Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào?

765
01-06-2019
Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào?

Serverless và container khi đặt lên bàn cân có thể được coi là các công nghệ phát triển cạnh tranh. Nhưng khi tích hợp, chúng có thể là một sự kết hợp mạnh mẽ.

Về Serverless

Serverless là gì?

Serverless là một phương pháp được phát triển để thay thế các máy ảo trong dài hạn với khả năng tính toán được thiết lập theo yêu cầu và biến mất ngay sau khi sử dụng.

Thông thường sẽ có các ứng dụng chạy trên các server do bên thứ 3 cung cấp nhưng không phải lúc nào cũng cần phải chạy ứng dụng trên các server này.

Thay vào đó, bạn có thể cấu hình các sự kiện, chẳng hạn như yêu cầu API hoặc upload file, sau đó kích hoạt chức năng serverless. Và khi thao tác hoàn tất, máy chủ sẽ ngừng hoạt động cho đến khi một hoạt động khác được yêu cầu và bạn không phải trả tiền cho thời gian nghỉ đó.

Ưu điểm của serverless

Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? - Ảnh 1.

Lợi ích đầu tiên có được là bạn chỉ phải trả tiền cho khoảng thời gian máy chủ thực thi hành động. Như đã đề cập trước đó, máy chủ chỉ chạy khi một sự kiện kích hoạt nó, vì vậy bạn sẽ chỉ trả tiền cho khoảng thời gian ít ỏi khi máy chủ hoạt động và tiết kiệm một khoản chi phí!

Ngoài ra, serverless cho phép ứng dụng co giãn linh hoạt. Ứng dụng có thể tự động mở rộng quy mô để phục vụ đông đảo người dùng cùng lúc và thu nhỏ lại khi lưu lượng truy cập giảm. Đặc tính này giúp tăng hiệu suất của ứng dụng trong khi tiết kiệm thêm chi phí.

Bạn cũng chỉ phải dành ít thời gian để quản lý máy chủ. Không còn phải lo lắng về cơ sở hạ tầng, quản lý năng lực hay ngăn chặn downtime - nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề đó.

Như vậy, kiến trúc serverless giúp giảm thời gian phát triển và đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Serverless cũng cho thấy sự tương thích với kiến trúc microservice, nơi các nhà phát triển có thể xây dựng các phần nhỏ hơn, không cần kết nối quá chặt chẽ trong tổng thể. Serverless cũng giảm sự cần thiết phải tạo ra các phiên bản máy chủ của riêng nhà phát triển cũng như cho phép họ xây dựng microservice nhanh hơn nhiều.

Và vì các chức năng serverless không cần một vị trí lưu trữ trong dài hạn, nên bạn không cần gán chúng cho các máy chủ đám mây cụ thể và cũng không giới hạn vị trí ở các vùng cụ thể. Điều này về cơ bản làm tăng tính sẵn sàng.

Nhược điểm của serverless

Bởi vì các máy chủ trong trạng thái nghỉ cho đến khi chúng được một ứng dụng đánh thức, vì vậy có thể xuất hiện độ trễ khi thực thi các tác vụ. Do đó, serverless có thể không phải là một giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng mà tốc độ là yêu cầu tối quan trọng, chẳng hạn như các trang web thương mại điện tử và web search.

Phụ thuộc nhà cung cấp cũng là một vấn đề tiềm ẩn. Nếu bạn quyết định chuyển sang nhà cung cấp khác, bạn có thể phải thực hiện các thay đổi lớn trên code base. Và điều này có thể dẫn đến mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? - Ảnh 2.

Do tính chất dựa trên sự kiện của serverless, đây không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho các ứng dụng trong dài hạn. Các trò chơi và ứng dụng trực tuyến chạy phân tích trên các bộ dữ liệu rất lớn sẽ không phù hợp với kiến trúc serverless, vì các chức năng có giới hạn về thời gian (thường chỉ 5 phút).

Một hạn chế khác là serverless không có quyền kiểm soát máy chủ. Điều này có thể là một trở ngại nếu bạn cần một cấu hình như GPU để xử lý các tệp hình ảnh hoặc video lớn.

Cuối cùng, các ứng dụng phức tạp có thể khó xây dựng trên kiến trúc serverless. Bạn sẽ phải thực hiện rất nhiều thao tác phối hợp và quản lý các phụ thuộc giữa tất cả các chức năng serverless, đây có thể là một công việc khó khăn đối với các ứng dụng lớn, phức tạp.>> Đọc tiếp

Theo Thorntech

>> Có thể bạn quan tâm: Container vs Serverless: Bạn nên sử dụng cái nào và khi nào? (tiếp)

SHARE