Cách sử dụng CDN miễn phí và trả phí cho website

1253
02-08-2023
Cách sử dụng CDN miễn phí và trả phí cho website

Ở thời điểm hiện tại, tốc độ trang web đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm người dùng do đó nhiều website được tích hợp thêm CDN nhằm giảm tải thời gian tải trang. Vậy sử dụng CDN như thế nào để việc truy cập website trở nên nhanh hơn? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu cách sử dụng CDN hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Cách sử dụng CDN miễn phí và trả phí cho website - Ảnh 1.

Tại sao nên sử dụng CDN?

Sử dụng CDN giúp các dữ liệu như hình ảnh, video, file CSS và JavaScript được lưu trữ trên một mạng lưới các máy chủ phân tán trên toàn cầu. Khi người dùng truy cập vào một trang web, nội dung được giao cho họ từ máy chủ CDN gần nhất địa lý của họ. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng CDN:

Tăng tốc độ tải trang: Một trong những lợi ích chính của CDN là giúp gia tăng tốc độ tải trang. Vì các dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy chủ phân tán, người dùng có thể tải dữ liệu từ máy chủ gần nhất với họ. Điều này giảm thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Giảm tải cho máy chủ chính: Khi sử dụng CDN, các dữ liệu không cần được tải từ máy chủ chính của bạn mỗi khi người dùng truy cập trang web. Thay vào đó, chúng được giao từ máy chủ CDN gần nhất. Điều này giúp giảm tải cho máy chủ chính và tăng khả năng mở rộng của hệ thống.

Tăng tính sẵn có và tin cậy: Bằng cách phân phối dữ liệu trên nhiều máy chủ, CDN tăng tính sẵn có và độ tin cậy của trang web. Nếu một máy chủ gặp sự cố, các dữ liệu vẫn có thể được truy cập từ các máy chủ khác trong hệ thống CDN.

Tối ưu hóa các kết nối quốc tế: Khi người dùng truy cập vào một trang web từ một quốc gia khác, việc tải dữ liệu từ máy chủ gần nhất giúp giảm thời gian trễ do kết nối quốc tế chậm. CDN giúp tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu qua các mạng điểm cuối cục bộ và làm giảm trễ mạng.

Cải thiện bảo mật trang web: CDN có nhiều điểm trung tâm dữ liệu và các tính năng như cân bằng tải thông minh và chuyển đổi dự phòng giúp bảo mật trang web trước các cuộc tấn công DDoS. Ngoài ra, nhiều CDN triển khai CAPTCHA hoặc xác thực đa yếu tố để ngăn chặn các cuộc tấn công vũ phu.

Giảm mức tiêu thụ băng thông: CDN lưu trữ nội dung được lưu trong bộ nhớ cache gần người dùng hơn, giảm số lần truyền dữ liệu từ máy chủ lưu trữ.

Cải thiện SEO: CDN nâng cao tốc độ trang web và trải nghiệm người dùng qua đố xếp hạng của website trên các trang tìm kiếm cũng tăng lên.

Sử dụng đa phương tiện tốt hơn: CDN tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các dạng đa phương tiện như hình ảnh có độ phân giải cao, đồ họa thông tin và video để thu hút khách truy cập trang web.

Cách sử dụng CDN cho website

Cách thiết lập CDN rất đơn giản, đặc biệt là khi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đã tích hợp sẵn CDN. Dưới đây là 3 bước giúp bạn thiết lập CDN cho website của mình. 

Cách sử dụng CDN miễn phí và trả phí cho website - Ảnh 2.

Nên sử dụng dịch vụ CDN của các nhà cung cấp để có thể dễ dàng sử dụng

Bước 1: Kiểm tra xem website có CDN chưa

Trước khi thiết lập CDN, hãy sử dụng các công cụ có tình năng tìm kiếm CDN để kiểm tra xem CDN đã được tích hợp trên máy chủ chưa. Nếu website của bạn chưa được tích hợp CDN, hãy theo theo bước 2. 

Bước 2: Kích hoạt CDN

Để sử dụng CDN bạn có thể lựa chọn CDN miễn phí hoặc trả phí, ngoài ra bạn cũng có thể tự tạo nên CDN của mình tuy nhiên, việc này sẽ tốn nhiều chi phí vì cần xây dựng cơ sở hạ tầng riêng hoặc thuê máy chủ. 

Phương án 1: Sử dụng CDN miễn phí. Phương án này sẽ phù hợp với những web có lượng truy cập không quá lớn, sử dụng CDN free sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Phương án 2: Sử dụng các dịch vụ CDN trả phí. Nếu website của bạn có lượng truy cập cao, lưu trữ nhiều hình ảnh, video,... thì nên đầu tư vào các dịch vụ CDN trả phí. Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp CDN trả phí uy tín như Google Cloud CDN, Bizfly CDN, StackPath, Leaseweb,...

Sau khi đã kích hoạt CDN, hãy kiểm tra lại bằng các công cụ check CDN như CDN Finder,.. Để chắc chắn rằng chúng đã được tích hợp vào website của bạn. 

Bước 3: Sử dụng CDN

Bạn chỉ cần sửa đường dẫn gốc nội dung tĩnh sang đường dẫn nội dung của CDN. Ví dụ:

[html]<img src="https://bizflycloud.vn/images/logo.png">[/html]

Đổi thành: [html]<img src="https://tên-miền-cdn/images/logo.png">[/html]

Còn nếu đã sử dụng Wordpress thì có các plugin như WP Super Cache, W3 Total Cache hỗ trợ tự đổi. Ngoài ra, với các dịch vụ proxy CDN thì không cần đổi vì vốn tên miền đã được thông qua CDN do đã trỏ DNS sang dịch vụ của họ. 

Cách sử dụng CDN miễn phí và trả phí cho website - Ảnh 3.

CDN phân bố máy chủ tốt hơn

Một số lưu ý khi sử dụng CDN

Khi sử dụng CDN (Content Delivery Network), có một số lưu ý sau đây để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt và có hiệu suất tối ưu:

Chọn CDN phù hợp: Có nhiều nhà cung cấp CDN khác nhau, bạn cần chọn một nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn, có địa điểm máy chủ gần với người dùng của bạn vì không phải lúc nào CDN cũng nhanh nhất là khi truy cập cách xa server và hỗ trợ các tính năng mà bạn cần.

Đặt header cache-control: Thiết lập header cache-control để xác định thời gian tối đa mà tệp tin tĩnh sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm của người dùng để giảm tải trọng cho máy chủ và cải thiện tốc độ tải trang.

Không nhất thiết phải sử dụng CDN: Nếu đối tượng bạn hướng đến là người dùng tại một khu vực cụ thể, không có ý định mở rộng ra toàn cầu thì việc sử dụng CDN đôi khi không cần thiết. 

Nên ưu tiên chọn dịch vụ cung cấp sẵn CDN uy tín: Dịch vụ cung cấp CDN có sẵn sẽ hợp lý về mặt giá cả đồng thời tính bảo mật cao hơn. Nếu lựa chọn các đơn vị không uy tín thì có thể xảy ra các vấn đề bảo mật, đe dọa đến thông tin cá nhân của người dùng và chính website. 

Đảm bảo deloy một cách tốt nhất: Đẩy các tập tin tĩnh lên server là công việc có mức độ phức tạp và rủi ro cao vì thế cần đảm bảo deloy server tốt nhất để tránh những trường hợp không mong muốn. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên của Bizfly Cloud, bạn đọc đã hiểu được vì sao nên sử dụng CDN và cách sử dụng CDN như thế nào cho hiệu quả. Truy cập ngay bizflycloud.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về công nghệ, điện toán đám mây. 

>> Có thể bạn quan tâm: 6 khó khăn khi sử dụng CDN và cách giải quyết nhanh chóng

TAGS: CDN
SHARE