9 lý do khiến digital marketing sẽ thành công hơn với điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một công nghệ phục vụ khá nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn đồng thời cải thiện năng suất. Điều này là do các công cụ và ứng dụng được tích hợp vào đám mây có thể được truy cập từ bất cứ đâu. Về cơ bản, công nghệ này làm cho việc lưu trữ và phân phối dữ liệu dễ dàng hơn. Đồng thời, nó làm giảm gánh nặng cho cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Hơn nữa, nó có tiềm năng để tăng cường các hoạt động khác nhau trong một doanh nghiệp. Một trong những hoạt động này là tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing). Nếu bạn đang có kế hoạch tích hợp điện toán đám mây với chiến lược digital marketing của mình, bạn cần hiểu lợi ích của việc tích hợp này.
Bài viết này Bizfly Cloud sẽ giải thích 10 lý do hàng đầu tại sao một doanh nghiệp nên triển khai điện toán đám mây vào digital marketing càng sớm càng tốt.
10 lý do Digital marketing thành công hơn với điện toán đám mây
1. Dễ dàng truy cập dữ liệu khách hàng
Quảng bá sản phẩm và dịch vụ trực tuyến là một thách thức lớn đối với các digital marketer vì họ không thể gặp trực tiếp với người mua tiềm năng. Theo các chuyên gia tại Outreach Monks, cách tốt nhất để thúc đẩy quyết định mua hàng từ đối tượng mục tiêu là phải biết rõ về họ. Dữ liệu khách hàng có thể giúp bạn hiểu nhu cầu và mong muốn của họ. Theo dõi thông tin quan trọng này thông qua các phương tiện thông thường (như khảo sát) sẽ tốn khá nhiều công sức. Một trung tâm dữ liệu đám mây sẽ giúp giảm bớt việc lưu trữ và truy cập thông tin cho các marketer. Họ có thể sử dụng nó để lưu trữ dữ liệu khách hàng và truy cập nó bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu.
2. Tích hợp nhiều các công cụ phân tích mạnh mẽ
Bên cạnh quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng, điện toán đám mây cung cấp một loạt các công cụ phân tích mạnh mẽ cho các digital marketers. Dữ liệu ngẫu nhiên không hữu ích trừ khi các nhà tiếp thị có bộ công cụ phù hợp để phân tích và cũng có được những thông tin cần thiết để có thể hành động. Họ có thể tận dụng các công cụ phân tích dựa trên đám mây để hiểu rõ hơn về việc tạo ra trải nghiệm khách hàng linh hoạt hơn. Hơn nữa, họ có thể sử dụng các công cụ này để thử nghiệm các kênh tiếp thị mới với rủi ro thấp nhất, theo dõi khách hàng tiềm năng và xác định các kênh và chiến lược hoạt động tốt nhất cho đối tượng mục tiêu. Các công cụ như ứng dụng CRM dựa trên đám mây có khả năng giúp các marketer hiểu chính xác về khách hàng và nhu cầu của họ.
3. Nắm bắt insights khách hàng tốt hơn để tạo nội dung hấp dẫn
Các công cụ phân tích đám mây có nhiều tác dụng lớn như cung cấp những hiểu biết liên quan đến đối tượng mục tiêu, giúp nắm bắt được các thông tin quan trọng từ đó có thể tạo ra những nội dung thu hút độc giả một cách tự nhiên.
Xét cho cùng, nội dung là yếu tố then chốt của inbound marketing giúp thu hút khách truy cập và lôi kéo họ đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, tạo dựng các nội dung chất lượng là chìa khóa để tăng tương tác và tạo ra chuyển đổi.
Nhưng làm thế nào marketer có thể xác định cách để làm cho nội dung hấp dẫn và mạnh mẽ? Các công cụ phân tích dữ liệu dựa trên đám mây có thể hỗ trợ marketer bằng cách xác định nội dung nào đang hoạt động tốt nhất. Hơn nữa, họ có thể cung cấp thông tin về cách khách hàng tương tác với nội dung này, qua đó các marketer có thể thay đổi cách tiếp cận của họ để thu hút sự chú ý hơn.
4. Điều hướng inbound marketing thông qua social reach
Ngoài nội dung, một yếu tố khác giúp kế hoạch marketing thành công chính là sự tương tác trên các mạng xã hội. Các dịch vụ đám mây phổ biến như Facebook, YouTube, Twitter và Instagram đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của inbound marketing. Nổi bật là các nền tảng này chúng tập hợp rất nhiều đối tượng người dùng, trở thành các công cụ tuyệt vời để mở rộng phạm vi tiếp cận của một doanh nghiệp.
5. Tăng cường khả năng vận hành và xử lý quy trình
Sử dụng các công cụ dựa trên đám mây, các marketers có quyền kiểm soát tốt hơn đối với nội dung tiếp thị và kinh doanh. Họ có thể triển khai các chiến lược một cách độc lập mà không cần phải phụ thuộc vào các bộ phận khác, điều này giúp các marketer hợp lý hóa các hoạt động và tiết kiệm thời gian hơn. Kế hoạch và mục tiêu có thể được thực hiện hiệu quả hơn khi giảm sự phụ thuộc vào bộ phận khác. Quá trình đào tạo liên quan đến các hệ thống dựa trên đám mây sẽ được tối giản hóa, điều này cũng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian để đào tạo nhân viên mới. Việc tự động hóa các hoạt động marketing củng cố các giá trị cốt lõi của toàn bộ doanh nghiệp.
6. Tăng cường bảo mật dữ liệu
Ngoài việc giúp các marketer truy cập dữ liệu dễ dàng, điện toán đám mây cũng đảm bảo tính bảo mật của các dữ liệu được lưu trữ trên đó. Mỗi thông tin liên quan đến khách hàng rất quan trọng và bạn không thể để rò rỉ. Bằng cách tích hợp điện toán đám mây vào các chiến lược digital Marketing, bạn có thể loại bỏ rắc rối liên quan đến mất dữ liệu. Dù là xâm phạm dữ liệu một cách vô tình hay cố ý đều là vấn đề nghiêm trọng vì nó có tác động sâu rộng đến niềm tin của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và luật về quyền riêng tư dữ liệu.
7. Cực kỳ tiết kiệm chi phí
So với các phương pháp lưu trữ và truy cập dữ liệu truyền thống, điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí hơn. Bạn không cần đầu tư vào các hạ tầng phần cứng và phần mềm đắt tiền để lưu trữ dữ liệu marketing. Thay vào đó, bạn có thêm lựa chọn tự động hóa các quy trình với việc sử dụng các dịch vụ này. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sẽ tự nhiên trở thành một lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đám mây trong chiến lược digital marketing.
8. Đảm bảo năng suất cao
Thông thường, digital marketing bao gồm một loạt các dịch vụ và kỹ thuật phải được thực hiện song song cùng nhau để mang lại hiệu quả toàn diện nhất. Từ quảng cáo trực tuyến đến tiếp thị qua email, phân tích trang web và PR,.... đến kết hợp với blogger để kết nối với những người có ảnh hưởng có liên quan trong lĩnh vực nhằm tối đa hóa khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Điện toán đám mây giúp tăng năng suất của từng chiến lược này bằng cách cung cấp một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy để kết nối với khách hàng và những influencer một cách trơn tru và liền mạch.
9. Khả năng tạo đột phá
Ngoài những lợi ích trực tiếp của việc tận dụng các ứng dụng dựa trên đám mây, còn có rất nhiều thứ doanh nghiệp có thể gặt hái được từ việc sử dụng công nghệ tuyệt vời này. Khi các marketer áp dụng các công cụ này, họ có thể tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu suất công việc. Do đó, họ có thể tập trung vào việc dành thời gian cho việc sáng tạo và đổi mới: sáng tạo ra các chiến dịch để tiếp cận đối tượng mục tiêu tốt hơn nhằm mở rộng tập khách hàng của doanh nghiệp. Toàn bộ các hành động đổi mới đều có thể làm tăng doanh số và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện cho doanh nghiệp.
Xem xét những lợi ích mà đám mây có thể mang lại, đồng thời áp dụng vào các chiến lược digital marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mảng marketing của mình hiệu quả hơn. Những lợi ích to lớn và lâu dài khiến công nghệ đám mây trở thành khoản đầu tư xứng đáng. Do đó, các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ cơ hội lớn này, hãy đặt điện toán đám mây làm cốt lõi trong chiến lược digital marketing. Tốt nhất là tận dụng các công cụ đám mây để đánh giá và tối ưu hóa chiến lược MKT, đưa đúng nội dung vào đúng nơi, đúng thời điểm và tới đúng đối tượng.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 5 công nghệ và xu hướng sẽ khiến Digital marketing thay đổi trong năm 2020
Những nỗ lực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình online để ứng phó kịp thời với dịch Covid-19 có thể sẽ thất bại nếu không thể đảm bảo NHANH VÀ NGAY. Áp dụng ngay các giải pháp tự động, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng, việc triển khai có thể chỉ tính bằng PHÚT, sử dụng vài THAO TÁC đơn giản. Các giải pháp được VCCorp khuyên dùng:
1. Giải pháp Máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ ứng dụng, phần mềm, website... khởi tạo chỉ 45 giây, giá chỉ từ 3000đ/ngày
2. Giải pháp Tăng tốc độ website tới 16 lần, không còn tình trạng trang tải chậm khi quá tải truy cập: CDN chỉ từ 800đ/GB
3. Các giải pháp mở rộng hệ thống, tăng giảm máy chủ, băng thông tự động: Load Balancer, Auto-scaling....
4. Tích hợp sẵn sàng với các công cụ quản lý, bán hàng tự động: chatbot, CRM, botbanhang, Ticket...
>>> Tìm hiểu ngay tại đây