5 công nghệ và xu hướng sẽ khiến Digital marketing thay đổi trong năm 2020

1890
12-05-2020
5 công nghệ và xu hướng sẽ khiến Digital marketing thay đổi trong năm 2020

Timothy Seward của ROI Revolution nhấn mạnh: công nghệ và các xu hướng công nghệ sẽ định hình lại thế giới digital marketing trong thập kỷ tới, đồng thời ông cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp mắc phải khi tạo ra một chiến lược digital và cách để tránh chúng.

Theo thống kê, doanh số thương mại điện tử đã đạt hơn 4000 tỷ đô la trong năm nay, do đó việc đi trước và nắm bắt các công nghệ và xu hướng mới nổi là điều cần thiết để doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trong môi trường mua sắm trực tuyến.

Khi công nghệ tiến bộ, người tiêu dùng cũng mong đợi trải nghiệm mua hàng tốt hơn và họ đang có rất nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp cần hiểu và thực hiện các chiến lược nằm làm nổi bật thương hiệu và dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu của mình. Dưới đây, Bizfly Cloud chia sẻ năm công nghệ bắt kip xu thế năm 2020.

1. Cách mạng hóa trải nghiệm của khách hàng với trí tuệ nhân tạo

Công nghệ Digital đang phát triển nhanh chóng. Trí tuệ nhân tạo (AI) luôn đi đầu, công nghệ này rất hữu dụng với khả năng theo dõi và phân tích ấn tượng, giúp các marketer đưa ra quyết định thông minh hơn, tăng doanh thu và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Những tiến của machine learning (ML) cũng quan trọng không kém đối với các marketers.

Với khả năng phân tích nhanh chóng và hiệu quả gần như với tất cả các loại dữ liệu, các marketers đang áp dụng machine learning để hiểu rõ hơn về tác động của các điểm chạm khác nhau của từng người mua hàng và thậm chí là toàn bộ phân khúc trong hành trình mua hàng của họ.

Một bước đột phá công nghệ ấn tượng và vẫn đang phát triển khác là thực tế ảo tăng cường (AR). Công nghệ này kết hợp thông tin kỹ thuật số với môi trường vật lý trong thời gian thực. Trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số, những tiến bộ gần đây trong AR đã mở ra cơ hội trải nghiệm mua sắm linh hoạt và rất độc đáo cho người tiêu dùng.

Cho phép người mua sắm xem đồ nội thất trong nhà, hoặc thử quần áo trong phòng thay đồ ảo, AR là một cơ hội rất tốt để các thương hiệu tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tự động hóa cũng là một công nghệ khác giúp thay đổi cuộc chơi cho các marketers. Nó cho phép tối ưu hóa thời gian bằng cách tự động hóa các tác vụ thay cho các thao tác thủ công tốn thời gian.

Các marketer có thể gửi đi các email có tính cá nhân hóa khi khách hàng mua hàng, bỏ giỏ hàng, khi khách hàng tương tác với thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội..., tất cả các giao tiếp email này đều thông qua email tự động hóa. Những email được cá nhân hóa này có thể giảm 50% chi phí mua lại của khách hàng, tăng 15% doanh thu và tăng hiệu quả chi tiêu lên 30%.

2. Chiến lược tiếp thị video để tăng tương tác

93% các marketer đang sử dụng video trên phương tiện truyền thông xã hội như một giải pháp thu hút khách hàng. Vậy làm thế nào các marketer quen với việc sử dụng video như một hình thức truyền thông?

Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng bạn không cần phải sở hữu một đội ngũ sản xuất đầy đủ để thực hiện điều này. Năm 2020 là năm mà video marketing chỉ đơn giản là tạo ra các video ngắn nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp. Những video này sau đó có thể được đưa lên YouTube, Amazon, Facebook và các kênh khác mà doanh nghiệp muốn quảng cáo.

Các nhà quảng cáo muốn tận dụng ưu điểm của các định dạng quảng cáo của YouTube như video display ads, YouTube TrueView video and discovery ads, hoặc TrueView for Google Shopping ads để phục vụ cho công việc marketing của mình. Tất cả các định dạng quảng cáo này cho hiển thị các nội dung hấp dẫn hơn, có cốt truyện, được truyền tải đến khách hàng của theo cách không phô trương, thúc đẩy nhận thức tích cực về thương hiệu và xây dựng niềm tin cho khách hàng.

Đối với các marketer đang tìm cách tăng tỷ lệ chuyển đổi, TrueView for Google Shopping ads chèn các video YouTube với các sản phẩm nổi bật từ định dạng Google Shopping. Với một cú nhấp chuột, khách hàng được điều hướng đến các sản phẩm trong video và có thể mua chúng mà không cần bất kỳ bước nào ở giữa.

Đối với kênh phương tiện truyền thông xã hội và Amazon, cả hai kênh này đều có nhiều tính năng nâng cao tăng độ hấp dẫn cho video, in-stream video ads trên Facebook hay video chứa nội dung tăng nhận diện thương hiệu trên các trang chi tiết sản phẩm của Amazon.

Với email marketing và website, marketers cũng có nhiều cách để tận dụng các video để nâng cao trải nghiệm người dùng, trả lời các câu hỏi thường gặp, hướng dẫn sử dụng sản phẩm...

3. Sự phát triển của tiếp thị đa kênh

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà kỹ thuật số lên ngôi. Người tiêu dùng thường xuyên thấy các nhãn hiệu và sản phẩm trên các kênh truyền thông xã hội, qua các công cụ tìm kiếm của Google, qua trang web, TV, podcast, ứng dụng điện thoại,...

Sử dụng quảng cáo mất phí trên các phương tiện khác nhau này, điều quan trọng là các marketer phải hiểu điểm tiếp xúc nào thực sự dẫn đến chuyển đổi.

Mặc dù hầu hết các quảng cáo đều có thể xác định được đầu là lần đầu tiên khách hàng nhìn thấy hoặc tương tác với thương hiệu, nhưng điều này không cho biết khách hàng sẽ làm gì tiếp theo.

Có phải khách hàng đã nghiên cứu đối thủ và quyết định chọn thương hiệu của bạn? Hay họ đã hoàn toàn quên thương hiệu cho đến khi đến điểm chạm tiếp theo? Làm thế nào bạn có thể hiểu chính xác và tối ưu hóa kênh bán hàng nếu bạn không biết về hành trình mua hàng của khách hàng?

Các marketer luôn có xu hướng cho rằng điểm chạm cuối là điểm ảnh hưởng duy nhất dẫn đến chuyển đổi. Đây có thể là một sai lầm vì họ bỏ qua toàn bộ các ảnh hưởng từ các điểm chạm trước đó trong hệ thống tiếp thị đang kênh.

Nếu nhóm MKT đang dành thời gian và nỗ lực để sắp xếp nội dung quảng cáo và tiếp thị qua email, social media, paid search, organic search, và Amazon để tạo ra một trải nghiệm thống nhất, đừng vội vàng đổ ngân sách vào những điểm chạm đầu hoặc cuối trong phễu bán hàng.

Thay vào đó, hãy áp dụng mô hình phân bổ đa điểm chạm để xem xét mọi điểm tiếp xúc trong hành trình của người mua. Điều này sẽ cho phép bạn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về việc đầu tư bao nhiêu vào các định dạng quảng cáo ở mỗi giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng.

4. Giữ niềm tin của người tiêu dùng về quyền riêng tư

Sự minh bạch và trung thực là chìa khóa để giữ chân niềm tin của người tiêu dùng. 76,3% người tiêu dùng cảm thấy quan tâm về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khi tương tác với các thương hiệu. Nếu người tiêu dùng không tin tưởng, doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được họ.

Bạn cần đảm bảo bạn tuân thủ các quy định bảo mật của người dùng. Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng về bảo mật thông tin khách hàng, việc áp dụng các quy định bảo mật là không thể tránh khỏi.

Nếu thương hiệu dựa vào dữ liệu người dùng để cá nhân hóa nội dung quảng cáo, vị trí quảng cáo, nội dung email..., hãy đặt sự thoải mái của khách hàng làm ưu tiên hàng đầu.

Đừng ngần ngại cho khách hàng biết bạn đang thu thập dữ liệu của họ và giải thích tại sao bạn lại làm vậy. Hãy chứng minh rằng việc thu thập dữ liệu sẽ có lợi cho khách hàng và giúp tăng cường mối quan hệ và lợi ích của thương hiệu với khách hàng.

5. Giảm thiểu tiếp xúc bằng các "social proof"  

 Khi đứng giữa việc phải lựa chọn nhiều sản phẩm cùng lúc, người mua hàng mong muốn rằng sản phẩm họ chọn sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ. Sẽ không có ai đáng tin hơn những khách hàng từng mua hàng trước đó! Nếu sản phẩm của bạn không có đánh giá nào, hãy thêm mục đánh giá, chỉ cần năm đánh giá của các khách hàng đã mua cũng có thể tăng khả năng mua hàng lên 270%.

Bước đầu tiên để giảm thiểu việc tiếp xúc với người mua là thêm FAQ, hình ảnh về sản phẩm, kích thước, hướng dẫn sản phẩm,... vào website.

Những nội dung này sẽ cung cấp cho người mua hàng một cái nhìn 360 độ về sản phẩm, không chỉ giúp tăng thêm uy tín cho thương hiệu và sản phẩm, mà còn cho khách hàng thấy được rằng doanh nghiệp đang rất quan tâm đến người mua hàng và doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng càng nhiều thông tin càng tốt trong suốt hành trình mua hàng.

Bước thứ hai để giảm tiếp xúc là hiển thị nội dung do khách hàng tạo ra, bao gồm đánh giá, xếp hạng, chứng nhận sản phẩm, thông báo bán hàng trực tiếp...

Người mua hàng muốn nghe về sản phẩm từ các khách hàng khác. Các nội dung giới thiệu sự thành công của sản phẩm hoặc thương hiệu sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc thuyết phục người mua hàng rằng doanh nghiệp chính là lựa chọn phù hợp cho họ.

Tất cả các yếu tố được trình bày ở trên được gọi là "social proof". Doanh nghiệp càng thường xuyên đưa nó vào website, landing page, email, trong quy trình thanh toán hoặc bất cứ nơi nào tương tác với người dùng, doanh nghiệp càng có tăng được khả năng nhận diện thương hiệu và chốt sale.

Kết Luận

Digital marketing là một trong những ngành chuyển dịch nhanh nhất. Để duy trì tính cạnh tranh và tăng trưởng lợi nhuận, nó đòi hỏi kịp thời và đổi mới. Doanh nghiệp cần cập nhật những xu hướng luôn thay đổi và áp dụng chúng vào thương hiệu để tạo nên tính độc đáo duy nhất.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Những công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, nhân lực để bắt nhịp kinh doanh trở lại khi Covid19 đi qua

SHARE