Làm thế nào để giữ cho dữ liệu ngân hàng an toàn trong đám mây
Dữ liệu của bạn ở đâu? Chúng ở trên đám mây. Cùng Bizfly Cloud chia sẻ thông tin làm thế nào giữ cho dữ liệu ngân hàng an toàn trong đám mây trong bài viết này nhé.
Lưu trữ đám mây đã trở thành xu hướng và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Cách thức hoạt động của nó là dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ từ xa được truy cập từ internet, hoặc trên nền tảng đám mây và được duy trì và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Tiềm tàng những rủi ro bảo mật phổ biến có thể kể đến như: mất dữ liệu nhạy cảm, vi phạm quy định, nhiễm phần mềm độc hại, hack, dữ liệu không khả dụng do ngừng hoạt động kỹ thuật, tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS) và chiếm đoạt tài khoản. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây của các doanh nghiệp.
Bảo mật dữ liệu trên đám mây
Trọng tâm cốt lõi của bảo mật đám mây là giữ an toàn cho dữ liệu. Trách nhiệm của bảo mật đám mây không chỉ dựa vào mình doanh nghiệp mà còn có sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây - bảo mật đám mây về cơ bản là nỗ lực kết hợp giữa bạn và CSP. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là, CSP của bạn đã sẵn sàng như thế nào để bảo mật các ứng dụng và dữ liệu kinh doanh của bạn?
Dưới đây là các đề xuất để giữ an toàn cho dữ liệu đám mây của bạn:
- Hãy hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ có các chính sách bảo mật nghiêm ngặt, điều này cũng giúp việc kiểm toán hiệu quả hơn.
- Sử dụng các công cụ bảo mật để xác định các lỗ hổng trong các biện pháp bảo mật của nhà cung cấp đám mây để biết vấn đề bảo mật nào bạn cần phải xử lý. Hãy nhớ rằng nếu phần cứng máy chủ (VM) và hệ điều hành được khai thác, thì mọi ứng dụng/tài sản dữ liệu được lưu trữ trong đó đều có thể bị xâm phạm. Trong vài năm qua, đã có một số CSP bị hack. Danh sách này bao gồm Amazon Web Services, Google Drive, Dropbox, Apple iCloud, Microsoft Azure…
- Hai đối thủ nặng ký public cloud hàng đầu Microsoft và Amazon đã ra mắt các công cụ quản lý thông tin xác thực của riêng họ để đảm bảo quyền truy cập hợp pháp vào dữ liệu nhạy cảm, đồng thời ngăn chặn những kẻ xâm nhập. Hãy tìm hiểu thêm về các công cụ bảo mật tinh vi như vậy để bảo vệ dữ liệu của bạn trên đám mây.
- Tiến hành việc mã hóa toàn diện ở cấp độ tệp, khiến chúng trở thành xương sống cho các nỗ lực bảo mật đám mây. Ngay cả khi nhà cung cấp đám mây của bạn mã hóa dữ liệu, cũng đừng quá phụ thuộc vào nhà cung cấp. Hãy triển khai các giải pháp mã hóa tinh vi và toàn diện để mã hóa dữ liệu trước khi tải nó lên đám mây.
- Điều bắt buộc là bạn phải bảo mật các thiết bị của người dùng cuối đang truy cập tài nguyên trên nền tảng đám mây với bảo mật nâng cao. Triển khai các giải pháp tường lửa để bảo vệ network, đặc biệt nếu bạn đang đăng ký mô hình cơ sở hạ tầng (IaaS) hoặc mô hình nền tảng dịch vụ (PaaS).
- Thực hiện theo các nguyên tắc bảo mật hữu ích và các thực tiễn tốt nhất được đề xuất bởi Cloud Security Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh thúc đẩy việc bảo đảm an ninh trong Điện toán đám mây.
Nếu bạn có thể triển khai các nguyên tắc này như một phần của chiến lược bảo mật đám mây của mình, bạn sẽ nâng cao được khả năng bảo mật dữ liệu của mình trên đám mây.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Tác động của Điện toán đám mây đối với các công ty Fintech
Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.