Các công cụ và chiến lược doanh nghiệp cần tích hợp nhanh nếu muốn chuyển đổi kỹ thuật số thành công

1258
31-05-2019
Các công cụ và chiến lược doanh nghiệp cần tích hợp nhanh nếu muốn chuyển đổi kỹ thuật số thành công

Các công cụ và kỹ thuật như container, microservice và ChatOps, là những yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những rào cản trong chuyển đổi kỹ thuật số, qua đó thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn. Hãy cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Những thách thức trong chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số được hiểu là việc thực hiện hiện đại hóa các công nghệ hiện có để tận dụng những cải tiến mới nhất.

Để chuyển đổi kỹ thuật số thành công không phải là một công việc dễ dàng, đặc biệt đối với các tổ chức đã, đang sở hữu các công cụ và quy trình cố định lỗi thời hoặc phụ thuộc nhiều vào phần mềm cũ. Xây dựng lại mọi thứ từ đầu thường không phải là một nhiệm vụ khả thi.

Do đó, chuyển đổi kỹ thuật số ngay từ khi bắt đầu đòi hỏi phải lựa chọn các công cụ và chiến lược đúng đắn để có thể duy trì khả năng tương thích ngược với các quy trình và phần mềm hiện có, trong khi vẫn đạt được sự đổi mới và hiệu quả mục tiêu hướng đến.

Các kỹ thuật giúp chuyển đổi kỹ thuật số thành công

Làm thế nào để bạn duy trì sự liên tục, xuyên suốt song song với việc đổi mới?

Các công cụ và kỹ thuật chuyển đổi kỹ thuật số sau đây có thể giúp giải quyết thách thức này. Những kỹ thuật này cho phép doanh nghiệp tiếp tục làm việc trên các nền tảng cũ không thể thay thế hay sửa đổi toàn bộ, nhưng vãn đạt được hiệu quả mới (tốc độ, tính linh hoạt, chi phí...) trong vận hành và kinh doanh.

Containers

Các công cụ và chiến lược doanh nghiệp cần tích hợp nhanh nếu muốn chuyển đổi kỹ thuật số thành công - Ảnh 1.

Chạy các ứng dụng bên trong các container là một cách để tăng tính di động và khả năng mở rộng của các ứng dụng

Các container cũng tạo ra sự nhất quán giữa các môi trường phát triển, thử nghiệm và sản xuất. Điều này giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến người dùng cuối khi xảy ra sự cố không mong muốn.

Phần lớn tất cả các kiểu ứng dụng đều có thể chạy được bên trong một container và không đòi hỏi quá nhiều thay đổi. Vì lý do này, các container trở thành lựa chọn tuyệt vời trong việc giúp các ứng dụng trở nên linh hoạt hơn. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số ngay cả khi không có sẵn tài nguyên để viết lại các ứng dụng.

Container đang dần trở thành một công nghệ chủ đạo trong vài năm qua, nhờ sự nổi lên của Docker; tuy nhiên, trên thực tế các container đã có một lịch sử phát triển từ rất lâu trước khi Docker ra mắt vào năm 2013.

Microservices

Cũng như container, microservice giúp các ứng dụng chạy nhanh hơn. Một ứng dụng dạng microservice sẽ bao gồm nhiều phần riêng biệt, mỗi phần có thể được triển khai, cập nhật và giám sát riêng lẻ.

Chuyển đổi một ứng dụng dạng nguyên khối sang microservice có thể cần phải thực hiện viết lại hoặc tái cấu trúc một số hoặc tất cả các ứng dụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có tài nguyên để chuyển sang microservice, đây là một chiến lược tuyệt vời khi chuyển đổi kỹ thuật số.

Nền tảng ứng dụng Low-code

Một cách để tăng tốc độ phát triển ứng dụng mà không cần mở rộng quy mô team phát triển là tận dụng các nền tảng ứng dụng Low-code như Google App Maker và Microsoft PowerApps.

Các ứng dụng Low-code được phát triển nhờ sử dụng một nền tảng có khả năng giảm thiểu số lượng code cần viết. Các nền tảng ứng dụng Low-code cung cấp các chức năng đóng gói sẵn và các chức năng này có thể tích hợp được để xây dựng một ứng dụng mới mà không phải viết tất cả code từ đầu.

Các ứng dụng Low-code không có khả năng mở rộng tương tự như các ứng dụng được phát triển toàn bộ từ đầu. Ngoài ra các nguy cơ bảo mật khiến nền tảng này không phù hợp trong các tình huống nhất định.

Lời khuyên là không nên chuyển toàn bộ các stack phần mềm sang nền tảng Low-code.

Tuy nhiên, xu hướng Low-code có thể giúp hoàn thành mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số.

ChatOps

Để mở rộng, kết nối giữa hoạt động vận hành và giao tiếp rộng khắp trên toàn bộ nền tảng, ChatOps là một kỹ thuật tuyệt vời.

Các công cụ và chiến lược doanh nghiệp cần tích hợp nhanh nếu muốn chuyển đổi kỹ thuật số thành công - Ảnh 2.

Nói rộng hơn, ChatOps là một khái niệm chỉ việc sử dụng các nền tảng trò chuyện thời gian thực, như Slack và HipChat, để thúc đẩy hợp tác công việc hiệu quả hơn. Những công cụ này không chỉ đem lại khả năng giao tiếp hiệu quả hơn so với email, gọi điện thoại và gặp gỡ trực tiếp, mà còn tích hợp dễ dàng với các thành phần khác trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện hành. Ví dụ: hệ thống giám sát và cảnh báo có thể trực tiếp gửi thông báo quan trọng đến kênh Slack, nơi tất cả các DevOps của bạn có thể xem và thảo luận về những cảnh báo mới nhận đó.

Giao tiếp hiệu quả hơn cho kết quả kinh doanh tốt hơn và nâng cao độ tin cậy cho công nghệ.

Ở cấp độ cao hơn, ChatOps còn bao gồm việc sử dụng chatbot để tự động hóa các tác vụ. Với một chatbot, team có thể chạy code và cập nhật cấu hình khi cho chạy các lệnh trong nền tảng ChatOps. Theo cách này, ChatOps và chatbot giúp quản lý công nghệ tập trung hơn.

Kiến trúc multicloud

Các công cụ và chiến lược doanh nghiệp cần tích hợp nhanh nếu muốn chuyển đổi kỹ thuật số thành công - Ảnh 3.

Doanh nghiệp có thể đã sử dụng các giải pháp đám mây và đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng nhiều lợi ích hơn từ đám mây bằng cách áp dụng chiến lược multicloud.

Một kiến trúc multicloud có nghĩa là bạn sử dụng đồng thời nhiều đám mây một lúc. Đó có thể là sự kết hợp giữa tài nguyên đám mây công cộng và riêng tư hoặc sử dụng nhiều đám mây công cộng cùng một lúc.

Ví dụ: có thể có một số dữ liệu cần lưu trữ tại cơ sở vì lý do tuân thủ nguyên tắc. Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng một đám mây duy nhất và là đó là đám mây công cộng, sẽ không thể di chuyển các dữ liệu này sang đám mây. Nhưng nếu sử dụng kiến trúc multicloud bao gồm dịch vụ đám mây công cộng, hoặc đám mây riêng tư được xây dựng trên máy chủ tại chỗ và một nền tảng như OpenStack, có thể sử dụng đám mây riêng để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm.

Kiến trúc Multicloud cũng hữu ích trong việc tăng tính sẵn sàng cho ứng dụng. Khi chỉ dựa vào một đám mây, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ ứng dụng và dữ liệu ngưng trệ trong trường hợp đám mây đó gặp sự cố. Với nhiều đám mây, rủi ro sẽ ít hơn nhiều vì không có nhiều khả năng hai đám mây gặp trục trặc cùng một lúc.

Theo Techtarget 

>> Có thể bạn quan tâm: Muốn doanh nghiệp phát triển cần nhanh chóng tự động hóa 7 vấn đề công nghệ sau

SHARE