Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? (tiếp)

1032
01-06-2019
Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? (tiếp)

Serverless và container khi đặt lên bàn cân có thể được coi là các công nghệ phát triển cạnh tranh. Nhưng khi tích hợp, chúng có thể là một sự kết hợp mạnh mẽ. Vậy bạn nên sử dụng phần mềm nào, vào lúc nào? Hãy cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin để trả lời cho câu hỏi nhé!

 Về Container 

Container là gì?

Theo Docker, một container là một gói phần mềm nhẹ, độc lập, bao gồm tất cả các thành phần cần thiết để chạy ứng dụng: code, thời gian chạy, công cụ hệ thống, thư viện hệ thống và các cài đặt.

Các container giải quyết các vấn đề trong việc chạy phần mềm khi phàn mềm di chuyển khỏi một môi trường điện toán. Container làm điều này bằng cách cô lập phần mềm với môi trường đang chạy. Ví dụ, các container cho phép bạn chuyển phần mềm từ giai đoạn phát triển sang sản xuất mà không gặp trở ngại gì giữa các môi trường khác biệt.

Ưu điểm của container

Lợi ích đầu tiên của container là tính di động. Bạn có thể kết hợp ứng dụng và tất cả các phụ thuộc vào một gói nhỏ gọn gàng và chạy ở bất cứ đâu. Điều này mang đến độ linh hoạt và tính di động chưa từng có.

Ưu điểm tiếp theo, đặc biệt khi so với serverless, là bạn có toàn quyền kiểm soát ứng dụng của mình.

Bạn là chủ sở hữu domain. Bạn có thể điều khiển các container riêng lẻ, toàn bộ hệ sinh thái container và các máy chủ mà chúng chạy. Bạn cũng có thể quản lý tất cả các tài nguyên, thiết lập tất cả các chính sách, giám sát bảo mật và xác định cách ứng dụng được triển khai và hoạt động. Thêm vào đó, có thể debug và theo dõi khi bạn muốn.

Các ứng dụng dựa trên container cũng có thể được xây dựng lớn và phức tạp như yêu cầu, vì không phải chịu giới hạn về bộ nhớ hay thời gian như serverless.

Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? (tiếp) - Ảnh 1.

Nhược điểm của container

Hạn chế đầu tiên là các container mất nhiều công sức hơn để thiết lập và quản lý.

Mỗi khi bạn thực hiện thay đổi codebase, bạn sẽ cần phải đóng gói container và đảm bảo tất cả các container giao tiếp với nhau đúng cách trước khi triển khai sản xuất. Bạn cũng cần thường xuyên cập nhật các hệ điều hành với các bản sửa lỗi bảo mật và các bản vá khác. Và bạn phải tìm ra container nào chạy trên máy chủ nào. Tất cả những vấn đề này có thể làm chậm tiến trình phát triển.

Bởi vì các container cần một vị trí lưu trữ lâu dài, chi phí để chạy sẽ đắt hơn serverless Với serverless, bạn chỉ trả tiền khi máy chủ chạy chức năng yêu cầu. Với các container, bạn phải trả tiền các máy chủ ngay cả khi chúng đang ở chế độ nghỉ.

Container cũng phải đối mặt với một số vấn đề mở rộng.

Vấn đề đầu tiên là với giám sát. Khi một ứng dụng phát triển, ngày càng có nhiều container được thêm vào. Và các container này có độ phân tán cao, phân tán và thay đổi liên tục, do đó việc theo dõi sẽ trở nên khó khăn hơn.

Mở rộng dữ liệu và lưu trữ cũng khó hơn khi số lượng container ngày càng tăng.

Tiếp theo, dữ liệu sẽ không còn khi các container được sắp xếp lại hoặc bị hủy, do đó dữ liệu thường bị mất khi thực hiện các thay đổi. Với tính chất phân tán của các container, việc di chuyển dữ liệu giữa các vị trí hoặc nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau cũng gặp trở ngại. Dung lượng lưu trữ cũng không có khả năng mở rộng tốt với các ứng dụng, dẫn đến các vấn đề hiệu suất bất ngờ.

Khi nào bạn nên sử dụng công nghệ nào?

Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? (tiếp) - Ảnh 2.

Các container được sử dụng tốt nhất cho các ứng dụng phức tạp, dài hơi, vì bạn cần mức độ kiểm soát cao đối với môi trường và tài nguyên để thiết lập và duy trì ứng dụng.

Các container cũng rất hữu ích trong việc di chuyển các ứng dụng dạng nguyên khối sang đám mây. Bạn có thể chia các ứng dụng này thành các microservice, đóng gói và sắp xếp chúng bằng các công cụ như Kubernetes hoặc Docker Swarm.

Các container sẽ lý tưởng cho một website thương mại điện tử lớn. Một website như vậy thường chứa rất nhiều thành phần như danh sách sản phẩm, xử lý thanh toán, quản lý hàng tồn kho và nhiều phần khác. Bạn có thể sử dụng các container để đóng gói từng dịch vụ này mà không phải lo lắng về giới hạn thời gian hoặc vấn đề bộ nhớ.

Serverless được áp dụng tốt nhất cho các ứng dụng cần tính sẵn sàng nhưng không phải chạy thường xuyên. Chẳng hạn, serverless là một lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng Internet of Things (IoT).

Serverless kha lý tưởng khi tốc độ phát triển và kiểm soát chi phí ở mức thấp là yêu cầu tối quan trọng và trong trường hợp bạn không muốn quản lý các vấn đề phát sinh.

Liêu serverless và container có thể kết hợp cùng nhau?

Điều này là khá chắc chắn!

Serverless và container có những điểm mạnh bổ trợ cho những điểm yếu của nhau và việc kết hợp hai công nghệ này lại với nhau có thể mang lại lợi ích lớn.

Bạn có thể xây dựng một ứng dụng lớn, phức tạp với kiến trúc microservice dựa trên container. Nhưng ứng dụng có thể xử lý một số tác vụ phụ trợ, chẳng hạn như truyền dữ liệu, sao lưu tệp và kích hoạt cảnh báo, trên các chức năng serverless. Cách này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và cho khả năng tăng cường hiệu suất của ứng dụng.

Theo Thorntech

>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp các câu hỏi cơ bản về công nghệ container

SHARE