4 mô hình triển khai điện toán đám mây phổ biến và những khác biệt về lợi ích

898
19-02-2021
4 mô hình triển khai điện toán đám mây phổ biến và những khác biệt về lợi ích

Bài viết này sẽ nêu đầy đủ các mô hình triển khai Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing) hiện nay đang được sử dụng. Ngoài ra, Bizfly Cloud cũng sẽ phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của từng mô hình. Từ đó, người dùng, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn mô hình nào cho doanh nghiệp của mình.

04 Mô hình triển khai Điện Toán Đám Mây phổ biến

Các mô hình triển khai Điện Toán Đám Mây hiện nay gồm:

  • Public Cloud 
  • Private Cloud 
  • Hybrid Cloud 
  • Community Cloud

Để đi sâu vào từng mô hình, mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới. 

Mô hình Public Cloud (Đám mây công cộng) 

Public Cloud hay Đám mây công cộng là các dịch vụ được bên thứ 3 cung cấp cho người dùng qua mạng Internet. Public Cloud được xây dựng nhằm phục vụ công cộng (public). Vì vậy mô hình này không bị giới hạn đối tượng sử dụng. Có hai hình thức sử dụng dịch vụ Public Cloud là miễn phí hoặc trả phí. Các dịch vụ trả phí thường áp dụng mô hình pay-per-usage (trả phí theo lưu lượng sử dụng).

Lợi ích của Public Cloud

Khả năng mở rộng theo nhu cầu người dùng nhờ kho tài nguyên rộng lớn. 

Số lượng máy chủ và mạng tham gia vào quá trình tạo ra Public Cloud là vô hạn. Vì thế, nếu một thành phần nào đó bị lỗi thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến các thành phần khác.

Nền tảng để tạo ra các dịch vụ đám mây công cộng là Internet. Vì thế, Public Cloud không bị giới hạn về vị trí, địa điểm. Bạn có thể kết nối với Public Cloud từ bất kỳ đâu. 

Mức chi phí tốt, người dùng chỉ phải trả tiền cho những gì họ thực sự dùng. 

Phục vụ được nhiều người dùng hơn 

Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân lực 

Tuy nhiên, Public Cloud vẫn có một số hạn chế như doanh nghiệp sẽ cần phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ cũng gặp khó khăn hơn do tính mở của mô hình này. 

Mô hình Private Cloud (Đám mây riêng) 

Private Cloud (hay Đám mây riêng) là những dịch vụ được cung cấp qua mạng nội bộ riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý “đám mây” này và sử dụng nội bộ thay vì công khai hoặc Internet. Private Cloud cung cấp 2 loại hình dịch vụ là Iaas và PaaS. 

Lợi ích của Private Cloud

  • Private Cloud có các lợi ích tương tự Public Cloud nhưng có chứa các đặc tính “tự phục vụ” riêng tư hơn. 
  • Hỗ trợ tùy chỉnh và kiểm soát tài nguyên chuyên dùng trên cơ sở hạ tầng máy tính được lưu trữ tại chỗ. 
  • Cung cấp mức độ bảo mật và sự riêng tư cao nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ
  • Hạn chế của Private Cloud là bộ phận CNTT của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí vận hành và việc quản lý Đám Mây. 

Hybrid Cloud (Đám mây lai) 

Đúng như tên gọi, Hybrid Cloud hay Đám mây kết hợp là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Điều này cho phép Hybrid Cloud khai thác lợi ích của cả hai mô hình này để tối ưu cho người dùng. Doanh nghiệp sẽ tạo ra các Hybrid Cloud và chia quyền quản lý với nhà cung cấp Public Cloud. Người sử dụng có thể sử dụng đồng thời các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp. 

Lợi ích của Hybrid Cloud

  • Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ
  • Cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ 
  • Có lợi cho các công việc có tính đột biến 
  • Sử dụng Hybrid Cloud để xử lý các dữ liệu lớn (Big Data)
  • Chỉ phải thanh toán cho thời gian sử dụng thêm 
  • Tuy nhiên, mô hình này cũng vấp phải khó khăn trong việc quản lý và tiêu tốn nhiều chi phí cho việc triển khai và duy trì. 

Community Cloud (Đám mây cộng đồng)

Community Cloud (hay Đám mây cộng đồng) là các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các công ty cùng hợp tác tạo ra để cung cấp cho cộng đồng. Community Cloud có thể được quản lý bởi một bên thứ ba hoặc các tổ chức. 

Lợi ích của Community Cloud

  • Riêng tư
  • An ninh cao
  • Tuân thủ các chính sách tốt hơn 
  • Hạn chế của Community Cloud là cần chi phí khá lớn khi sử dụng

Lời kết

Điện toán đám mây – Cloud Computing vẫn tiếp tục phát triển mạnh cả về các giải pháp công nghệ và các mô hình dịch vụ. Điện toán đám mây sẽ dần thay thế dần các nền tảng điện toán cũ. Sử dụng điện toán đám mây ngay thời điểm này là một trong những cách thúc đẩy doanh nghiệp của bạn đi trước đổi thủ. Mong rằng bài  viết này đã giúp bạn giải đáp phần nào về các mô hình triển khai điện toán đám mây đang có hiện nay. 

Còn nếu bạn còn phân vân doanh nghiệp của mình sẽ phù hợp với mô hình Cloud Computing nào. Hãy liên hệ với Bizfly Cloud để được hỗ trợ tư vấn. 

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: MultiCloud vs Hybrid Cloud có gì khác nhau? Phân biệt như thế nào?


SHARE