5 cách để tăng thứ hạng tìm kiếm Google trên SERPs (Search Engine Results Page) bằng CDN
Tăng thứ hạng cao hơn trên SERPs là mong muốn của tất cả chúng ta. Sự cách biệt giữa trang đứng top và trang thứ hai trên Google có thể thay đổi chỉ sau 1 ngày hay 1 đêm khi lưu lượng truy cập gia tăng, cũng đồng nghĩa với việc có thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Hiệu suất web đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược cải thiện thứ hạng Google trong SERPs. Mạng phân phối nội dung (CDN) có thể giúp website đạt được vị trí đầu tiên hằng mong muốn đó theo 5 cách khác nhau: tận dụng yếu tố xếp hạng HTTPS, giảm thời gian tải tổng thể, tăng "thời gian ở lại", giảm tỷ lệ thoát và tăng tốc độ index hình ảnh trên các công cụ. Cùng Bizfly Cloud chia sẻ cách tăng thứ hạng tìm kiếm Google trên Serps hiệu quả ngay tại bài viết này nhé.
Giảm tốc độ tải trang trung bình
Hiển nhiên cách đầu tiên để cải thiện thứ hạng Google là giảm tốc độ tải trang trung bình xuống thấp nhất có thể! Có thể chúng ta đều biết điều này, nhưng chưa chắc chúng ta đã hiểu đầy đủ tầm quan trọng của việc đó. Google thích các trang web nhanh. Nếu có các trang với DA (Domain authority), độ dài nội dung, backlinks, v.v. tương đương nhau, Google rất có thể sẽ chọn trang web nhanh nhất để hiển thị đầu tiên trên thanh tìm kiếm. Có những lúc Google còn thậm chí thử nghiệm gắn các nhãn màu đỏ là "Chậm" trong SERPs cho các trang web mà nó cho là không đủ nhanh.
Google đã thông báo về việc sử dụng tốc độ tải trang để đánh giá từ năm 2010 và rằng các trang web nhanh hơn sẽ tạo ra những khách truy cập hài lòng, và sau đó dành nhiều thời gian hơn trên website.
Tăng tốc các trang web là vô cùng quan trọng. Trang web nhanh hơn có nghĩa là khách hàng hài lòng. PageSpeed trở nên quan trọng khi xếp hạng.
Trong 1 nghiên cứu, người ta đã sử dụng tốc độ domain của Alexa để phân tích thời gian tải trung bình của 1 triệu tên miền. Và không có gì ngạc nhiên, có một mối tương quan trực tiếp giữa tốc độ tải trang trung bình và xếp hạng của Google.
Một ví dụ khác được Moz thực hiện vài năm trước cũng cho thấy rằng khi nói đến TTFB, cũng có mối tương quan rõ ràng giữa việc giảm thứ hạng tìm kiếm và tăng time to first byte. Các trang web có TTFB thấp hơn phản hồi nhanh hơn và có thứ hạng kết quả tìm kiếm cao hơn so với các trang web có TTFB cao hơn.
Tăng Page Speed giúp tăng thứ hạng trên Google tìm kiếm
Dù vậy, cũng không có cách nào để chứng minh bất kỳ số liệu thống kê nào chính xác 100% vì chúng ta không thể biết được chủ sở hữu của các trang web đang làm gì. Có thể là họ đang tối ưu hóa tốc độ và TTFB, cũng có thể là họ đang tạo backlinks, xử lý on-page SEO tốt hơn, v.v. Tất cả những gì chúng ta có thể nhận biết được là sự tương quan, nhưng hết lần này đến lần khác, chúng ta được chứng kiến mối tương quan trực tiếp được chỉ ra giữa thời gian tải trang và định vị trong SERPs.
CDN có thể giảm đáng kể độ trễ và thời gian tải trang trung bình bằng cách lưu bản sao các dữ liệu trong bộ nhớ cache từ một vị trí gần khách truy cập hơn. Khi so sánh giữa việc có và không có CDN, ghi nhận độ trễ trung bình giảm 83% khi kích hoạt CDN.
Tăng time on site (thời gian người dùng ở lại trên trang)
Mặc dù chưa được Google xác nhận chính thức nhưng chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng yếu tố này đóng vai trò ở một mức độ nào đó và đó là "time on site", một số Seo-er cũng gọi là Dwell time. Khái niệm này về cơ bản là một thuật toán đo tỷ lệ thoát/bounce rate và thời gian ở lại trên 1 trang. Thuật toán đo thời gian sau bao lâu một người sẽ quay trở lại thanh tìm kiếm sau khi nhấp vào kết quả. Thậm chí đã từng có lúc Google thử nghiệm một tính năng mà trong đó nếu bạn nhấp vào một danh sách trang và sau đó nhanh chóng quay lại thanh tìm kiếm, bạn sẽ có tùy chọn chặn chúng. Do đó, điều này gợi mở ra rằng có một số loại thuật toán time on site vẫn đang hoạt động vượt ngoài nhận biết của chúng ta.
Có thể đảm bảo "thời gian dừng" hay time on site trên trang lâu hơn bằng cách đảm bảo rằng tất cả các trang trên web tải nhanh. Nhiều người có xu hướng chỉ tối ưu hóa trang chủ, trong khi đó việc cần làm trước tiên là nên bắt đầu với các nội dung nặng. Ví dụ: trên blog WordPress, bản thân các bài đăng thường mất nhiều thời gian để tải hơn trang chủ.
Sử dụng CDN sẽ đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu web đã được phân phối xong trong khi khách truy cập vẫn đang duyệt web. Thời gian khuyến nghị nên là ít nhất một phút hoặc hơn cho time on site lý tưởng. Nếu thấp hơn mức đó, bạn có thể thử duyệt trang ở vai trò khách truy cập và tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu.
Giảm bounce rate
Yếu tố thứ ba và cũng là 1 cách để có thể cải thiện thứ hạng Google của mình trong SERPs là giảm tỷ lệ thoát trang. Điều quan trọng cần lưu ý là bounce rate không giống như time on site (thời gian dừng) như chúng ta vừa thảo luận trước đó.
Bounce rate là tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang. Google xác định tỷ lệ thoát là tỷ lệ phần trăm của các phiên duy nhất (nghĩa là các phiên trong đó người dùng rời trang sau khi truy cập mà không có tương tác gì với trang).
1 thống kê phân tích trên 100.000 trang web trên SimiliarWeb cũng chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa bounce rate và thứ hạng trong SERPs.
Giảm bounce rate sẽ giúp tăng thứ hạng trang
Một lần nữa, vẫn chưa có những xác nhận chính thức 100% nhưng nhiều SEO-er đã cho rằng đây là yếu tố xếp hạng trong nhiều năm.
CDN trong khi đó giúp khách truy cập không thoát trang trước khi truy cập hoàn tất. Bởi khoảng thời gian họ phải chờ đợi để trang trả về nội dung mà họ đang tìm kiếm là rất ít (cùng với tỷ lệ thoát trang)!
Hãy nhớ rằng 47% người tiêu dùng mong đợi một trang web tải trong 2 giây hoặc ít hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Sử dụng CDN tăng kết quả SEO cho website
Triển khai HTTPS và HTTP/2
Yếu tố xếp hạng thứ tư và cách cải thiện thứ hạng Google trong SERPs là HTTPS và trong đó có HTTP/2. Như bạn đã biết Google đang tăng cường thúc đẩy áp dụng HTTPS ở mọi nơi để web ngày một an toàn hơn. Trở lại năm 2014, HTTPS từng được 1 vài chuyên gia xác định là tín hiệu xếp hạng nhẹ và theo thời gian Google có thể củng cố tín hiệu này. Vì vậy, triển khai HTTPS có thể giúp ích cho thứ hạng SEO.
Theo 1 vài trường hợp sử dụng cụ thể, việc sử dụng HTTPS đã cho thấy một mối tương quan nhẹ với thứ hạng cao hơn trong SERPs. Vì vậy nên cân nhắc việc chuyển sang HTTPS càng sớm càng tốt.
Với CDN, có thể triển khai HTTPS dễ dàng, nhưng đồng thời cũng sẽ cần đảm bảo máy chủ web, máy chủ gốc, cũng đang chạy trên một kết nối an toàn. Hiện tại Bizfly CDN là một trong những nhà cung cấp CDN triển khai tích hợp Let Encrypt, hỗ trợ cung cấp cho tất cả khách hàng các chứng chỉ SSL miễn phí. Bạn có thể bật SSL và Let Encrypt chỉ bằng một cú nhấp chuột từ bảng điều khiển!
Và không chỉ vậy, Bizfly CDN hiện cũng hỗ trợ triển khai HTTP/2 giúp thúc đẩy hiệu suất mạnh mẽ hơn, và tất nhiên, hỗ trợ cải thiện yếu tố xếp hạng tốc độ trên thanh tìn kiếm.
>> Tìm hiểu thêm: So sánh HTTP, HTTP/2 & HTTPS. Công nghệ CDN hàng đầu hỗ trợ HTTP/2
Tăng tốc độ index hình ảnh trong tìm kiếm Google
Google image search là một chủ đề chúng ta hiếm khi thấy được thảo luận trong thế giới SEO hoặc thậm chí là thế giới CDN, tuy nhiên, đây lại là một yếu tố rất quan trọng trong SERPs và yếu tố này thực sự có thể tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Theo một nghiên cứu thực tế, 63% số lần nhấp vào tìm kiếm hình ảnh của Google chuyển thành lưu lượng truy cập website. Rõ ràng điều này sẽ thay đổi dần, nhưng đó là rất nhiều.
Cũng trong 1 khảo sát được thực hiện bởi 1 chủ website trong khoảng thời gian 5 tháng, một người phát hiện ra rằng hơn 53% tổng số tìm kiếm đến dưới dạng tìm kiếm hình ảnh.
Bizfly Cloud cung cấp dịch vụ CDN hỗ trợ tăng tốc website tới 16 lần trên mọi nền tảng thiết bị với chi phí thấp nhất. Doanh nghiệp, chủ sở hữu trang web có thể bắt đầu tăng tốc độ tải trang ngay chỉ sau vài cú click chuột với chi phí chỉ từ 800đ/GB. Ngoài ra, Bizfly Cloud cũng sở hữu nền tảng đa dịch vụ đám mây: Cloud Server, Simple Storage, DNS, VOD, Live streaming,... cho phép tích hợp CDN tức thì, cực kỳ đơn giản, không tốn thêm chi phí triển khai riêng lẻ... phục vụ các mục đích kiểm soát ngân sách, tối ưu sử dụng giải pháp ở mức cao nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo kiểm tra website đã có CDN hay chưa trong vòng một nốt nhạc!