Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số
Sự đổ bộ của các công nghệ như Artificial Intelligence, Big Data, IoT và ML đã khiến các doanh nghiệp truyền thống trở nên dư thừa. Khách hàng thay đổi nhanh chóng khiến doanh nghiệp phải phát triển và thích nghi không ngừng. Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital transformation) là mô hình tiên tiến giúp các doanh nghiệp đi trước các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đang áp dụng sự hỗ trợ của đám mây để thiết lập các framework chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ.
Bizfly Cloud cung cấp các phân tích, lập trình chức năng và nền tảng low code cần thiết cho quá trình ra quyết định trong doanh nghiệp. Điều này đảm bảo việc ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.
Sự nổi lên của Điện toán đám mây và Chuyển đổi số
Theo khảo sát của Logic Monitor, sự tham gia và áp dụng public cloud đang được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp theo đuổi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Đến năm 2020, 83% khối lượng công việc sẽ được lưu trữ trên đám mây (Theo Forbes). 74% các CFO công nghệ tin rằng điện toán đám mây sẽ có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của họ (Theo Forbes).
89% doanh nghiệp đã có kế hoạch áp dụng hoặc đã áp dụng chiến lược kinh doanh chuyển đổi kỹ thuật số, trong đó: Dịch vụ (95%), Dịch vụ tài chính (93%), Chăm sóc sức khỏe (92%) là những lĩnh vực hàng đầu.
Trong một nghiên cứu khác, các giám đốc điều hành coi việc chuyển đổi kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay (Theo Forbes). Các công ty đang thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, đẩy nhanh thời gian marketing và tạo ra những đổi mới to lớn hơn.
Một nghiên cứu của IDG cho thấy 92% giám đốc điều hành coi các kế hoạch kinh doanh kỹ thuật số là một phần trong chiến lược công ty của họ. 63% giám đốc điều hành nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số.
Tại sao các doanh nghiệp chuyển đổi sang đám mây để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số?
Các doanh nghiệp áp dụng cả điện toán đám mây vào chuyển đổi kỹ thuật đều có sự tăng trưởng to lớn và hiệu suất được cải thiện, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh trong một hệ sinh thái năng động. Chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến việc tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới hơn. Các công ty phải liên tục đổi mới và đám mây là chất chất xúc tác thúc đẩy sự đổi mới này. Khi các doanh nghiệp bắt đầu thích ứng với các quy trình kỹ thuật số, doanh nghiệp cần cân đối về chi phí và hiệu quả công việc, tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Đám mây cung cấp tất cả các tính năng này.
Đây là cách đám mây cho phép doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số dễ dàng.
1. Khả năng
Một doanh nghiệp phải liên tục đổi mới mô hình kinh doanh của mình. Cloud cung cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng và khả năng tính toán cần thiết giúp các công ty luôn trong tâm thế sẵn sàng và nhanh chóng cho mọi sự thay đổi và phát triển.
2. Hiệu quả chi phí và hiệu quả của lực lượng lao động
Các doanh nghiệp sẽ không gặp phải rắc rối khi đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng. Điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp tăng quy mô lên hoặc xuống theo nhu cầu sử dụng thức tế, vì vậy các công ty chỉ phải trả tiền cho các tài nguyên mà họ sử dụng.
3. Bảo mật
Di chuyển cơ sở dữ liệu lên đám mây giúp tăng cường bảo mật, doanh nghiệp tránh được khỏi các mối đe dọa như vi phạm dữ liệu, thảm họa và sự cố ngừng hoạt động. Bạn có thể tạo nhiều bản sao lưu, làm giảm nguy cơ lỗi hệ thống, đặc biệt là khi khoanh nghiệp sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ.
4. Tạo các thử nghiệm nhanh hơn
Các công ty năng động thường sẽ tuân theo chu kỳ như sau: đổi mới, thử nghiệm, thực hiện và lặp lại. Cloud giúp thực hiện hiệu quả quá trình này mà không cần đến các tài nguyên hay các cơ sở hạ tầng phức tạp. Do đó, một công ty có thể thử nghiệm và triển khai các ứng dụng khác nhau trên các nền tảng khác nhau trong quá trình thử nghiệm của mình.
Chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến việc thay thế các hệ thống cũ và áp dụng các quy trình hiện đại nhanh chóng hơn. Các tập tin dữ liệu được cung cấp ở mọi lúc mọi nơi. Quyền hạn và xác thực được xác định riêng cho mỗi người dùng đảm bảo phân quyền hiệu quả. Doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên bằng cách tăng cường tính hợp tác trong công việc.
Hybrid Cloud
Tuy có những lợi ích ấn tượng, nhưng các doanh nghiệp ngày càng tránh xa việc áp dụng mô hình public cloud duy nhất. Sự kết hợp của cả public và private cloud cho phép các tổ chức sở hữu những lợi ích to lớn có thể kể đến như: sự tuân thủ quy định, đảm bảo quyền dữ liệu, tối ưu hóa chi phí và bảo mật. Một nghiên cứu của RightScale cho thấy 85% các công ty đang sử dụng mô hình hybrid cloud.
Hybrid cloud giúp phân phối ứng dụng và dịch vụ nhanh hơn đáng kể. Các công ty có thể kết hợp hệ thống on-premise với một nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên ngoài để mang lại hiệu quả tối đa. Microsoft gần đây đã giới thiệu Microsoft Azure Stack - các công ty có thể quản lý cả private và public cloud trên một nền tảng duy nhất.
Google đã từng cũng chỉ tập trung vào public cloud. Sau đó, Hybrid cloud đã được áp dụng bởi cựu Giám đốc điều hành VMware Diane Greene chỉ đạo chiến lược đám mây của Google. Google thiết lập quan hệ đối tác với Nutanix nhằm tăng cường mô hình hybrid cloud. Khách hàng có thể chạy các ứng dụng cả on-premise và trong public cloud.
Những thách thức trong việc triển khai đám mây cho chuyển đổi kỹ thuật số
1. Bảo mật dữ liệu và chất lượng dịch vụ
Thông tin, khi được di chuyển lên đám mây, đòi hỏi các biện pháp bảo mật chặt chẽ. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây giữ các điều khiển bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Chất lượng dịch vụ đám mây kém cũng đặt ra một thách thức cho doanh nghiệp. Giải pháp khả thi cho các vấn đề này đó là duy trì quyền kiểm soát dữ liệu và cho phép phân tích thời gian thực thông qua bảng điều khiển. Hiệu suất, khả năng mở rộng và tính sẵn có của các dịch vụ đám mây cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét.
2. Hiệu suất và chi phí
Các ứng dụng cần nhiều dữ liệu sẽ có chi phí cao hơn. Yêu cầu về băng thông tăng khi các dữ liệu phức tạp được gửi qua mạng. Các tổ chức nên chuyển sang mô hình định giá linh hoạt để giảm chi phí. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng phải cung cấp các tùy chọn để thay đổi chi phí cho từng dịch vụ.
3. Di chuyển và tích hợp các hệ thống hiện có
Di chuyển hệ thống là một nhiệm vụ khá phức tạp và rườm rà. Tuy nhiên, với một ngân sách hợp lý và sự hỗ trợ trên toàn tổ chức, điều này hoàn toàn có thể được thực hiện. Thách thức ở đây là việc phải tích hợp cơ sở hạ tầng hiện có với đám mây làm sao để đảm bảo được hiệu quả và năng suất tối đa.
4. Quản trị
Quản trị cần đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu được sử dụng theo các chính sách và thủ tục đã thỏa thuận. Quản trị CNTT cũng phải phù hợp với các mục đích và mục tiêu kinh doanh tổng thể. Các hệ thống dựa trên đám mây chỉ cung cấp kiểm soát một phần về cách cơ sở hạ tầng được cung cấp và vận hành. Do đó doanh nghiệp vẫn cần các biện pháp quản trị nghiêm ngặt.
Đám mây là điều cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số
Khi thế giới phát triển và công nghệ không ngừng trở nên tân tiến với tốc độ chóng mặt, chuyển đổi kỹ thuật số trở thành một yếu tố quyết định sự sinh tồn của doanh nghiệp. Cloud trở thành chất xúc tác cho sự chuyển đổi này và hybrid cloud sẽ đóng vai trò trọng yếu. Trong thời đại mà sự thành công được đo lường bằng trải nghiệm của khách hàng, mô hình kinh doanh dựa trên đám mây và phân phối trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp khám phá các kênh mới hơn nhằm cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi kỹ thuật số là không thể nếu không có đám mây