Cần cân nhắc điều gì khi xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT cho SMB?

1359
15-07-2020
Cần cân nhắc điều gì khi xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT cho SMB?

Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số nơi công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của tất cả các tổ chức kinh doanh. Nếu SMBs muốn cạnh tranh thành công với các tập đoàn lớn trong môi trường công nghệ phát triển mạnh mẽ này, họ cần một cơ sở hạ tầng CNTT giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động và hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của họ.

Cơ sở hạ tầng CNTT của một doanh nghiệp nhỏ bao gồm vô số các thành phần như endpoint, công cụ phần mềm, giải pháp network, hệ thống lưu trữ,... Ngoài ra, các tổ chức phải thường xuyên cập nhật CNTT để theo kịp sự cạnh tranh của thị trường.

Do đó, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các doanh nghiệp không có chuyên môn trong lĩnh vực này. Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về các thành phần phải có khi xây dựng một cơ sở hạ tầng CNTT hoàn hảo, vừa có giá phải chăng vừa bền vững.

Các loại cơ sở hạ tầng đám mây

Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về hai loại triển khai cơ bản nhất của bất kỳ giải pháp dựa trên đám mây nào.

- On Premises

Trong loại triển khai này, tất cả phần cứng và dữ liệu được lưu trữ tại một trung tâm dữ liệu độc quyền nằm trong khuôn viên của doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm mua sắm và bảo trì tất cả các phần cứng này.

- Outsource

Một cách khác để triển khai cloud là hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP). Trong trường hợp này, tất cả phần cứng và dữ liệu sẽ được lưu trữ từ xa trong trung tâm dữ liệu được chia sẻ của CSP. Tất cả các chi phí liên quan đến mua sắm và bảo trì phần cứng sẽ là trách nhiệm của CSP.

Yêu cầu phần cứng và phần mềm

Với CNTT, không có giải pháp tổng quát nào có thể áp dụng được cho tất cả các SMB. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau, do đó chức năng CNTT cũng vậy. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh từ yếu tố công nghệ, doanh nghiệp phải có kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng hệ thống CNTT cho mình, tính toán kỹ càng từ số lượng endpoint cho đến đến dung lượng lưu trữ.

Tỷ lệ server trên workstation

Sở hữu một server là điều cần thiết cho các doanh nghiệp có nhiều hơn ba workstation. Không có server, một mình workstation không thể xử lý hết tất cả các tải hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp mua sắm trực tuyến, số lượng xác thực bảo mật và hóa đơn có thể gây áp lực lớn lên hệ thống CNTT của doanh nghiệp này.

Thiết lập một server không quá tốn kém, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tạo lập được. Mặc dù một server có thể dễ dàng xử lý hơn 10 người dùng, nhưng tốt hơn hết là giới hạn số lượng người dùng dưới 10 để đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Hiệu suất mạng

Đối với nhiều SMB, mạng là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Hiệu suất mạng kém sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, là một trong những nguyên nhân dẫn tới downtime, từ đó gây phát sinh chi phí. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách đầu tư vào thiết bị phần cứng network phù hợp và kết nối internet nhanh.

Mạng tối ưu đảm bảo hiệu suất ứng dụng tốt hơn, uptime và năng suất cao, các ứng dụng chạy an toàn.

Lưu trữ và bảo mật

Hàng hóa có giá trị nhất của thế kỷ 21 chính là dữ liệu, do đó các tập đoàn lớn sẵn sàng chi hàng tỷ đô la mỗi năm cho việc lưu trữ và bảo mật dữ liệu. Dữ liệu rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và bạn phải tìm cách tốt nhất để lưu trữ dữ liệu của mình. Bạn có thể sử dụng ổ đĩa cứng, lưu trữ đám mây hoặc trung tâm dữ liệu tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và nhu cầu lưu trữ. Ngoài việc lưu trữ dữ liệu thường xuyên, bạn cũng cần đầu tư vào dịch vụ khôi phục thảm họa và các kế hoạch kinh doanh liên tục dựa trên đám mây cho những dữ liệu quan trọng.

Tìm ra nhu cầu lưu trữ cũng chỉ là một phần của giải pháp, cần phải kết hợp thêm các giải pháp bảo mật doanh nghiệp tương thích với nhu cầu kinh doanh. SMB phải bảo vệ endpoint, network, server và hệ thống máy khách bằng cách đầu tư vào tường lửa, giải pháp chống vi-rút, hệ thống xác thực đa yếu tố…

Các yếu tố chính cần lưu ý

Hãy nhớ các yếu tố sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp nhỏ:

- Kết hợp các giải pháp có thể mở rộng: Các giải pháp hiện tại phải có khả năng duy trì sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ như các giải pháp dựa trên đám mây có thể dễ dàng mở rộng và thêm nhiều chức năng hơn khi yêu cầu của doanh nghiệp tăng lên. Tốt nhất là nên tìm kiếm các giải pháp không tạo ra bất kỳ căng thẳng nào trong bộ phận CNTT kể cả khi yêu cầu kinh doanh tăng lên.

- Chọn đúng nhà cung cấp: Hầu hết các SMB thuê ngoài dịch vụ CNTT từ các nhà cung cấp dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng CNTT, các nhà cung cấp này sẽ thực hiện quản lý từ xa cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Nhà cung cấp sẽ chủ động thay đổi tài nguyên dựa trên nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đơn giản: SMB không nên chọn các giải pháp phức tạp đòi hỏi phải đào tạo mất thời gian và tốn kém. Thay vào đó, hãy tìm các giải pháp đơn giản để kết hợp dễ dàng vào bộ phận CNTT nội bộ.

Phát triển doanh nghiệp với các giải pháp phù hợp

Công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp hoạt động. Kết hợp phần mềm quản lý CNTT phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, mở rộng quy mô hoạt động, cải thiện bảo mật và giảm chi phí, giúp các doanh nghiệp nhỏ có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT có thể khó khăn đối với các doanh nghiệp không liên quan đến công nghệ. Tuy nhiên, các bước được đề cập trong bài hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn được các giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả nhất cho mình.

Cuối cùng, nếu lựa chọn được một đối tác cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ đám mây với các bộ giải pháp toàn diện với chi phí tiết kiệm nhất.

Doanh nghiệp có thể tham khảo Bizfly Cloud - nhà cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp nhất thị trường trong lĩnh vực điện toán đám mây, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Chi tiết có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/

Tham khảo: https://www.pulseway.com/blog/what-to-consider-when-building-an-it-infrastructure-for-smbs

>> Có thể bạn quan tâm: Cách thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp nhỏ

SHARE