Manual Testing là gì? Công việc cần làm của một Manual Testing

1932
11-05-2022
Manual Testing là gì? Công việc cần làm của một Manual Testing

Kiểm thử là một trong những bước quan trọng nhất đối với bất kỳ dự án sản xuất phần mềm nào. Trong đó có hai loại kiểm thử phần mềm là Manual Testing và Automation Test.

Trong bài viết dưới đây hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của Manual Testing, các công việc chính và tương lai nghề nghiệp của vị trí này.

Manual Testing là gì?

Manual Testing là bước kiểm thử phần mềm do các tester thực hiện hoàn toàn thủ công bằng tay mà không có bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào. Trong bước kiểm thử này, tester sẽ phát hiện các lỗi bug từ nhỏ đến lớn có trong phần mềm và đưa ra các định hướng giải quyết tối ưu nhất nhằm đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định trước khi giao cho khách hàng.

Manual Testing do các tester thực hiện hoàn toàn thủ công

Manual Testing do các tester thực hiện hoàn toàn thủ công

Những ưu, nhược điểm nổi bật của Manual Testing

Để hiểu rõ hơn về Manual Testing, bạn cần hiểu rõ hơn về ưu - nhược điểm nổi bật của nó.

- Về ưu điểm:

Hầu hết tester đều có thể kiểm tra giao diện một cách dễ dàng và mang tới những phản hồi nhanh chóng, trực quan nhất đối với giao diện ứng dụng trên phần mềm cần test.

Manual Testing không cần mất nhiều thời gian cho việc test thử nếu chương trình có những thay đổi nhỏ. Tăng cơ hội cho các tester trong việc khám phá kiểm thử và hiểu thêm các lỗi phát sinh ẩn trong chương trình phần mềm. Từ đó mở ra cơ hội nâng cao tay nghề cho các tester. Tiết kiệm chi phí ngắn hạn cho các dự án.

- Về nhược điểm:

Manual Testing thường tốn khá nhiều thời gian và công sức của các tester trong việc phát hiện lỗi bug của phần mềm. Khó thực hiện trong các trường hợp task công việc lớn (performance testing và Stress testing) đòi hỏi phải cung cấp tools chuyên nghiệp để hỗ trợ kỹ thuật. 

Các lỗi bug được phát hiện thường ít hơn so với các kỹ thuật test tự động. Yêu cầu về nguồn nhân lực Manual Testing trong quá trình kiểm tra nhiều nên chi phí dành cho các dự án thường cao hơn. Kết quả test không nhanh chóng và chính xác bằng các tools tự động. Cần học những gì để trở thành một Manual Testing

Muốn trở thành một Manual Testing, bạn cần nắm vững khung kiến thức chung và các kỹ năng cần thiết.

- Kiến thức chung:

Thành thạo các kiến thức chung về máy tính, sử dụng, cài đặt phần mềm, tin học,... Hiểu rõ kiến thức căn bản về phần mềm công nghệ CSSHTMLSQL,... Nắm được các định nghĩa cơ bản, thuật ngữ thường xuyên sử dụng, quá trình phát triển phần mềm và quy trình hoạt động của test. Thao tác thành thạo các loại test phổ biến là Functional Testing, Non-functional testing, Structural Testing, Change related testing. 

Tham khảo các tài liệu liên quan về Manual Testing như Software Development life cycle, Quality Assurance vs Quality Control, Validation vs Verification, What is Software Testing?

- Một số kiến thức, kỹ năng riêng:

  • Create a Test Plan là thành phần cần sở hữu trong một test plan cơ bản cũng như cách viết test plan thường phù hợp, chính xác nhất. + Hiểu rõ về cách thiết kế một Test case thông dụng cho phù hợp nhất với quy trình kiểm thử các loại phần mềm khác nhau. 
  •  Nắm rõ kỹ thuật thiết kế Testcase để quá trình kiểm thử được tối ưu, hiệu quả và bao phủ được các yêu cầu. + Ngoài ra còn có một số kỹ năng khác như Test Reporting, Daily Status Reports, Coding CSS, HTML, SQL,..
Manual Testing không cần mất nhiều thời gian cho việc test thử

Manual Testing không cần mất nhiều thời gian cho việc test thử

Khi nào nên dùng Manual Testing

- Kiểm thử thăm dò: Dùng Manual Testing khi kiểm thử thăm dò hay còn gọi là xét nghiệm. Đây là loại kiểm thử đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng phân tích, sáng tạo.

- Usability Testing: Là một lĩnh vực để đo độ hiệu quả, thân thiện của phần mềm hoặc sản phẩm cho người dùng cuối. Ở Usability Testing quan sát con người là yếu tố quan trọng nhất. 

- Kiểm thử Ad-hoc: Đây là một phương pháp không có kế hoạch kiểm thử cụ thể. Đối với Ad-hoc thì sự hiểu biết và cái nhìn về các thử nghiệm chính là yếu tố quan trọng nhất.

Quy trình của Manual Testing

Hiểu rõ các yêu cầu

Tester cần hiểu rõ các yêu cầu của phần mềm để kết quả kiểm thử đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, tester cũng cần hiểu rõ cách thức mà phần mềm đó hoạt động như thế nào. Các tài liệu ghi chép thông tin liên quan đến sản phẩm đang được kiểm thử được gọi là Requirement. Thi thoảng, chúng cũng được trình bày dưới dạng User story. Tài liệu này sẽ giúp tester hiểu được mục đích của sản phẩm, yêu cầu, phạm vi cần phải thực hiện kiểm thử cũng như các công việc cần thực hiện.

Việc hiểu rõ các yêu cầu trước khi thực hiện kiểm thử là một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi mục tiêu cuối cùng của quy trình Manual Testing chính là giúp cho sản phẩm sau khi hoàn thiện ít lỗi nhất có thể.

Viết test case

Bước tiếp theo của quy trình Manual Testing chính là test case. Test case đóng vai trò như một người dẫn đường cho các tester. Chúng sẽ đưa ra những bước chi tiết, các hướng dẫn về tính năng, bối cảnh của phần mềm đó.

Viết test case chi tiết là một việc rất cần thiết bởi nó giúp cho công việc trở nên mượt mà hơn và đảm bảo bao quát được rộng nhất. Ngoài ra, test case cũng cần phải đủ chi tiết để việc kiểm thử trở nên dễ dàng và các tester sau khi tham gia dễ dàng bắt kịp công việc.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý test case như TestLodge, tester sẽ không cần phải sử dụng Excel để thực hiện test case nữa.

Thực hiện kiểm thử

Sau khi có test case và chuẩn bị xong môi trường test, lúc này tester sẽ bắt tay vào thực hiện kiểm thử. Sau khi thực hiện xong kiểm thử, cần phải ghi chú rõ ràng phần nào đã passed, failed hay skipped. 

Trong trường hợp phải thực hiện kiểm thử thủ công, hãy ghi chép lại công việc mình đã làm để dễ dàng xử lý các kiểm thử thất bại trong tương lai.

Thực hiện điều tra sâu hơn

Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của việc bám sát một test case để thực hiện công việc kiểm thử. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp việc thực hiện xen kẽ exploratory testing sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những lợi ích khác của ứng dụng.

Viết báo cáo bug

Sau khi đã thực hiện xong công việc testing của mình, các tester còn có thêm nhiệm vụ đó chính là ghi chép lại những lỗi đã tìm ra trong quá trình thực hiện kiểm thử. Việc ghi chép lại những lỗi này sẽ có ích rất nhiều cho đội ngũ phát triển.

Ngoài ra, nội dung của báo cáo cần ghi chi tiết các bước để tái hiện lỗi, kết quả trả về mong muốn và kết quả thực tế. Báo cáo cần đính kèm các tài liệu để giúp team hiểu rõ hơn về vấn đề gặp phải như: ảnh chụp, video, file trích xuất,... và điều đặc biệt là báo cáo bug cần được đặt tên dễ nhớ, dễ nhận diện để giúp tìm kiếm dễ dàng hơn.

Báo cáo kết quả test tổng thể

Sau khi đã thực hiện công việc test, cần trình bày lại một cách tổng quan về kết quả của quá trình như đã triển khai được bao nhiêu test case? có những test case nào thành công, test case nào thất bại?...

Một bản báo cáo kết quả test tổng thể sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc triển khai các công việc tiếp theo.

Tool hỗ trợ khi dùng Manual Testing

- QTP

- Selenium

- Loadrunner

- Jmeter

- Quality Center(ALM)

- TestLink

So sánh Manual Testing với Automation Testing

So sánh Manual Testing với Automation Testing

Những công việc cần làm của Manual Testing

Công việc chính của một Manual Testing là kiểm thử và đảm bảo chất lượng của các phần mềm trước khi giao cho các khách hàng. Trong đó, tester sẽ rà soát các lỗi còn tồn tại trên phần mềm một cách nhanh chóng và báo lại cho bộ phận kỹ thuật để sửa lỗi. Vì vậy, nhiều Manual Testing khi mới vào nghề cần được trau dồi nhiều kỹ năng cần thiết và kiến thức cơ bản để thực hiện công việc tốt nhất. Dưới đây là một số công việc chính của Manual Testing mà bạn cần chú ý nếu muốn làm ở vị trí này:

  • Hiểu rõ các kỹ thuật Test Manual cơ bản, xây dựng tư duy phân tích để tìm được lỗi nhanh nhất, phản hồi nhanh chóng, trực quan về thiết kế giao diện ứng dụng và nắm vững mọi quy định liên quan tới kỹ thuật test.
  • Nâng cao trình độ ngoại ngữ để quá trình tìm tài liệu hướng dẫn đơn giản hơn. Đồng thời vốn ngoại ngữ tốt cũng là điểm nhấn trong CV của bạn, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Công việc chính của một Manual Testing là kiểm thử và đảm bảo chất lượng của các phần mềm

Công việc chính của một Manual Testing là kiểm thử và đảm bảo chất lượng của các phần mềm

Tương lai của nghề Manual Testing

Tương lai của vị trí Manual Testing tương đối rộng mở với nhiều cơ hội việc làm giàu tiềm năng. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin, phần mềm phát triển và đổi mới hàng ngày như hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng các Manual Testing kiểm thử tương đối lớn với mức thu nhập hấp dẫn. Vì vậy, đây là một vị trí mà nhiều người mong muốn. Đây sẽ là một công việc thú vị dành cho những người yêu thích việc phát triển phần mềm và tìm hiểu về công nghệ thông tin.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất, giải đáp thắc mắc về vị trí Manual Testing là gì, các công việc và làm thế nào để trở thành một Manual Testing chuyên nghiệp. Bên cạnh các kiến thức chung, bạn cũng cần phải có những kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt nhất cho quá trình làm việc. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đưa ra những định hướng phù hợp dành cho bạn đọc.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE