CDN thúc đẩy doanh số doanh nghiệp ấn tượng
Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thông tin chi tiết về CDN thúc đẩy doanh số doanh nghiệp ấn tượng.
Vấn đề?
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang xây dựng website của riêng mình với hy vọng tiếp cận đến hàng triệu khách hàng tiềm năng ngoài kia. Do đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng rơi vào tình trạng xây dựng một website thừa công suất gây tốn kém nguồn lực hoặc thiếu công suất. Và trong trường hợp bị thiếu công suất, lượng traffic lớn, dẫn đến tình trạng "down" website, gây thiệt hại lớn với doanh nghiệp.
Điều này gần đây đã xảy ra với một nhà bán lẻ nổi tiếng: nhà bán lẻ này đã cố gắng giảm sự đổ xô đến các cửa hàng của mình - nơi việc bán hàng đang diễn ra, bằng cách yêu cầu mọi người đăng ký trực tuyến. Tuy nhiên, khi này, họ lại có số lượng lưu lượng truy cập cao đến mức website không thể xử lý nổi nhiều yêu cầu của người dùng cùng lúc.
Giải pháp là gì?
Cách dễ dàng nhất để có thể xử lý một số lượng lớn người dùng, mà không cần phải nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) một cách tốn kém, đó là sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN).
CDN có thể được thiết lập mà không hề cần phải kiến trúc lại cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, chưa kể nó còn có khả năng hoạt động tốt cho tất cả các loại nội dung, bao gồm: video, hình ảnh hoặc nội dung tĩnh. Hơn nữa, CDN thế hệ mới còn được sử dụng để tăng tốc các ứng dụng kinh doanh.
CDN hiện đang được sử dụng bởi nhiều ngành kinh tế và công nghiệp khác nhau. Các công ty truyền thông và giải trí là những công ty gần như bắt buộc phải sử dụng giải pháp phân phối nội dung CDN, bởi vì đối với họ CDN là cách duy nhất để có thể cung cấp nội dung đa phương tiện đa dạng và phong phú với chất lượng cao (như video).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngoài truyền thông và giải trí khác cũng có thể hưởng lợi từ CDN: những ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI) có thể sử dụng CDN không chỉ để cải thiện hiệu suất ứng dụng mà còn để bảo đảm an toàn cho cơ sở hạ tầng của họ.
Dưới đây là một số lợi ích to lớn của việc sử dụng CDN cho doanh nghiệp của bạn.
Các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI) sử dụng CDN không chỉ để cải thiện hiệu suất ứng dụng mà còn để bảo vệ cơ sở hạ tầng của họ.
1.Tốc độ nhanh hơn bằng CDN
CDN được phát minh để giảm World Wide Wait (một sự nói lái biến tấu từ cụm WWW hoặc World Wide Web). CDN mang nội dung của bạn đến gần người dùng bằng cách sao chép hoặc phản chiếu nội dung ở "edge servers" - các máy chủ được triển khai tại các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Để truy cập nội dung, người dùng kết nối với các edge servers này, là nơi lưu trữ một ''bản sao được lưu trong bộ nhớ cache cục bộ'' của nội dung gốc, giúp cho trải nghiệm trực tuyến nhanh hơn.
Ví dụ: nếu máy chủ của bạn có trụ sở tại Mumbai, nhưng người dùng ở Bengaluru, họ có thể kết nối với edge servers CDN ở Bengaluru để truy cập nội dung thay vì máy chủ Mumbai - do đó làm giảm độ trễ (chậm trễ).
CDN ban đầu được sử dụng cho trang web và video có lưu lượng truy cập cao, nhưng hiện nay nó đang được hầu hết các trang web sử dụng.
CDN Hyper-local là làn sóng CDN tiếp theo, nơi các edge nodes (máy chủ) sẽ được triển khai thậm chí gần gũi hơn với người dùng trong khu phức hợp căn hộ, trung tâm thương mại và khách sạn. Lý do là bởi vì tốc độ nhanh hơn có nghĩa là tăng khả năng giữ chân khách hàng cao hơn. Theo nghiên cứu hành vi người dùng của SOASTA, công ty Akamai Technologies Inc., gần 10% khách truy cập sẽ rời khỏi trang web nếu thời gian phản hồi chỉ tăng một giây và gần 30% sẽ không trở lại trang web chậm đó.
2. Dễ dàng mở rộng với CDN
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng cách duy nhất để mở rộng quy mô là chuyển sang đám mây. Nhưng trên thực tế, CDN cũng giúp giảm lưu lượng truy cập vào trung tâm dữ liệu core và cơ sở hạ tầng đám mây của bạn. Ví dụ: đối với một trang web thương mại điện tử điển hình, khoảng 95% người dùng truy cập vào chỉ để xem nội dung và chỉ 5% còn lại sẽ thực sự thực hiện giao dịch mua bán. Trong trường hợp công ty sử dụng CDN, 95% người dùng này sẽ được phục vụ bằng CDN và chỉ 5% lưu lượng truy cập còn lại (những người thực hiện giao dịch mua bán đem lại doanh thu) - đem lại giá trị cho công ty - sẽ đi đến cơ sở hạ tầng cốt lõi (core infrastructure).
3. Bảo mật tốt hơn với CDN
Một trong những lợi ích nổi bật nhất của CDN chính là nó giúp website bảo mật tốt hơn.
Nó có thể ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công, bởi vì cơ sở hạ tầng cốt lõi lúc này được bảo vệ bởi tường lửa phía sau cơ sở hạ tầng CDN. Điều này đặc biệt hữu ích khi website có nguy cơ phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) có khả năng làm chết website của bạn ngay lập tức. Vì CDN là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đồng thời họ cũng là điểm tấn công đầu tiên. Hầu hết các CDN được xây dựng với một kiến trúc phân tán, và do đó, nó có khả năng làm giảm thiểu một cuộc tấn công DDOS.
4. Sự hiện diện toàn cầu
Nếu khách hàng của bạn đến từ mọi nơi trên thế giới, nhưng cơ sở hạ tầng website lại chỉ nằm ở duy nhất một quốc gia, những khách hàng là người truy cập sẽ gặp phải sự chậm trễ về hiệu suất. Trong trường hợp này, nếu bạn không có khả năng xây dựng được trung tâm dữ liệu nằm ở các quốc gia khác nhau, CDN toàn cầu (global CDNs) có thể giúp bạn phục vụ khách hàng nhanh hơn bởi vì khách truy cập sẽ được phục vụ bởi các máy chủ cạnh cục bộ (local edge servers) tại những quốc gia đó.
5. Tiết kiệm chi phí
Ngoài những lợi ích vô hình của việc trải nghiệm khách hàng được cải thiện, CDN cũng giúp giảm chi phí hữu hình cho data centre và cloud hosting. Vì lượng dữ liệu đi vào cơ sở hạ tầng cốt lõi của bạn giảm đi, kéo theo chi phí cũng giảm theo. Giảm chi chí là điều mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm và mong muốn.
Bizfly Cloud via www.livemint.com
>>> Có thể bạn quan tâm: CDN cho doanh nghiệp nhỏ: Trang web doanh nghiệp của bạn có thực sự cần CDN không?