12 lợi ích của điện toán đám mây (P1)

1930
25-05-2019
12 lợi ích của điện toán đám mây (P1)

Điện toán đám mây đã tồn tại và phát triển được khoảng hai thập kỷ và đóng góp không hề nhỏ cho kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp và mang rất nhiều lợi ích. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Theo nghiên cứu của International Data Group, 69% doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ đám mây và 18% cho biết họ sẽ có kế hoạch triển khai các giải pháp điện toán đám mây trong tương lai. Đồng thời, Dell báo cáo rằng các công ty đầu tư vào big data, cloud, mobility, và security đều được hưởng mức tăng trưởng doanh thu nhanh hơn tới 53% so với các đối thủ. Các dữ liệu thống kê này cho thấy rõ ràng doanh nghiệp ngày càng am hiểu hơn về công nghệ và các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng nhận ra nhiều lợi ích của xu hướng điện toán đám mây này. Họ đang sử dụng công nghệ để điều hành các tổ chức của mình một cách hiệu quả hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận chung.

Ngành công nghiệp đám mây đang chuyển động theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ, sẽ không bao giờ có thời điểm tốt hơn để đưa doanh nghiệp vào đám mây như ngay lúc này.

Điện toán đám mây là một thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều năm qua. Với sự gia tăng theo cấp số nhân về việc sử dụng dữ liệu đi kèm với sự chuyển đổi của xã hội ở thế kỷ 21, các cá nhân và tổ chức ngày càng khó khăn hơn trong việc duy trì tất cả các thông tin, chương trình và hệ thống quan trọng của mình trên các in-house server. Giải pháp cho vấn đề này gần giống như internet, nhưng nó mới chỉ được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp.

Điện toán đám mây hoạt động theo nguyên tắc tương tự như web-based email client, cho phép người dùng truy cập tất cả các tính năng và tệp của hệ thống mà không phải sở hữu hệ thống đó trên máy tính. Trên thực tế, hầu hết mọi người đã sử dụng nhiều dịch vụ điện toán đám mây mà không hề nhận ra đó là Mail, Google Drive, TurboTax và thậm chí cả Facebook và Instagram đều là các ứng dụng dựa trên đám mây. Đối với tất cả các dịch vụ này, người dùng đang gửi dữ liệu cá nhân đến một máy chủ lưu trữ đám mây lưu trữ thông tin để truy cập sau này. Những ứng dụng này còn có giá trị hơn đối với các doanh nghiệp cần có khả năng truy cập một lượng lớn dữ liệu qua kết nối mạng trực tuyến an toàn.

Ví dụ: nhân viên có thể truy cập thông tin khách hàng thông qua phần mềm CRM dựa trên đám mây từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng tại nhà hoặc khi đi du lịch và có thể nhanh chóng chia sẻ thông tin đó với các bên được ủy quyền khác ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tuy nhiên, vẫn có những nhà lãnh đạo vẫn còn do dự về việc áp dụng các giải pháp điện toán đám mây cho tổ chức. Vì vậy, hãy cùng điểm qua 12 lợi thế kinh doanh của điện toán đám mây.

1. Tiết kiệm chi phí

20% các doanh nghiệp đều lo ngại về chi phí ban đầu khi áp dụng cloud-based server. Tuy nhiên hãy đừng chỉ nhìn vào chi phí, mà hãy cân nhắc những lợi thế và bất lợi của việc sử dụng đám mây cần, xem xét về chỉ số ROI.

Khi ở trên đám mây, việc truy cập dễ dàng vào dữ liệu của công ty sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho mỗi dự án. Nếu bạn lo lắng về việc phải trả tiền cho các tính năng mình không dùng đến, hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây đều tính chi phí theo những gì doanh nghiệp sử dụng, tức dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu.

Cách tính "pay-as-you-go" cũng áp dụng cho data storage space cần thiết để phục vụ các bên liên quan và khách hàng, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có đủ không gian theo nhu cầu và không bị tính phí cho bất kỳ không gian nào mà doanh nghiệp không sử dụng. Khi kết hợp với nhau, những yếu tố này dẫn đến hiệu quả chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn. Một nửa trong số tất cả các CIO và các nhà lãnh đạo CNTT được Bitlass khảo sát đã báo cáo rằng doanh nghiệp đều đã tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định trong năm 2015 do sử dụng các ứng dụng dựa trên đám mây.

2. Bảo mật

Một vấn đề lớn mà nhiều tổ chức gặp phải khi áp dụng giải pháp điện toán đám mây là vấn đề bảo mật. Rốt cuộc, khi các tệp, chương trình và dữ liệu khác không được giữ an toàn tại chỗ, làm thế nào bạn có thể biết rằng chúng đang được bảo vệ? Nếu bạn có thể truy cập từ xa dữ liệu của mình, vậy thì điều gì sẽ ngăn chặn tội phạm mạng thực hiện điều tương tự?

Công việc toàn thời gian của một quản trị máy chủ đám mây là tập trung giám sát cẩn thận bảo mật, so với hệ thống nội bộ thông thường, tổ chức phải phân chia nhân sự và nguồn lực của mình cho vô số mối quan tâm về CNTT, bảo mật chỉ là một trong số các mối quan tâm đó mà thôi. Và trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều không chú ý đến khả năng bị đánh cắp dữ liệu nội bộ, thì trên thực tế, việc trộm dữ liệu xảy ra trong nội bộ và được thực hiện bởi nhân viên chiếm tỷ lệ rất cao trong các sự cố về bảo mật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ an toàn hơn nhiều khi các thông tin nhạy cảm lưu trữ bên ngoài. Cụ thể hãy cùng xem xét các số liệu sau đây.

RapidScale tuyên bố rằng 94% doanh nghiệp đã thấy sự cải thiện về bảo mật sau khi chuyển sang đám mây và 91% cho biết đám mây giúp đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của chính phủ dễ dàng hơn. Chìa khóa cho bảo mật là dữ liệu truyền qua mạng được mã hóa và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Bằng cách sử dụng mã hóa, thông tin ít bị truy cập bởi tin tặc hoặc bất kỳ ai không được phép xem dữ liệu. Các dịch vụ dựa trên đám mây còn có các biện pháp bảo mật bổ sung được đặt dựa trên người dùng.

3. Tính linh hoạt

Doanh nghiệp chỉ có một mức độ tập trung hữu hạn để phân chia giữa tất cả các công việc. Nếu các giải pháp CNTT hiện tại đang buộc doanh nghiệp phải chú ý quá nhiều đến vấn đề lưu trữ dữ liệu và máy tính, thì doanh nghiệp sẽ không thể tập trung vào việc đạt được mục tiêu kinh doanh và làm hài lòng khách hàng. Mặt khác, bằng cách dựa vào một tổ chức bên ngoài để chăm sóc tất cả các cơ sở hạ tầng và lưu trữ CNTT, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho các khía cạnh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Đám mây cung cấp cho doanh nghiệp tính linh hoạt cao hơn so với lưu trữ trên máy chủ cục bộ. Nếu cần thêm băng thông, một dịch vụ dựa trên đám mây có thể đáp ứng nhu cầu đó ngay lập tức, thay vì trải qua một bản cập nhật phức tạp (và đắt tiền) cho cơ sở hạ tầng CNTT. Sự tự do và linh hoạt tạo ra sự khác biệt đáng kể cho hiệu quả chung của tổ chức. 65% đa số người được hỏi trong một cuộc khảo sát của InformationWeek cho biết khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu kinh doanh là một trong những lý do quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên chuyển sang môi trường đám mây.

4. Tính di động

Điện toán đám mây cho phép truy cập vào dữ liệu của công ty thông qua điện thoại và thiết bị thông minh. Hiện có khoảng 2,6 tỷ điện thoại thông minh đang được sử dụng trên toàn cầu, đây là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Nhân viên có lịch trình bận rộn, hoặc sống cách xa văn phòng công ty, có thể sử dụng tính năng này để cập nhật ngay lập tức với khách hàng và đồng nghiệp.

Thông qua đám mây, doanh nghiệp có khả năng cung cấp thông tin một cách thuận tiện cho những nhân viên bán hàng đang bận đi du lịch, nhân viên tự do hoặc nhân viên ở xa, giúp họ có thể cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng các tổ chức coi trọng sự hài lòng của nhân viên sẽ luôn cân nhắc việc mở rộng sử dụng đám mây.

5. Insight

Khi chúng ta tiến xa hơn vào thời đại kỹ thuật số, câu ngạn ngữ "Kiến thức là sức mạnh" (Knowledge is power) càng trở nên đúng đắn, và dần được thay thế bằng câu "Dữ liệu là tiền" (Data is money). Ẩn trong hàng triệu bit dữ liệu bao quanh các giao dịch khách hàng và quy trình kinh doanh là những thông tin giúp quyết định các hành động, chúng là vô giá, chỉ chờ được khai thác và phân tích. Tất nhiên, việc sàng lọc dữ liệu để tìm các hạt nhân có thể rất khó khăn cho dù bạn có quyền truy cập vào các giải pháp điện toán đám mây phù hợp.

Nhiều giải pháp cloud-based storage cung cấp các phân tích đám mây tích hợp cho dữ liệu. Với thông tin được lưu trữ trên đám mây, bạn có thể dễ dàng thực hiện các cơ chế theo dõi và xây dựng các báo cáo tùy chỉnh để phân tích toàn bộ thông tin. Từ những phân tích này, bạn có thể tăng hiệu quả và xây dựng kế hoạch hành động để đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Ví dụ, công ty nước giải khát Sunny Delight đã có thể tăng lợi nhuận khoảng 2 triệu đô la mỗi năm và cắt giảm 195.000 đô la chi phí nhân sự vượt qua những dữ liệu kinh doanh dựa trên đám mây.

Nguồn: tech.vccloud.vn

>> Có thể bạn quan tâm: 12 lợi ích của điện toán đám mây (P2)

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.

SHARE