Sử dụng nhiều môi trường để cải thiện quy trình phát triển

1712
12-04-2019
Sử dụng nhiều môi trường để cải thiện quy trình phát triển

Trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, các nhóm phát triển sản phẩm bắt buộc phải duy trì quy trình làm việc tối ưu nếu họ hy vọng duy trì được sự phù hợp trong thị trường cạnh tranh. Sở hữu một quy trình làm việc được tùy chỉnh tốt không chỉ giúp nhóm làm việc hiệu quả mà còn giúp họ phát triển được một phần mềm đáng tin cậy và kịp thời. Triển khai DevOps đã trở thành một yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ nhóm nào đang duy trì một dự án lớn hoặc làm việc trên nhiều dự án. DevOps cung cấp quy trình và các công cụ giúp các nhóm làm việc hiệu quả. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thêm thông tin qua  bài viết này nhé!

Bất kể quy trình DevOps như nào, các công cụ khác nhau ra sao, thì nhóm đều nên sử dụng nhiều môi trường. Việc này sẽ đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được triển khai và cung cấp cho người dùng.

Ví dụ:

Development: Môi trường phát triển (development environment) sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bug. Tại đây, các developer triển khai mã và kiểm tra mọi tính năng mới được triển khai. Bất kỳ bug nào được tìm thấy đều được xử lý trước khi triển khai lại để thử nghiệm thêm. Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi code sẵn sàng cho giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.

Staging: Khi developer hài lòng với code và cảm thấy khá ổn định, code sẽ được triển khai vào môi trường phân tầng (staging environment) để thử nghiệm thêm. Đây được coi là giai đoạn QA (Quality Assurance). Tester truy cập vào các staging server và đảm bảo ứng dụng hoạt động bình thường. Họ chạy các test case để phát hiện bug và chạy performance test để tìm ra các phần có thể được cải thiện. Bất kỳ bug hoặc cải tiến nào đều được báo cáo lại cho các developer và quy trình được lặp lại cho đến khi code vượt qua giai đoạn staging.

Production: Khi code đã được kiểm tra kỹ lưỡng, nó sẽ được chuyển sang production, sẵn sàng được cung cấp cho người dùng cuối.

Ví dụ trên chỉ là một trường hợp cụ thể cho ba môi trường phổ biến của các dự án phần mềm. Thiết lập có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của dự án và nhóm của bạn. Ví dụ, bạn có thể thiết lập thêm hoặc bớt môi trường, bạn có thể thêm vào môi trường Tiền sản xuất (Pre-production environment) để kiểm tra thêm về code trước khi tiến tới triển khai cuối cùng cho Production. Hoặc bạn cũng có thể thêm những môi trường khác duy trì các Staging và QA environment riêng biệt nơi các developer thực hiện các thử nghiệm tiếp theo (ví dụ: integration test: kiểm tra tích hợp), môi trường Staging và môi trường QA chỉ được sử dụng để kiểm tra đảm bảo chất lượng.

Ưu điểm của việc sử dụng nhiều môi trường

Như đã đề cập, một trong những lý do chính để duy trì nhiều môi trường trong Vòng đời phát triển phần mềm là để đảm bảo rằng phiên bản cuối cùng của sản phẩm được triển khai cho người dùng là không có lỗi hoặc ít lỗi nhất có thể. Ngoài ra việc sử dụng nhiều môi trường không chỉ giúp cải thiện quy trình làm việc chung của nhóm mà còn đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh:

Sử dụng nhiều môi trường giúp một nhóm làm việc hiệu quả

Có nhiều môi trường cho phép một nhóm làm việc và phát triển song song. Nếu có một vài người cùng làm việc với một app, việc sử dụng các môi trường khác nhau cho mỗi nhóm người sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có các môi trường DEV khác nhau (một cho general unit testing, một cho integration testing) và một số môi trường QA (một môi trường để thử nghiệm QA chi tiết, một môi trường để thử nghiệm cấp high-level business bởi những người dùng không có kỹ thuật và một môi trường khác dành cho performance testing). Với thiết lập này, các nhóm thử nghiệm khác nhau sẽ không phải chờ đợi nhau để thực hiện công việc của mình. Một developer có thể chuyển code cho QA và tiếp tục làm việc và kiểm tra code khác, mà không phải chờ QA thực hiện các thử nghiệm và giải phóng môi trường. Việc có nhiều môi trường cũng ngăn ngừa sự chậm trễ trong Vòng đời phát triển phần mềm do các quy trình chiếm nhiều tài nguyên. Ví dụ, quá trình chạy performance test sẽ phải mô phỏng và xử lý một khối lượng test data khổng lồ. Điều này thường ảnh hưởng lớn đến sức mạnh xử lý của máy chủ và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành. Nếu quy trình được cách ly với một Performance testing environment riêng biệt, những tester khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc nàygiữ máy.

Sở hữu nhiều môi trường sẽ làm giảm hoặc loại bỏ downtime, giúp công ty không bị thiệt hại về doanh thu

Trong thế giới kết nối ngày nay, nơi tin tức có thể lan truyền trên toàn thế giới chỉ trong vài giây, việc bảo vệ thương hiệu công ty trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công ty sở hữu một ứng dụng có downtime, nó sẽ nhanh chóng làm khách hàng khó chịu, khách hàng sẽ rời bỏ bạn ngay lập tức. Phần mềm được kiểm tra kỹ lưỡng thông qua nhiều môi trường cho phép bạn cung cấp một sản phẩm đáng tin cậy đến cho người dùng, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và trải nghiệm người dùng. Nếu phần mềm của tổ chức liên quan trực tiếp đến việc đổi tiền, lỗi trong code sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên các khoản thua lỗ. Vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự phá sản rất nhanh của Knight Capital Group, một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Mỹ, đã triển khai code vào production, lỗi xuất hiện, khiến họ mất 460 triệu đô la trong vòng chưa đầy một giờ. Kiểm tra mã trong một môi trường gần giống với production environment có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn phát sinh khi code được triển khai vào production.

Sử dụng nhiều môi trường giúp bảo mật tốt hơn

Để bảo vệ tính toàn vẹn của production data, bạn nên thực hiện giới hạn quyền truy cập. Các thành viên trong nhóm nên có các vai trò và quyền truy cập được xác định rõ ràng đối với các phần khác nhau của hệ thống. Bạn có thể áp dụng việc phân quyền này trong các môi trường. Nếu development và production environments riêng biệt với nhau, bạn sẽ tránh được tình trạng vô tình làm rối hoặc vô tình xóa mất production data. Giới hạn quyền truy cập ngăn thông tin nhạy cảm (ví dụ: mật khẩu và thông tin thẻ tín dụng) rơi vào tay của những người không có ý đồ xấu. Trước đây đã có lần Uber đã đẩy code có chứa mật khẩu lên live environment khiến cho live environment của họ có thể được truy cập bởi bất kỳ ai, ai cũng có thể tải xuống thông tin chi tiết về khách hàng của họ. Nếu các developer của Uber làm việc hoàn toàn trong dev environment sử dụng dev data, thì các dev key được phát hành trên Github sẽ vô hại. Đây là một case study thực tế cho thấy một quyết định sai lầm sẽ gây ảnh hưởng trong production environment như thế nào.

Sử dụng nhiều môi trường giúp tiết kiệm thời gian và giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn

Đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế về tiên phong, tạo nên đòn bẩy tác động tốt đến lợi nhuận. Sử dụng nhiều môi trường khi phát triển phần mềm giúp tiết kiệm thời gian vì không ai trong nhóm phải đợi người khác chia sẻ tài nguyên. Chạy nhiều thử nghiệm cùng một lúc, thay vì một lần thử, kết quả là tất cả các thử nghiệm sẽ được hoàn thành trong một thời gian ngắn. Ngoài việc giúp khởi chạy sản phẩm thật nhanh, sử dụng nhiều môi trường còn cho phép bạn phản ứng nhanh với phản hồi của người dùng và sửa đổi sản phẩm cho phù hợp. Ví dụ, bạn sẽ sử dụng một số môi trường dành riêng để làm việc trên các tính năng dài hạn trong nhiều tháng, một số môi trường khác sẽ được dành riêng để sửa lỗi và cải tiến ngắn hạn. Nếu không có các hệ thống khác nhau cho các ý tưởng dài hạn và ngắn hạn, bạn sẽ rơi vào tình huống không thể khắc phục nhanh các lỗi được xác định trong production system hoặc triển khai được các tính năng do người dùng yêu cầu, điều này sẽ làm khách hàng kém hài lòng, gây tổn hại trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng nhiều môi trường thúc đẩy sự đổi mới

Khi làm việc với nhiều môi trường, nhóm của bạn có thể tự do thử nghiệm trên các môi trường đặc biệt dành riêng cho việc này. Vì không sợ làm hỏng live code, nên nhóm có thể sử dụng một môi trường riêng để kiểm tra ý tưởng và thậm chí triển khai mã đến máy chủ nơi có thể cung cấp cho một số người dùng thử nghiệm, để họ góp ý, đưa ra phản hồi về nó, từ đó nhóm có thể quyết định xem họ có nên thực hiện các thay đổi trên main codebase hay không.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 8 lý do tại sao container tốt cho doanh nghiệp

SHARE