Top 5 lĩnh vực có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng e-Learning hiệu quả

Top 5 lĩnh vực có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng e-Learning hiệu quả

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện toán đám mây, hệ thống e-Learning ra đời và trở thành xu thế tất yếu trong giáo dục và đào tạo. Hệ thống đào tạo trực tuyến không chỉ được nhiều trường học mà các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đã ứng dụng hiệu quả. Hãy cùng Bizfly Cloud điểm qua top 5 lĩnh vực đã có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng e-Learning hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Ứng dụng e-Learning trong giáo dục

Việc ứng dụng e-Learning vào ngành giáo dục là xu hướng không còn quá xa lạ, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp như hiện nay. Song song với hình thức đào tạo truyền thống, các trường học, trung tâm đào tạo vẫn có thể kết hợp hình thức đào tạo trực tuyến vào công tác giảng dạy. Nhờ sự phát triển của điện toán đám mây, giáo dục không còn cứng nhắc, bó hẹp trong sách giáo khoa hay lớp học truyền thống mà còn có sự tham gia của các thiết bị điện tử. Doanh thu ước tính của lĩnh vực giáo dục đạt 325 tỷ USD vào năm 2025 nếu tiếp tục mở rộng hệ thống e-Learning trong đào tạo.

Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều trường đại học áp dụng hệ thống E-learning trong chương trình đào tạo của mình. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện toán đám mây, hệ thống e-Learning giúp các giảng viên lẫn học viên tiếp cận dễ dàng hơn với môi trường học trực tuyến, đảm bảo đào tạo liên tục và có thể được sử dụng lại bất kỳ lúc nào nếu cần.

Lợi ích mang lại cho ngành giáo dục khi sử dụng hệ thống e-Learning:

- Chủ động tổ chức giảng dạy mà không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai

- Dễ dàng mở khoá đào tạo từ xa, thu hút thêm người học ở mọi địa phương mà không bị rào cản về địa lý

- Giảm thời gian và chi phí đi lại, lưu trú của giảng viên nếu phải đi giảng dạy ở địa phương khác

- Bắt nhịp cùng thế giới trong xu hướng số hoá đào tạo, nâng cao vị thế của nhà trường trong công tác tuyển sinh

- Xen kẽ việc học trên lớp và học online, vẫn đảm bảo tương tác với sinh viên qua bài giảng đã chuẩn hóa

- Dễ dàng tổ chức kiểm tra, chấm thi, thống kê kết quả chi tiết từng sinh viên nhanh chóng

- Tiết kiệm vượt trội chi phí về cơ sở vật chất so với đào tạo truyền thống

- Xây dựng kho học liệu toàn trường, lưu giữ và sử dụng lại bài giảng nhiều lần. Quản lý bài giảng và sinh viên học với chi phí tốt nhất.

Với học viên, e-Learning còn giúp tiết kiệm được chi phí đi lại cũng như mua và in ấn giáo trình, tài liệu tham khảo vì mọi thứ đã có sẵn trên khóa học, tất cả đều chỉ cần là một chiếc máy vi tính, laptop, Ipad, smartphone,... có khả năng kết nối internet và đường truyền mạng ổn định.

Top 5 lĩnh vực có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng e-Learning hiệu quả - Ảnh 1.

2. Ứng dụng e-Learning trong lĩnh vực Y tế - Chăm sóc sức khoẻ

Đặc thù của ngành y tế là luôn yêu cầu cao về mặt chuyên môn. Đội ngũ nhân sự của ngành y phải trang bị lượng kiến thức lớn và đào tạo chuyên môn thường xuyên. Thậm chí ngay cả khi nhận được chứng chỉ hành nghề, các y bác sĩ hoàn toàn có thể bị thu hồi chứng chỉ nếu không cập nhập kiến thức chuyên môn trong vòng 3 năm kể từ khi nhận được chứng chỉ. Điều đó chứng tỏ ở ngành dược, việc chủ động học tập và xây dựng môi trường đào tạo cho nhân sự là yêu cầu bắt buộc.

Tuy nhiên, với thời gian làm việc không cố định và lịch trình làm việc dày đặc, đội ngũ nhân viên trong ngành y tế cần phải có một giải pháp học linh hoạt và tiện lợi để đáp ứng nhu cầu của họ. Chính vì thế, việc ứng dụng hệ thống e-Learning trong đào tạo đội ngũ nhân viên y tế là vô cùng cần thiết. Việc áp dụng các bài giảng e-Learning trên nền tảng điện toán đám mây cho phép đội ngũ y bác sĩ có thể thu nạp kiến thức được linh hoạt hơn. Hệ thống e-Learning vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa tối ưu hiệu suất học tập cũng như việc làm của nhân viên lẫn doanh nghiệp. Nhân viên có thể tranh thủ học tập lúc không trong ca trực, bất kể lúc nào, ở đâu và trên mọi thiết bị: điện thoại, máy tính,...

Từ khi dịch bệnh bùng phát, các bệnh viện, trung tâm y tế đã lần lượt tiếp cận mô hình đào tạo nhân viên thông qua hệ thống e-Learning trên nền tảng đám mây. Điển hình là một số tên tuổi lớn như Traphaco, CTT Pharma, Pharmacity,... đã ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả tối đa trong công việc.

3. Ứng dụng e-Learning trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử

Hiện nay, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá là yếu tố quyết định tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thách thức lớn nhất của lĩnh vực này là phát triển kỹ năng cho đội ngũ bán hàng trực tiếp và nhân viên quản lý. Áp dụng E-learning là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đào tạo, trao dồi kỹ năng phát triển đội ngũ nguồn nhân lực nội bộ.

e-Learning giúp giảm tới 40% thời gian hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, đào tạo hội nhập, quy trình hay nhận biết sản phẩm mới. Chủ doanh nghiệp trong ngành này cũng đồng ý rằng e-Learning chính là vũ khí giúp họ xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, vượt lên các đối thủ cạnh tranh khác.

Top 5 lĩnh vực có những bước tiến vượt bậc nhờ ứng dụng e-Learning hiệu quả - Ảnh 2.

4. Ứng dụng e-Learning trong đào tạo nội bộ ngành Tài chính - ngân hàng

Ngành tài chính - ngân hàng đòi hỏi phải đón đầu những công nghệ mới nhất, cập nhật xu hướng thị trường toàn cầu liên tục. Đặc thù của ngành này là nhân sự phải làm việc với những con số, cần độ chính xác cao và phải gặp gỡ với nhiều khách hàng có nhu cầu khác nhau. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân sự không chỉ nắm chắc chuyên môn mà còn cần những kỹ năng mềm linh hoạt. Đào tạo kỹ năng không chỉ diễn ra một vài ngày mà đạt hiệu quả, nó yêu cầu nhân sự phải được học tập và rèn luyện thường xuyên. Nhu cầu đào tạo ngày một lớn dần thì các phương pháp tiếp cận truyền thống không phát huy hiệu quả. Lúc này, ứng dụng e-Learning là giải pháp đào tạo nội bộ, văn hóa doanh nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, tiện lợi và tiết kiệm chi phí với hiệu quả tối đa.

Nhờ công nghệ đám mây, e-Learning giúp phổ biến các tài liệu đào tạo tới các chi nhánh của ngân hàng ngay lập tức. Tài liệu đào tạo trực tuyến luôn có sẵn trên Cloud giúp nhân viên thuộc tất cả các hệ thống có thể được tiếp cận với kiến thức đào tạo nhanh chóng, hiệu quả và đồng bộ. Học tập và đào tạo trực tuyến với các ứng dụng hệ thống e-Learning có thể giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên nhanh hơn, rẻ hơn, và quan trọng nhất là mang lại hiệu quả cao, theo các phương pháp phù hợp với từng nhu cầu, lịch trình và điều kiện của ngành Tài chính – ngân hàng.

Với những lợi ích mà giải pháp đào tạo trực tuyến đem lại, các ngân hàng lớn đã dần thay đổi phương pháp đào tạo nội bộ của mình sang mô hình e-Learning . Những ngân hàng nổi bật đã triển khai thành công và hiệu quả có thể kể đến như ngân hàng TMCP quốc tế VIB, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV.

5. Đào tạo trực tuyến e-Learning cho ngành bảo hiểm

Ngành bảo hiểm có đặc thù là số lượng nhân sự đông, phân bố ở nhiều địa điểm chi nhánh khác nhau và thay đổi liên tục. Bởi vậy việc đào tạo trong ngành gần như là bắt buộc và liên tục. Để có thể truyền tải được hết khối lượng nội dung đào tạo khổng lồ thì không thể chỉ một hai buổi là nhân viên có thể nhớ hết mà cần phải có thời gian. Với số lượng kiến thức lớn, nhiều nội dung đào tạo, các kỳ thi diễn ra thường xuyên thì đào tạo trực tuyến e-Learning là giải pháp phù hợp nhất đối với doanh nghiệp ngành bảo hiểm.

Nền tảng e-Learning trên đám mây sẽ giúp người học hoàn toàn có thể điều chỉnh học theo tốc độ phù hợp với khả năng tiếp thu của mình. Hệ thống e-Learning được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây có tính an toàn, bảo mật cao, tránh khả năng đánh cắp thông tin, thất thoát dữ liệu của doanh nghiệp. Hơn nữa, e-Learning còn giúp nhân viên và người hướng dẫn kết nối làm việc, lưu trữ, chia sẻ, quản lý và cập nhật nội dung đào tạo nhanh nhất. Một trong số những khách hàng đã sử dụng hệ thống e-Learning thành công đó là: BIDV MetLife, bảo hiểm Vietinbank,...

Đào tạo trực tuyến dựa trên công nghệ đám mây đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các ngành nghề, lĩnh vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần có những chiến lược nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng công nghệ đám mây sớm để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh thời đại 4.0.

SHARE