữa lỗ hổng kịp thời trước khi gây ra thiệt hại về tiền bạc và danh tiếng cho tổ chức. Qua bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ, chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ được Pentest là gì cũng như những tầm quan trọng của nó.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud