4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

1305
20-07-2020
4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp cần phải tiến hành xác định được đâu là phương pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất cho mình. Các dữ liệu này không đơn thuần chỉ là thông tin. Ngày nay, hầu hết các tổ chức đều dựa vào tài sản là những dữ liệu độc quyền để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, sử dụng các thuật toán mạnh mẽ để phân tích dữ liệu thu thập được từ khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh, rút ra được những kết luận quan trọng. Xác định nơi nên lưu trữ dữ liệu ở đâu thực sự là quyết định khó khăn đối với doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định tốt nhất, các công ty cần cân nhắc lợi ích của các giải pháp on-premises với off-premise và các tùy chọn dựa trên đám mây khác nhau. Sau đây, Bizfly Cloud sẽ đưa ra 4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp.

Lưu trữ dữ liệu là gì?

Các tổ chức thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và khả năng thu thập thông tin ngày càng tăng lên nhờ các thiết bị Internet of Things (IoT) và các ứng dụng truyền thông xã hội. Tất cả dữ liệu đó phải được lưu trữ theo cách vừa an toàn vừa có thể truy cập được. Lưu trữ dữ liệu là cách sử dụng các phương tiện ghi vật lý để lưu giữ thông tin được đọc bởi hệ thống máy tính, có thể truy xuất khi cần. Công nghệ lưu trữ đã thay đổi đáng kể trong suốt lịch sử điện toán, từ magnetic drum của máy tính cỡ lớn cho đến những cải tiến mới nhất trong ổ đĩa SSD.

Tại sao lưu trữ dữ liệu quan trọng

Dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong trong quá trình đưa ra các quyết định kinh doanh, gắn kết với khách hàng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, để sử dụng tất cả dữ liệu này, doanh nghiệp cần lựa chọn cách lưu trữ dữ liệu thật thuận tiện cho việc quản lý và truy cập. Đảm bảo cho dữ liệu không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng và có các phương án lưu trữ dự phòng để dữ liệu không bị mất, bị hỏng, không thể truy cập do downtime hệ thống. Hệ thống lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp có thể kết hợp một số thiết bị hoặc đơn vị lưu trữ dữ liệu, dù triển khai bất kỳ giải pháp nào đi chăng nữa thì nó cũng cần phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của tổ chức.

4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

- Tại chỗ

Người ta có thể gọi đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu gốc, một giải pháp dữ liệu tại chỗ thường liên quan đến các máy chủ được sở hữu và quản lý bởi chính tổ chức. Đối với các công ty lớn hơn, các máy chủ này có thể được đặt trong một trung tâm dữ liệu riêng, nhưng trong hầu hết trường hợp, chúng là các máy được đặt trong một phòng dữ liệu dành riêng trong văn phòng.

Dù là hình thức nào, khi áp dụng giải pháp tại chỗ, các chủ sở hữu dữ liệu có trách nhiệm xây dựng và giám sát cơ sở hạ tầng CNTT lưu trữ. Chủ doanh nghiệp sẽ có quyền kiểm soát lớn nhất mà một tổ chức có thể có đối với network và data của mình, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm quản lý tất cả hệ thống lưu trữ này: thiết bị lỗi thời cần được thay thế, phần mềm cần phải được vá và cập nhật, các giao thức truy cập cần phải được quy định chặt chẽ. Đối với nhiều công ty, lợi ích của việc toàn quyền kiểm soát dữ liệu và kiến trúc mạng không tương xứng với chi phí thiết lập và vận hành.

- Thuê vị trí

Trong khi nhiều tổ chức vẫn muốn lưu trữ dữ liệu quý giá của mình trên thiết bị mà họ sở hữu và kiểm soát, nhưng họ không muốn phải tự mình giải quyết những sự cố phát sinh việc quản lý thiết bị đó. Nhu cầu về nguồn điện và hệ thống làm mát, công việc triển khai các dịch vụ/tính năng mới vào cơ sở hạ tầng CNTT tốn thời gian có thể là thách thức đối với doanh nghiệp nếu họ tự triển khai hạ tầng lưu trữ. Bằng cách thuê ngoài trung tâm dữ liệu, các công ty vừa có thể đạt được những lợi ích về tính linh hoạt của một trung tâm dữ liệu trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của mình. 

Thay vì phải tự mình chịu các chi phí vận hành thay đổi, thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được các chi phí liên quan tới điện và hệ thống làm mát. Các tùy chọn kết nối của các trung tâm dữ liệu cho phép doanh nghiệp dễ dàng kết hợp các tính năng mới vào cơ sở hạ tầng mạng, với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng từ nhà cung cấp thay vì phải tự mình triển khai. Nhà cung cấp cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp 24/7 giải quyết mọi sự cố bất ngờ xảy ra.

Public Cloud

Các công ty vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư vào phần cứng đắt tiền để lưu trữ dữ liệu. Di chuyển toàn bộ dữ liệu sang nhà cung cấp public cloud giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn. Các giải pháp public cloud có khả năng mở rộng khá cao, dễ dàng cung cấp nhiều tài nguyên lưu trữ hoặc tính toán hơn theo nhu cầu. Khả năng truy cập dễ dàng của đám mây cũng cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu từ hầu hết mọi nơi, đây là một lợi ích rất lớn cho các tổ chức có lực lượng lao động từ xa. Các kiến trúc public cloud cũng trao quyền cho các chiến lược edge computing được sử dụng bởi các công ty trong thị trường IoT, giúp họ mở rộng mạng lưới của mình vào các khu vực khó tiếp cận và giảm thiểu độ trễ.

Private Cloud

Tính chất mở của môi trường public cloud khiến việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi bị truy cập trái phép trở nên khó khăn. Đối với các công ty không muốn chấp nhận các rủi ro này, các private cloud được triển khai thông qua một trung tâm dữ liệu ảo hóa cung cấp mức độ bảo mật cao hơn nhiều, đặc biệt là khi kết hợp với các giao thức mã hóa. Máy chủ ảo hóa có thể cung cấp tất cả các lợi ích của thiết bị vật lý mà lại dễ bảo trì hơn nhiều. Các phương pháp tiếp cận mới như hybrid và multi-cloud, có thể lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong các private cloud an toàn trong khi vẫn tận dụng được sức mạnh tính toán của các dịch vụ public cloud.

Bảo mật dữ liệu và tính sẵn sàng là hai yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết, các tổ chức phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất có thể khi đánh giá các phương pháp lưu trữ dữ liệu. Bằng cách xác định nhu cầu và mục tiêu trong tương lai, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp cơ sở hạ tầng dữ liệu, cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa dữ liệu của mình và đảm bảo rằng chúng tiếp tục mang lại kết quả kinh doanh.

SHARE