SVG là gì? Cách chuyển đổi SVG sang những định dạng khác

1372
11-05-2022
SVG là gì? Cách chuyển đổi SVG sang những định dạng khác

Hiển thị hình ảnh trên nhiều màn hình với các kích thước khác nhau là một vấn đề nan giải nếu sử dụng CSS thông thường. Cách này khiến người dùng mất nhiều thời gian và công sức hơn, thao tác lại phức tạp, rườm rà. 

Thay vì sử dụng CSS, thủ thuật SVG lại được ưa chuộng hơn cả bởi nó mang đến nhiều tiện ích hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Vậy SVG là gì, khi nào nên sử dụng và cách để chuyển đổi SVG sang định dạng khác như thế nào? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu rõ hơn ngay tại bài viết dưới đây. 

SVG là gì?

SVG là một thủ thuật được dùng để hiển thị hình ảnh đồ họa vector hai chiều trên các trang mạng. Các hình ảnh này khi được hiển thị có thể thu phóng thoải mái mà không làm giảm chất lượng bởi đây là định dạng ảnh vector nên có thể được sử dụng trong nhiều sơ đồ, bản đồ khác nhau. SVG thuộc tiêu chuẩn mở và được quản lý bởi World Wide Web Consortium. Các tập tin có đuôi .svg được mặc định là một tập tin SVG, có thể chia tỷ lệ thành các kích thước khác nhau hay nói cách khác, nó là định dạng không phụ thuộc vào độ phân giải.

SVG là một thủ thuật được dùng để hiển thị hình ảnh đồ họa vector hai chiều trên trang mạng

SVG là một thủ thuật được dùng để hiển thị hình ảnh đồ họa vector hai chiều trên trang mạng

Ưu, nhược điểm của SVG

Cũng giống như các định dạng ảnh khác, SVG cũng có những ưu - nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng.

- Về ưu điểm:

  • Kích thước file nhỏ, dễ nén do ảnh dạng vector nên kích thước file nhỏ hơn một file bình thường. Trong file SVG chưa nhiều mảnh lặp đi lặp lại của văn bản nên ảnh SVG thường phù hợp với các thuật toán nén lossless dữ liệu hơn.
  • Hình ảnh hiển thị trên màn hình Retina đẹp hơn nên không cần tạo một phiên bản x2 Retina cho logo hình ảnh của bạn. SVG có thể phóng to mà không làm chất lượng hình ảnh giảm xuống.
  • SVG cho phép người dùng có thể làm ảnh động nhờ được định dạng thông qua CSS sử dụng để nhúng các hình ảnh trên website. Đồng thời, bạn có thể tùy ý thay đổi các thuộc tính ảnh như màu nền, độ mờ đục, chiều rộng hay vị trí và thêm các hiệu ứng hình ảnh động nhờ sử dụng thư viện JS và CSS.
  • Ảnh SVG được hỗ trợ đầy đủ trên tất cả các trình duyệt bao gồm cả IE9.
  • Độ phân giải SVG là vô hạn, kích thước file nhỏ, có thể nhúng trực tiếp vào HTML với thẻ SVG nên thời gian tải nhanh hơn và không cần tải thêm bản đồ hoạ.

- Về nhược điểm:

  • SVG cần có các công cụ để tạo hình ảnh do nó là ngôn ngữ không được thiết kế để sửa chữa trực tiếp trên mã nguồn nên sẽ khó với những ai chưa thực sự thành thạo.
  • Các chi tiết màu sắc có phần hạn chế hơn so với các công cụ hiển thị hình ảnh khác.
  • SVG còn khá mới nên cần sự hỗ trợ của các trình duyệt mạng để hiển thị tốt hơn. Hiện nay, Firefox đã hỗ trợ tương đối đầy đủ cho SVG nhưng Internet Explorer 8 cùng với một số trình duyệt khác cần có cài đặt plug-in riêng lẻ hỗ trợ.
SVG còn khá mới nên cần sự hỗ trợ của các trình duyệt mạng hiển thị tốt

SVG còn khá mới nên cần sự hỗ trợ của các trình duyệt mạng hiển thị tốt

Khi nào nên sử dụng SVG

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào người dùng cũng nên sử dụng SVG. Nếu bạn ứng dụng SVG để vẽ một hình ảnh phức tạp hoặc thực như ảnh chụp thì chất lượng bản trình bày sẽ rất tệ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng SVG khi sử dụng để thiết kế các trang web đơn giản với hình ảnh tối giản và ít chi tiết phức tạp. Hiện nay, phong cách thiết kế phẳng đang là xu hướng nổi bật nên SVG hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh của mình.

Một số công cụ hỗ trợ SVG

Bạn có thể sử dụng các ứng dụng desktop hoặc trang web miễn phí để hỗ trợ cho SVG.

- Ứng dụng Desktop:

  • Adobe Illustrator
  • CorelDraw
  • Xara
  • InkScape

- Một số trang web miễn phí hỗ trợ SVG:

  • Method Draw bao gồm các tính năng vẽ chính để người dùng chỉnh sửa đồ họa vector hoạt động tương tự như các phần mềm máy tính để bàn. Trang web này có một thư viện hình ảnh vector có các đối tượng được tạo sẵn mà bạn có thể đưa vào và chỉnh sửa trực tiếp trong Canvas.
  • Snap SVG cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và xây dựng các hoạt ảnh SVG, tạo ra các nội dung trực tuyến hay trò chơi online thú vị.
  • Plain Pattern là một công cụ hỗ trợ tạo mẫu mày đơn giản để xuất thành file SVG.
Một số công cụ hỗ trợ SVG

Cách mở file SVG

Muốn mở được file SVG, bạn nên sử dụng một số trình duyệt web phổ biến như Chrome, Firefox, Edge hoặc Internet Explorer để hỗ trợ hiển thị hình ảnh SVG. Người dùng có thể mở, xem file trực tuyến mà không cần phải tải về máy tính hoặc lưu file. Trong trường hợp bạn đã có sẵn file trên máy tính, các trình duyệt web sẽ là công cụ để bạn xem SVG ngoại tuyến khi máy tính không được kết nối mạng. Bạn có thể mở các file đó thông qua tùy chọn Open của trình duyệt bằng cách bấm Ctrl + O.

Các file SVG có thể được tạo ra thông qua ứng dụng Desktop như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Photoshop Elements hay InDesign. Adobe Animate. Vì thế bạn có thể mở file SVG bằng các ứng dụng này. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể mở file SVG trong trình soạn thảo văn bản khá đơn giản.

Cách chuyển đổi SVG sang định dạng khác

Nhìn chung, khi chuyển đổi SVG sang từng định dạng, người dùng lại cần sử dụng các công cụ khác nhau. Dưới đây là một số cách chuyển đổi SVG sang các định dạng khác mà bạn có thể thực hiện.

- Để chuyển đổi SVG sang định dạng JPG hoặc PNG online, bạn cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1, người dùng cần truy cập tới Convertio.
  • Bước 2, để tải trình dữ liệu lên, nhấn vào mục Chọn tập tin.
  • Bước 3, nhấn vào định dạng file cần phải chuyển đổi và bấm chọn Chuyển đổi.
  • Bước 4, chọn vào tải về để hoàn tất quá trình chuyển đổi định dạng file SVG sang các định dạng khác đã hoàn tất.

- Muốn chuyển đổi SVG sang Word, bạn bấm vào hình ảnh SVG, chỉnh sửa bằng cách sử dụng Format tab trên thanh công cụ của Word. Làm tương tự với Microsoft Outlook và Excel.

- Chuyển đổi SVG sang PDF, GIF, bạn có thể sử dụng công cụ trực tuyến như Zamzar hoặc Autotracer.

Như vậy, Bizfly Cloud đã giới thiệu cho bạn những thông tin thú vị để giải đáp cho câu hỏi SVG là gì, cách chuyển đổi qua các định dạng khác nhanh chóng và đơn giản. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hiển thị hình ảnh dạng vector tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí và tốc độ tải nhanh, hãy thử ngay SVG để tăng trải nghiệm tối ưu.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: SVG
SHARE