Pagespeed Insights - Công cụ đánh giá tốc độ giúp tối ưu hiệu suất website

1589
25-11-2020
Pagespeed Insights - Công cụ đánh giá tốc độ giúp tối ưu hiệu suất website

Pagespeed insights bắt đầu được chú ý từ năm 2013, và cho đến thời điểm hiện tại, công cụ này đã được cải tiến và nâng cấp rất nhiều để giúp cho người dùng có thể phân tích và đánh giá website của mình một cách chính xác nhất. Từ đó, gợi ý cho người dùng những giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng cho website của mình. Hãy cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu chi tiết về công cụ này nhé.

Pagespeed insights là gì?

Pagespeed insights có thể hiểu nôm na là việc bạn hiểu được bên trong website đang hoạt động thế nào. Người sử dụng công cụ này có thể đo lường được tốc độ và hiệu suất từng trang cụ thể của một website. Các chỉ tiêu mà Pagespeed insights đưa ra dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá của Google. Vậy thì những tiêu chuẩn đó là gì và khi sử dụng công cụ trên chúng ta có thể biết được những thông tin gì từ website của mình. 

Pagespeed insights cung cấp những thông tin nào về website?

Hiểu rõ về pagespeed insights – công cụ tối ưu hiệu suất website của Google trong 5 phút - Ảnh 1.

Pagespeed insights chủ yếu cung cấp cho người dùng website những thông tin liên quan đến chỉ số và hiệu năng. Những thông tin đó bao gồm: Speed score, Field data, Lab data, Opportunities, Diagnostics, Passed audits. 

Speed score

Chỉ số này có thể hiểu là điểm đo lường tốc độ website. Google dựa trên thống kê của Lighthouse Lab để tính toán và đưa ra con số cụ thể Speed score cho người dùng.

Field data

Đây là những thông tin từ người dùng thực tế trên trình duyệt Chrome (đồng ý sử dụng Chrome User Experience Report) và được kiểm nghiệm trong thời gian 30 ngày gần nhất. Trường thông tin này bao gồm 4 giá trị là First Contentful Paint (FCP), First Input Delay (FID), Largest Contentful (LCP) và Cumulative Layout Shift (CLS).

Lab data

Google sẽ thu thập các số liệu được phân tích từ Lighthouse tại máy chủ của Google, với môi trường, cấu hình mạng và thiết bị do Google kiểm soát để đo lường chỉ số này.

Opportunities

Đây là chỉ số đo lường thời gian và hiệu suất tải trang. Dựa vào chỉ số này Google sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tốc độ tải trang cho website của người dùng.

Diagnostics

Google sẽ đưa ra những đề xuất về các công cụ nên thêm vào website cho người dùng trong phần thông tin Diagnostics.

Passed audits.

Phần thông tin này được Google liệt kê những hiệu năng mà website đã đạt được để không cần thiết phải thay đổi hoặc bổ sung.

Điểm PageSpeed Insights được tính như thế nào?

Hiểu rõ về pagespeed insights – công cụ tối ưu hiệu suất website của Google trong 5 phút - Ảnh 2.

Google dựa vào kết quả đánh giá trang web của người dùng để tính điểm PageSpeed Insight nhờ vào 1 chỉ số có tên là Lighthouse API. Dựa trên thang điểm 100 để đánh giá hiệu suất làm việc của trang web.

Hai chỉ số quan trọng nhất để tính điểm cho PageSpeed Insights  là PageSpeed và lab data được phân tích bởi Lighthouse. Nghĩa là điểm số của PageSpeed Insights sẽ là tổng số của số điểm được hiển thị trên Pagespeed và số điểm được hiển thị trên Lab data.

“Chỉ số Field Data không ảnh hưởng đến điểm PageSpeed Insight ”

Kết quả số điểm PageSpeed Insights sẽ đánh giá chất lượng website. Cụ thể như sau:

- Nếu điểm hiển thị là 0: điều này có nghĩa là trang web của bạn cần tiến hành tối ưu hóa nhiều vấn đề và có rất nhiều lỗi cần sửa chữa.

- Nếu điểm hiển thị là 50: chất lượng trang web được đánh giá là khá tốt nhưng vẫn cần tối ưu một số vấn đề khác nữa.

- Nếu điểm hiển thị là 100: website được đánh giá là hoạt động rất tốt và không có lỗi.

PageSpeed Insights hiển thị điểm số trên nền màu tương ứng như sau:

- Màu đỏ (từ 0 đến 49 điểm): website chạy chậm

- Màu cam (từ 50 đến 89 điểm): website chạy trung bình

- Màu xanh (từ 90 đến 100 điểm): website chạy nhanh.

Hiểu rõ về pagespeed insights – công cụ tối ưu hiệu suất website của Google trong 5 phút - Ảnh 3.

Điểm tốc độ trang như thế nào là tốt?

Để đánh giá mức độ tốt xấu của điểm tốc độ trang, Pagespeed Insights dựa những tiêu chuẩn cụ thể để căn cứ vào và đánh giá. 

Các tiêu chuẩn tiêu biểu như việc hạn chế việc redirect ở trang đích, phải kích hoạt chức năng compress trước khi gửi dữ liệu về trình duyệt, hay thời gian trả lời của server là nhanh hay chậm, căn cứ vào chức năng lưu trữ bộ nhớ cache trên trình duyệt của website là lớn hay nhỏ. 

Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn về việc giảm dung lượng web bằng cách nén dung lượng ảnh, tối ưu quy trình chèn các thư mục CSS vào website, bỏ chế độ chặn Javascript và CSS trước khi tải trang…

Hiểu rõ về pagespeed insights – công cụ tối ưu hiệu suất website của Google trong 5 phút - Ảnh 4.

PageSpeed Insight và Seo: Có liên quan với nhau không?

Hiểu rõ về pagespeed insights – công cụ tối ưu hiệu suất website của Google trong 5 phút - Ảnh 5.

Mặc dù điểm số trên PageSpeed Insight không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO cũng như thứ hạng trên kết quả tìm kiếm nhưng chúng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Điểm số PageSpeed Insight thực chất là kết quả thu được từ việc phân tích tổng thể các số liệu liên quan đến SEO. Vì thế nếu điểm số càng cao càng chứng tỏ chất lượng của trang web cao. Từ đó website càng thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.

Phải nói thêm rằng trải nghiệm người dùng thực tế mới chính là thước đo tốt nhất đối với 1 website. Nếu người dùng có trải nghiệm tốt thì sẽ dẫn đến tỉ lệ rời bỏ thấp, tỉ lệ quay lại cao. Đó sẽ là tiêu chí quan trọng để cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google của website đó.

Cách sử dụng PageSpeed Insight để tối ưu website 

Để tối ưu website bằng cách sử dụng PageSpeed Insight, bạn cần thực hiện thứ tự các bước như sau:

1. Giải nén cho server PageSpeed Insights 

Bạn có thể dùng PageSpeed Insights để giải nén cho server. Khi đó bạn sẽ phát hiện ra được những tài nguyên của website được nén khi truyền qua các HTTP requests. Việc làm này có thể giúp cho bạn tiết kiệm băng thông khi truyền tải dữ liệu website mà nhờ đó tốc độ tải xuống của trang web sẽ được tăng lên đáng kể.

2. Giảm tài nguyên cho website

Bạn có thể sử dụng tính năng này của PageSpeed Insights để giảm kích thước, dung lượng của các tài nguyên trên website thông qua việc Minify. Bạn cần phải loại bỏ những comment trong code, xóa các đoạn code không cần thiết, xóa các dòng trắng không dùng tới và cuối cùng là sử dụng tên cho các biến và sử dụng các hàm ngắn gọn hơn nhằm hạn chế tốn tài nguyên trang web.

3. Giảm thời gian phản hồi lại server chính 

Đây là công cụ của PageSpeed Insights có thể phát hiện tốc độ phản hồi của máy chủ nhanh hay chậm, từ đó giúp cho người dùng chọn những máy chủ chất lượng hơn cả về phần cứng lẫn mạng Internet nhằm mục đích giảm thiểu tối đa thời gian phản hồi của máy chủ cải thiện điểm số cho website của mình.

4. Hạn chế những javascript chặn hiển thị

Đây là chức năng trong Pagespeed Insights  có thể phát hiện việc HTML không gọi JavaScript bên ngoài đang chặn trong phần trên màn hình đầu tiên của trang. Nó sẽ được kích hoạt bằng cách render một page được xây dựng DOM tree bằng cách phân tích dữ liệu HTML. Mục đích của việc này là để hạn chế hoặc loại bỏ JavaScript gây ra tình trạng chặn hiển thị trong nội dung.

5. Lưu bộ nhớ cache trong trình duyệt web

Pagespeed Insights sẽ tiến hành thông báo đến users việc tiến hành nâng cao lưu vào bộ nhớ cache ở trình duyệt khi phản hồi từ server của trang web không bao gồm chỉ định cache hoặc các tài nguyên được chỉ định cache trong một khoảng thời gian ngắn. 

6. Tối ưu hình ảnh trên website

Khi hình ảnh trên website không đạt yêu cầu, nhất là khi kích thước vượt quá ngưỡng cho phép thì Pagespeed Insights có khả năng phát hiện và thông báo đến người dùng để người dùng giảm bớt dung lượng ảnh nhằm nâng cao tốc độ tải trang của website. Đến đây cần lưu ý đến việc đảm bảo chất lượng hình ảnh khi tối ưu.

Tóm lại, nếu bạn hiểu được nguyên tắc hoạt động của Pagespeed Insights và biết cách sử dụng công cụ này một cách tốt nhất, bạn có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của website khá đáng kể. Từ đó có thể gia tăng được lưu lượng truy cập vào website, cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm và giúp hoạt động kinh doanh trên website của mình  ngày càng phát triển hơn. 

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp nhất, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

SHARE