Switch layer 3 là gì? Nên chọn mua nó hay switch layer 2 cho mạng cục bộ (LAN)?
Nếu bạn đang quản lý một hệ thống mạng cục bộ (mạng LAN) tại các doanh nghiệp, tổ chức hay nhà riêng thì không thể không biết switch layer 3 là gì? Bởi switch có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống mạng của một tổ chức. Vì vậy hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về khái niệm, chức năng của switch layer 3, cũng như nên chọn mua nó hay switch layer 2 cho mạng nội bộ nhé!
Switch layer 3 là gì?
Switch có thể hiểu là một thiết bị chuyển mạch, có chức năng kết nối tất cả các thiết bị đầu cuối trong mạng cục bộ lại với nhau. Trong mô hình mạng LAN hình sao, switch giống như một bộ phận trung tâm của mạng, là nơi tiếp nhận các gói tin và chuyển chúng đến các thiết bị khác, từ đó giúp tất cả các thiết bị trên toàn hệ thống có thể giao tiếp được với nhau. Switch bao gồm 2 loại là switch layer 2 và switch layer 3.
Switch layer 2 sử dụng địa chỉ MAC trong frame để xác định đường đi của gói tin, giúp các thiết bị trong hệ thống mạng không cần kết nối trực tiếp với nhau vẫn có thể truyền tin qua lại. Theo thời gian, thiết bị switch layer 2 bộc lộ nhiều khuyết điểm trong việc giải quyết các vấn đề mạng ngày càng phức tạp, vì thế switch layer 3 đã ra đời với những bước cải tiến quan trọng.
Switch có chức năng kết nối tất cả các thiết bị đầu cuối trong mạng cục bộ lại với nhau
Switch layer 3 cũng có đầy đủ chức năng của một switch L2 nhưng được bổ sung thêm bảng định tuyến IP của router ở bên trong. Có thể xem switch layer 3 là những router có tốc độ vượt trội nhưng không có cổng kết nối WAN. Tuy không có cổng kết nối WAN, nhưng nhờ chức năng định tuyến của 1 router, switch layer 3́ vẫn có thể kết nối với các mạng con, Campus hay VLANs. Đồng thời nó cũng đảm bảo routing giữa các mạng, đảm bảo hệ thống mạng hoạt động tốt, ổn định mà không cần thêm router như khi dùng switch layer 2.
Switch layer 3 cũng có đầy đủ chức năng của một switch L2 nhưng được bổ sung thêm bảng định tuyến IP của router ở bên trong
Switch layer 3 có những chức năng nào?
Switch layer 3 có hầu hết các chức năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng, bao gồm:
- Kết nối liên thông với các mạng con khác, mạng VLANs hay Campus nhờ vào tính năng định tuyến router như phần trên đã đề cập.
- Khả năng bảo mật cao trong quá trình truyền tin nhờ vào tính năng ACL. Khi truyền tải dữ liệu, các tập tin được đảm bảo truyền đi đúng địa điểm nên tránh được những rủi ro bị xâm nhập bởi các kết nối bên ngoài.
- Có đủ chức năng của Switch layer 2 và tham gia vào những nhiệm vụ, hoạt động của cả layer 3 và layer 4.
- Giúp tra địa chỉ MAC trên cả bảng CAM và FIB thay vì chỉ trên CAM như switch layer 2.
- Có tính năng phòng ngừa DDoS trên mạng, xác thực 802.1x, phát hiện lặp lại và kiểm tra ARP giúp hạn chế tối đa các rủi ro về bảo mật.
Nên chọn switch layer 2 hay switch layer 3 cho mạng cục bộ?
Không thể phủ nhận rằng switch layer 3 ưu việt hơn switch layer 2 với nhiều tính năng như:
- Thiết bị switch layer 3 có chứa bảng FIB còn switch layer 2 thì không. FIB là bảng chuyển tiếp gói tin bao gồm các thông tin về địa chỉ MAC next hop, địa chỉ IP, IP của next hop, port đích. Nếu switch layer 2 chỉ có thể tra địa chỉ MAC trên bảng CAM thì switch layer 3 có thể tra trên cả bảng CAM và FIB, có nghĩa là tra được cả những địa chỉ MAC đã bị thay đổi (MAC rewrite).
- Thiết bị switch layer 3 có thể cho độ trễ mạng thấp hơn. Vì nhờ vào tính năng định tuyến có sẵn bên trong switch layer 3, các gói tin sẽ được định tuyến mà không cần phải qua bước nhảy mạng cho router như với switch layer 2.
- Ngoài ra, trên switch layer 3 còn có tính năng QoS (Quality of Service) hay ACL (Access Control List) giúp quá trình truyền tải dữ liệu an toàn hơn. Các tập tin được đảm bảo truyền đi đúng địa điểm nên tránh được những rủi ro bị xâm nhập bởi các kết nối bên ngoài.
Chính vì những lợi ích trên mà switch layer 3 được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt trong các hệ thống mạng công nghiệp. Ngoài ra, switch layer 3 còn dùng trong việc phân phối IP hay IP camera trong việc sử dụng âm thanh, video... Thiết bị switch layer 3 thường được sử dụng cho các mạng lớn, phức tạp. Chẳng hạn như khi kết nối các mạng VLANs lại với nhau, lượng dữ liệu được xử lý tại chính switch thay vì là router nên giảm được độ trễ mạng. Chính vì thế, các công ty, tổ chức lớn hầu như đều chọn thiết bị switch L3 thay vì switch layer 2. Tuy nhiên, tiền nào của nấy, switch layer 3 sẽ có giá đắt hơn so với thiết bị layer 2.
Ứng dụng của Switch layer 3
Switch layer 3 được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ định tuyến giữa các VLAN, vì các khu vực, giao lộ hoặc loại dữ liệu khác nhau (video, hình ảnh và tín hiệu) cần được phân vùng. Với việc lắp đặt nhiều camera IP hơn tại các giao lộ, mục đích của việc quản lý giao thông có thể khác nhau, chẳng hạn như xác định biển số hoặc tốc độ của xe.
Switch layer 3 cũng được sử dụng trong các khuôn viên, tổ chức đang phát triển nhanh chóng, cũng như các trung tâm dữ liệu, nơi có liên quan đến mạng mật độ cao. Switch layer 3 còn được sử dụng trong một số mạng WAN mật độ cao bao gồm các bộ định tuyến quá tải.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về thiết bị switch layer 3. Nhìn chung switch L3 có khá nhiều ưu điểm vượt trội hơn switch L2 nên được khá nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được switch layer 3 là gì, chức năng và ưu điểm của nó… Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết bổ ích về công nghệ từ Bizfly Cloud nhé!
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu
>> Có thể bạn quan tâm: Switch là gì? Cách network switch hoạt động
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud